_Thưa thầy lúc thực hành con hay lẫn lộn với quan sát tỉnh lặng với cái sự ham muốn thực hiện, quan sát cái tâm mình thì lâu lâu nó cũng khởi ham muốn, thì thầy giảng rõ làm sao để đi đến cái tâm thanh tịnh.
_Thì tất cả cái mình làm đây mai mốt đều là tâm thanh tịnh hết, tất cả việc làm này là thanh tịnh chớ gì nữa. Tất cả là Phật sự, hồi nãy thầy nói rồi, tất cả cái đó là tâm thanh tịnh hết, còn ham gì nữa đâu, tất cả là tâm thanh tịnh hết, phải hông? Giờ này rồi giờ sau, khoảnh khắc này qua khoảnh khắc sau, tất cả đều là tâm thanh tịnh hết, chớ nó đâu phải lúc này thanh tịnh lúc kia không thanh tịnh? Mà tất cả mọi cái ở đây nó đều hiển lộ tất cả ở đây hết rồi. Tất cả Phật pháp nó hiển lộ từ sáng đến chiều và đặc biệt là mình ngồi đây bắt buộc mà dòm nó hiển lộ nè, phải hông? Từ một giờ rưỡi cho tới một giờ rưỡi ngày mai là nó luôn luôn hiển lộ, phải hông? Chớ nó không hiển lộ thì làm chi đây? Ngồi đây làm chi, ra uống cà phê sướng hơn; nó luôn luôn hiển lộ thì mình phải nhạy bén mình bắt gặp trong một chút nào đó, thì mình thấy nó hiển lộ ra. Nó vốn hiển lộ chớ mình cứ bịt mắt mình lại hà, hai mươi bốn tiếng là nó hiển lộ từng giây phút một, nó hiển lộ hiển lộ.
Như thầy nói đây là ông Hải, nó không hiển lộ hả? Bây giờ ông nào cải ông này không phải ông Hải, nó hiển lộ ra vậy thôi; mà nó hiển lộ 24/24 chớ không phải đợi tới giờ phút nào mới hiển lộ đâu. Thành ra bây giờ mình đừng có đổ lỗi cho ai hết, mình phải tin tưởng là nó luôn luôn hiển lộ, là mình bén nhạy; hay là khi ngồi thiền thì cái tâm mình nó bớt lăng xăng hơn thì mình dễ thấy nó hiển lộ.
Chút nữa ngồi thiền rồi thình lình mình mở mắt ra rồi mình thấy: trên là trời dưới là đất, hiển lộ vậy thôi đừng có lộn xộn nữa; đó chút nữa ngồi thiền thì cứ thử đi rồi mình biết. Mình bắt đầu lộn xộn là uổng cho mình, chớ khi mình thấy, cái phút giây ban đầu mình thấy cái gì là hoàn toàn đó, trong kinh điển có nói vậy, “Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe thôi”, ai biểu là sinh sự vô trong đó chi.
Cứ ngồi thiền, thình lình mở mắt ra mình thấy thế giới này mới sinh ra, vũ trụ này mới sinh ra, tôi cũng vừa mới sanh ra, tôi mới thấy lần đầu đây, tất cả mọi sự là như vậy hết.
Thì vậy mấy ông niệm Phật trì chú mới gọi là niệm Phật trì chú chớ, niệm Phật câu trước giống câu sau nó không có gì mới thì niệm làm chi? Mỗi câu mỗi mới, niệm một cái là một vũ trụ sinh ra, niệm một cái là vũ trụ mới sinh ra, mình là kẻ tạo lập ra thời gian chớ không có ai tạo lập ra thời gian cho mình hết, đó là người tự do, còn mặt trời, mặt trăng nó quy định thời gian cho mình thì người đó không tự do.
Niệm một câu là vũ trụ sinh ra, câu thứ hai là vũ trụ khác sinh ra, đó là tịnh hóa trong từng giây phút; bởi vì mỗi giây phút nó tự nó mới thôi chớ không cần gì tới mình hết. Vì mỗi giây phút đều mới nên nó không còn cái chết, không có thời gian, vậy thôi. Phút giây nào hông chết, chết đi sống lại, tái sanh trong từng giây phút.
_Bol có tin hông, Bol hồi nãy hỏi với Bol bây giờ là đã chết mấy Bol rồi đó. Bol đây là Bol mới hoàn toàn.
_Thưa thầy con thấy nó chết, ở trong cái đó nó tiêu tan đi nó không còn nhớ tới là mình đã làm cái đó, nó trôi qua…
_Nó cũng không trôi qua đâu, mỗi giây phút là một mới thôi, chớ không cần trôi qua nó mới mới đâu, mà mỗi giây phút là mỗi mới, nhắm mắt, mở ra thấy mới, nhắm mắt mở ra thấy mới, nhắm mắt mở ra thấy mới…
Tánh Hải Kính ghi
Làm Thế Nào Để Nhận Biết Chính MìnhMột số độc giả có thể vẫn do dự khi thử đặt ra mục tiêu ở trên vì họ không chắc chắn về điều họ
Sỹ Luân từng tự vẫn ở bến Bạch Đằng (VTC News) – Nhạc sỹ “Mắt nai cha cha cha” từng tự tử ở bến Bạch Đằng sau cuộc tình dang dở, may
Thưa thầy, chúng ta vốn là ông chủ nhưng mà do chạy theo khách trần bên ngoài và điên đảo, vậy xin thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con, bớt điên,
Chùa Long Hưng Tên thường gọi: Tổ Đỉa. Địa chỉ: xã Tân Định, huyện Bến Cát, Bình Dương. ĐT: 0650 560523. Chùa toạ lạc ở xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh
Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo dựa vào văn hóa dân gian hiện đại để khôi phục lại tín đồ Hip hop, thời trang , các quán ca phê thiền Nhật Bản (Zen),
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt