Bài Viết (701)


KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên - Thứ Hai Mươi Bảy

661

Đức Phật bảo đại chúng : “Giờ đây ta nhập Niết Bàn.”

Nói vừa xong, đức Phật liền nhập Sơ thiền, xuất Sơ thiền nhập Nhị thiền, xuất Nhị thiền nhập Tam thiền, xuất Tam thiền nhập Tứ thiền, xuất Tứ thiền nhập Không xứ định, xuất Không xứ định nhập Thức xứ định, xuất Thức xứ định nhập Bất dụng xứ định, xuất Bất dụng xứ định nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất Phi tưởng xứ định nhập Diệt tận định, xuất Diệt tận định nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất Phi tưởng xứ định nhập Bất dụng xứ định, xuất Bất dụng xứ định nhập Thức xứ định, xuất Thức xứ định nhập Không xứ định, xuất Không xứ định nhập Tứ thiền, xuất Tứ thiền nhập Tam thiền, xuất Tam thiền nhập Nhị thiền xuất Nhị thiền nhập Sơ thiền.

Đức Thế Tôn thuận nghịch nhập các Thiền định xong, lại phổ cáo đại chúng : “Ta dùng thậm thâm Bát Nhã xem khắp ba cõi tất cả sáu đường chúng sanh, ba cõi này bổn tánh rời lìa, rốt ráo tịch diệt đồng như hư không, không danh, không thức, dứt hẳn các cõi, bổn lai bình đẳng không có tưởng niệm cao thấp, không thấy nghe, không hay biết, không hệ phược, không giải thoát, không chúng sanh, không thọ mạng, không sanh không diệt, chẳng phải thế gian chẳng phải chẳng thế gian, Niết Bàn sanh tử đều không thể đắc, trước sau bình đẳng vì bình đẳng với các pháp, nhàn cư tịnh trụ không có chỗ thi vi, an trí rốt ráo quyết định chẳng thể đắc, từ pháp vô trụ pháp tánh thi vi, dứt tất cả tướng, trọn không chỗ có. Pháp tướng như vậy, ai biết rõ thời gọi là người xuất thế, kẻ chẳng biết như vậy thời gọi là đầu mối sanh tử. Đại chúng phải dứt vô minh, diệt đầu mối sanh tử !”.

Bảo xong, Đức Thế Tôn nhập Thiền định siêu việt : Từ Sơ thiền xuất liền nhập Tam thiền, xuất Tam thiền nhập Không xứ định, xuất Không xứ định nhập Vô sở hữu xứ định, xuất Vô sở hữu xứ định nhập Diệt tận định, xuất Diệt tận định nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất Phi tưởng xứ định nhập Thức xứ định, xuất Thức xứ định nhập Tứ thiền, xuất Tứ thiền nhập Nhị thiền, xuất Nhị thiền nhập Sơ thiền.--------------------------------------------

Nói xong Đức Phật lại nhập Thiền định siêu việt: xuất Sơ thiền nhập Tam thiền nhẫn đến nhập Diệt tận định, xuất Diệt tận định nhẫn đến nhập Sơ thiền.

Nghịch thuận nhập Thiền định siêu việt xong, đức Thế Tôn lại bảo đại chúng : “Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được. Vì cội gốc đã không nên nhánh lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên ngày nay ta an trụ thường tịnh diệt quang gọi là Đại Niết Bàn.

Lúc đó A Nan quá sầu khổ bi ai tâm trí cuồng loạn, như người quá say không còn biết những việc xung quanh, chẳng thấy đại chúng, cũng chẳng biết Như Lai đã nhập Niết Bàn hay chưa.

Đức Thế Tôn nhập siêu Thiền định thuận nghịch ba lần, xem khắp pháp giới ba phen phổ cáo đại chúng, Đức Như Lai lần lượt nhập các Thiền định hai mươi bảy lần như vậy.

661

THIỀN GIỮA ĐỜI THƯỜNG - Ajahn Chah

Không có gì đặc biệt cả Người ta thường hỏi tôi bí quyết để tu học. Phải chăng tôi phải chuẩn bị tâm để thiền định sao? Không có gì đặc biệt ở

16,385
Mindfulness in Plain English - Henepola Gunaratana

Mindfulness in Plain EnglishNăm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới làm sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ

20,335
CHÁNH NIỆM - Chiêm Hà Hải ghi

CHÁNH NIỆMTất cả những tư tưởng, những hình tướng đều là ứng hiện từ Tánh Không chúng sanh ra từ Tánh Không hiện diện cũng trên và trong Tánh Không và rồi

889
La Hán, Bồ Tát, Phật là gì ?

Đúng như vậy, nhiều người hiện nay không hiểu rõ La Hán, Bồ Tát, Phật là gì. Thậm chí có những Phật tử tin Phật đã lâu năm cũng mờ mịt đối

774
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ Tập 3 – PHẨM THAM LUYẾN

Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng bạch Thế

1,273
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc