Other (439)


TỊNH - THIỀN - THIỀN TỊNH SONG TU Bài 3

887

THIỀN TỊNH SONG TU - (Đây là bài thứ ba trong loạt ba bài, mời các bạn)

_Thứ nhất, thiền tịnh song tu như thế nào?

Khi nói đến Thiền Tịnh song tu, Phật tử chúng ta thường hiểu là người vừa tu Thiền song song với tu Niệm Phật tức Tịnh độ. Tuy nhiên, theo sự xiển dương của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, tổ thứ sáu Tịnh độ tông, thì với ngài, ngoài tu thiền, còn mỗi ngày niệm một trăm ngàn danh hiệu đức Phật A Di Đà, ban ngày phóng sanh, ban đêm thì thí thực, trì tụng chú Đại Bi, trì tụng chú Tôn Thắng Đà La Ni, lễ Phật, sám hối, tụng kinh Pháp Hoa, tụng kinh Bát Nhã, tụng kinh Hoa Nghiêm phẩm tịnh hạnh, Tọa thiền, thuyết pháp, mỗi ngày lễ lạy mười vị Phật của mười phương: Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc, Quan Âm, Thế Chí… (Trích trong Hải Ấn - Tịnh Độ Tư Tưởng Luận).
Xem ra chúng ta hiểu Thiền Tịnh song tu quá đơn giản, chỉ là sự kết hợp giữa tu Thiền, và tu Tịnh, nhưng với ngài đây là cách xiển dương mang cả gia tài của Phật giáo đặt vào cuộc đời tu hành của mình và của chúng hội mà ngài hướng dẫn.
Chúng ta nhận thấy, với một người thầy đã chứng ngộ thì mọi phương tiện của Phật giáo đều là cứu cánh, ngài là người am tường kinh Hoa Nghiêm, cho nên lý tánh và sự tướng là một, đây là cách xiển dương trong thực hành để người tu khi chứng ngộ thì sẽ nhận ra lý sự vô ngại.

_Thứ hai,

Trong thời này của ngài (và thực tế hiện nay), có rất nhiều người tu Thiền chỉ chấp lý, chỉ chú trọng tới tánh Không, mà không chú trọng tới sự tướng. Thật ra, tướng và tánh luôn luôn hợp nhất, tánh thì hiển bày tướng, có tướng chứng tỏ có tánh. Cụ thể trong tu hành thì tục đế đang biểu hiện đối với người tu nói lên được, đánh giá đánh được khả năng thâm nhập chân đế của người thực hành.
Tục đế hay thế giới hình tướng là trường đùa của Bồ Tát, người chấp lý quên sự là người tu đã bỏ đi phần tích tập phước đức của mình nơi thế giới này, chỉ chú trọng trí huệ không thì chưa đủ. Và có tu hành được trí huệ đi nữa nó cũng là trí huệ khô, nó hạn cuộc trong cái Không tách lìa thế giới tục đế, còn với Lý Sự vô ngại, thì sự nhịp nhàng giữa lý tánh (trí) và sự được vô ngại, tầm mức của trí huệ được mở rộng, linh hoạt và có hiệu quả trong tích tập cả hai: phước đức và trí huệ, và có ảnh hưởng tốt đến cho mọi người.
Lý sự vô ngại là cách dụng công tu hành để hợp nhất tất cả các tướng hiển hiện lưu xuất từ Như Lai Tạng, cho hành giả một cái nhìn, một lối sống, một quả vị là Như Lai Tạng biểu hiện ra mọi thứ như từ vô thủy đã như vậy; và biểu hiện cỡ nào, với hình thức nào, thì những sự tướng đó cũng giải thoát như Như Lai Tạng.
Vấn đề trọng yếu ở đây là tu hành phải là một hoạt động nhịp nhàng giữa tánh và tướng, giữa lý và sự, giữa chân đế và tục đế. Không lấy không bỏ, đồng bộ như Phật có cả hai sự tích tập: tích tập trí huệ, và tích tập phước đức, cả hai viên mãn thì thành Phật.

Để rõ ràng hơn chúng ta xem Vạn Thiện Đồng Quy Tập, một tác phẩm của sư, trong đó nói thẳng mười nghĩa tu hành trọn vẹn:
1. Lý sự vô ngại.
2. Quyền thực song hành
3. Nhị đế đồng khởi
4. Tánh tướng nhiếp dung, cùng vận động.
5. Thể dụng tự tại (bản thể và tác dụng tự tại)
6. Không hữu tương thành.
7. Kiêm tu chánh hạnh và trợ hạnh.
8. đồng dị nhất trừ (trừ luôn tánh cách đồng nhất và khác biệt)
9. Tánh tu bất nhị.
10. Nhân quả không sai biệt.
Chúng ta để ý trong mười nghĩa tu hành trên, hết chín nghĩa là việc thực hành bao gồm hai lãnh vực gần như tương phản nhau nhưng lại dung hòa nhau, nhiếp nhập nhau. Có thế nhận định, như ban đầu, Như Lai Tạng là nền tảng chung cho cả pháp giới, tùy theo nghiệp chúng sanh mà ứng hiện, và đến đây tùy sự ứng hiện thành các phương tiện, như: trì chú, thiền, tịnh, tụng kinh, lễ lạy sám hối, phóng sanh cúng dường…đó là các phương tiện đang ứng hiện mà Phật tử thực hành tu hành trên đó để tất cả hợp nhất, và hoàn nguyên về Như Lai Tạng.
Trên là mười cách nhìn sự việc từ Như Lai Tạng và biểu hiện của nó, tu hành là tin, hiểu, thực hành hợp nhất nó trong thực hành. Chúng ta thấy câu nào hợp với mình thì thực hành trong tu tập của mình, làm sao cuối cùng chỉ có một vị là Như Lai Tạng dù cách thức ứng hiện của Như Lai Tạng này có như thế nào cũng chỉ có một vị.

