Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Some people bury their heads in the joy of eating and drinking, and waste their life away. Some people practice the Way incorrectly, and cannot attain enlightenment. They don’t know that everyone already has the perfect Bodhi mind and the perfect insightful Prajna. Despite being a hermit, completely or partly, despite being a monk or a layperson, you will attain enlightenment if you realize the original mind. That is originally not male or female, so you don’t have to cling to appearances. Those who don’t understand turn into the three teachings tentatively; those who already understand know that they have realized the same one mind. Those who constantly reflect inwardly will all see the self-nature and become buddhas.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)

NOTE: Human life is precious. Practice the Way correctly and constantly. Don’t waste even a day in your life. Death may come tonight or tomorrow. Actually, death is chewing you in every moment; it is present in your every breath and is not separate from life. Reflect inwardly, watch your every breath constantly, and see what is beyond birth and death. 

Is there the self-nature? When you say you are seeing something you call the self-nature, that thing’s gone instantly. When you say you are feeling the cold wind of the impermanence, and you say that nothing should be called the self-nature, just observe who is feeling and who is speaking there. Is there any difference between the one ‘who is feeling’ and the one ‘who is speaking’? Don’t think. Just observe. It is advised that you should go beyond the Four Sentences; hence, we cannot say that the past, present, and future is existent, or that it is non-existent, or that it is both existent and non-existent, or that it is neither existent nor non-existent. You can experience this advice at any moment. You can see, hear or perceive the river of impermanence that is flowing swiftly through your body and mind: it is beyond words.

Nothing can be seen as the self in your whole body and mind; however, the Buddha never said that "there is no self." The Buddha declined to answer both the questions: "Is there a self?" and "Is there no self?" What is the middle way for both the questions?

In the Heart Sutra, the middle way is said clearly: Form (ie. sight, sound, smell, taste, bodily sensation, mental phenomena) is emptiness, and emptiness is form. Generally, each of the five aggregates (form, feeling, perceptions, volitions, and consciousness) is emptiness and vice versa. You can experience "form is emptiness" at any moment in your life. Suppose that you are watching a rainstorm. You see the raindrops scatter in the air, and every scene you see disappears instantly. You hear the sound of rain on leaves, and every bit of sound you hear vanishes instantly. Then from the emptiness, another scene appears and another bit of sound comes up; they have dependently arisen.

Because everything you see, hear and perceive is reflected via your mind, it is said that your mind acts like a bright, empty, quiet, non-self mirror. You can see so many scenes, hear so many kinds of sound, and perceive varieties of mental states; however, your original mind is always bright (so you can see, hear and perceive again and again), always empty (scenes, sound, and mental states instantly appear and disappear), always quiet (if you are mindful continuously), and always non-self (so your mind takes the forms that you’ve seen, heard and perceived).

The Śuraṅgama Sutra explained very clearly the original mind. A koan raises a question: "What is the sound of one hand clapping?" You know that it takes two hands clapping to make a sound. And then you know that you still hear the soundless after that sound ends. When a sound comes up, your mind takes the form of that sound. When that sound vanishes, your mind is not perceptible; however, the nature of the mind still exists, as the reflecting nature of a mirror.

---  ---

SÁCH TẤN

Hoặc có người vùi đầu trong ăn uống, qua mất một đời. Hoặc có người trên đường tu hành lầm lẫn, mà không thức tỉnh. Đâu biết, tánh giác Bồ-đề mỗi mỗi viên thành, nào hay căn lành Bát-nhã người người đầy đủ. Chớ luận đại ẩn tiểu ẩn, thôi phân tại gia xuất gia. Chẳng cuộc người tăng kẻ tục, chỉ cốt nhận được bản tâm. Vốn không có nam nữ, đâu cần chấp tướng. Người chưa rõ dối chia tam giáo, liễu được rồi đồng ngộ nhất tâm. Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được kiến tánh thành Phật.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)  - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thân người quý giá. Hãy tu học đúng đắn và liên tục. Đừng phí dù một ngày trong đời. Cái chết có thể tới đêm nay hay ngày mai. Thực sự, cái chết đang nhai bạn trong từng khoảnh khắc; nó hiện diện trong từng hơi thở của bạn, và nó không cách biệt với đời sống. Hãy quán chiếu vào tâm, liên tục xem từng hơi thở, và hãy nhìn thấy cái vượt qua sinh tử.

Có cái tự tánh hay không? Khi bạn nói bạn đang thấy cái mà bạn gọi là tự tánh, thì nó lập tức biến mất rồi. Khi bạn nói bạn đang cảm nhận ngọn gió lạnh của vô thường, và bạn nói rằng không có gì nên gọi là tự tánh, hãy quan sát xem ai đang cảm nhận và ai đang nói đó. Có dị biệt nào giữa ‘cái ai đang cảm nhận’ và ‘cái ai đang nói’ đó hay không? Đừng suy nghĩ. Hãy quan sát. Do vậy lời khuyên rằng bạn phải vượt qua Bốn Câu; tức là, chúng ta không thể nói rằng có một pháp nào trong quá khứ, hiện tại và vị lai mà nó hiện hữu (Hữu, Có), hay nó không hiện hữu (Vô, Không), hay nó vừa hiện hữu vừa không hiện hữu (vừa Có, vừa Không Có), hay nó không hiện hữu mà cũng không phải không hiện hữu (vừa Không Có, vừa không phải Không Có). Bạn có thể kinh nghiệm lời khuyên đó ở bất kỳ khoảng khắc nào. Bạn có thể thấy, nghe hay nhận biết dòng sông vô thường đang chảy xiết xuyên qua thân tâm bạn: nó vượt qua ngôn ngữ.

Không có gì có thể xem là tự ngã trong thân tâm của bạn; tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ nói rằng "không có ngã." Đức Phật đã từ chối trả lời hai câu hỏi: "Có phải có một tự ngã?" và "Có phải không có ngã?" Cái gì là trung đạo cho hai câu hỏi?

Trong Tâm Kinh, trung đạo được nói minh bạch: Sắc (tức là, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là không, và Không là sắc. Nói chung, mỗi thành phần trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là rỗng rang, và ngược lại. Bạn có thể kinh nghiệm về "sắc tức thị không" ở bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời bạn. Hãy giả sử rằng bạn đang nhìn một trận mưa bão. Bạn thấy hạt mưa bay tứ tán trong không gian, và từng hình ảnh bạn thấy tức khắc biến mất. Bạn nghe tiếng mưa rơi trên lá, và từng âm thanh bạn nghe tức khắc biến mất. Rồi từ Không, một cảnh khác hiện ra, và một âm thanh khác âm vang tới; chúng xuất hiện theo duyên khởi.

Bởi vì tất cả các pháp bạn thấy, nghe, nhận biết được phản chiếu qua tâm, nên còn nói rằng tâm bạn như một tấm gương sáng, rỗng rang, tịch lặng, vô ngã. Bạn có thể thấy nhiều cảnh, nghe nhiều loại âm thanh, và nhận biết nhiều trạng thái tâm; tuy nhiên, bản tâm của bạn luôn luôn sáng (do vậy bạn có thể thấy, nghe, nhận biết liên tục), luôn luôn rỗng rang (cảnh, âm thanh và trạng thái tâm tức khắc hiện và biến), luôn luôn tịch lặng (nếu bạn tỉnh thức liên tục), và luôn luôn vô ngã (do vậy, tâm bạn được nhận qua cái Sắc mà bạn thấy, nghe, và nhận biết).

Kinh Lăng Nghiêm đã giải thích rất rõ về bản tâm. Một công án nêu một câu hỏi: "Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay?" Bạn biết rằng cần hai bàn tay vỗ mới có âm thanh. Và bạn biết rằng bạn vẫn nghe cái vô thanh sau khi âm thanh kia kết thúc. Khi một âm thanh tới, tâm bạn hiển lộ với cái sắc uẩn của âm thanh đó. Khi âm thanh tan biết, tâm bạn không được nhận ra; tuy nhiên, tự tánh của tâm vẫn hiện diện, như là bản tánh phản chiếu của một tấm gương.

Xem mục lục