Thứ ba,

Vì Thiền Tịnh song tu là tổng hợp tất cả những hoạt động của Phật giáo, cho nên một vị thầy thật sự chứng ngộ và đã nhuần nhuyễn trong tâm giải thoát này mới có thể xiển dương đúng nghĩa Thiền Tịnh song tu như tổ Vĩnh Minh Diên Thọ đã thực hiện, người xưa xem ngài Vĩnh Minh là bậc xuất cách, bậc thạc học, và có công đóng góp vào Phật giáo không thua ngài Trí Khải Đại Sư, người lập ra Thiên Thai tông.
Nói như vậy, cũng có nghĩa là trong đời sống chúng ta hiện nay, những người chứng ngộ thật sự bản tâm và sống nhuẫn nhuyễn trong bản tâm đó, chúng ta vẫn có những vị thầy dạy học trò tu theo cung cách Thiền Tịnh Song tu như người xưa, bởi vì, với một người đã thuần thục tâm giải thoát rồi, khi dạy học trò, thiện căn của họ là Thiền thì dạy họ tu Thiền, thiện căn họ là Tịnh thì dạy họ tu Tịnh, thiện căn họ là đọc tụng kinh điển thì dạy họ tụng kinh, thiện căn họ tu Mật, thì dạy họ tu Mật…ngoài thiện căn đó người thầy còn dạy cho người học làm nhiều việc để tích tập phước đức cho mình, như phóng sanh, cúng dường, lễ lạy… tất cả hành động nào có lợi cho việc tịnh hóa tâm thức dơ nhiễm, nhằm mở mang tâm dính mắc bị đóng kín bởi ngã chấp, và tạo nhiều cơ hội để tiếp cận được bản tánh của tâm, với các ngài đó là phương tiện để dẫn dắt người học trở về tâm bản nguyên Như Lai Tạng.

Thứ tư,

Người tu Thiền chứng ngộ, vẫn cầu vãng sanh, đây là ý nghĩa người vừa tu Thiền vừa tu Tịnh như hỗ mọc thêm cánh. Do có niềm tin sâu vào đại nguyện của Phật A Di Đà cho nên dù có kiến tánh rồi vẫn hướng về Tây Phương vãng sanh để an toàn mà tiếp tục độ sanh theo đại nguyện của Phật A Di Đà.
Xưa nay, ngoài người tu Tịnh Độ cầu vãng sanh thì không bàn tới nhưng có những Thiền sư đã chứng ngộ rồi họ vẫn cầu vãng sanh.

Cuối cùng, Chúng ta học gì trong Thiền Tịnh song tu này?

Qua chủ đề về Thiền Tịnh song tu, chúng ta có một số nhận xét:

Thứ nhất, khi nói đến Thiền Tịnh song tu, người xiển dương phương pháp này phải am hiểu Phật giáo về cả lý lẫn sự, về cả thực hành lẫn am hiểu tất cả kinh điển. Một hành giả gần như vẹn toàn nhiều mặt trong Phật giáo, nhất là phải chứng ngộ và sống thật nhuần nhuyễn với bản tâm.
Thứ hai, Thiền Tịnh song tu không có nghĩa là chỉ có Thiền và Tịnh đi đôi, mà nó đi đồng bộ nhiều pháp môn của Phật giáo trong xiển dương phương pháp này.
Thứ ba, như là hệ quả của các điều trên, người nào chứng ngộ bản tánh, có đại nguyện lớn, thông thạo kinh điển, sống nhuần nhuyễn trong bản tánh; người đó xiển dương Thiền Tịnh song tu, cũng không phải ồn ào là tôi đang xiển dương.
Với một bậc thầy, tùy theo bệnh mà cho thuốc, cho nên hiện tại ở Việt Nam chúng ta cũng có những vị thực hiện điều này, nếu ai có duyên có phước thì sẽ gặp.
Cuối cùng bài học lớn nhất của chúng ta qua hiểu biết Thiền Tịnh song tu là: chúng ta thấy tất cả những gì mà Phật giáo xưa nay đặt ra, nó đều là phương tiện, và khi chúng ta ứng dụng nó thì chúng ta sẽ hoàn nguyên phương tiện về cứu cánh, người tu càng dùng nhiều phương tiện chừng nào, như một chiếc xe có gắn nhiều động cơ chừng nào thì nó chạy càng nhanh chừng đó, nó càng mau hoàn thành sứ mạng của nó.
Thứ nữa, cảm nhận Phật giáo trọn vẹn chúng ta nhận biết giá trị của tất cả mọi phương tiện, phương tiện nào cũng đưa về cứu cánh, chúng ta không có thái độ phân biệt cao thấp giữa các pháp môn, cái nhìn phân phái không nãy sanh. Chúng ta sống, nhìn nhận Phật giáo như một ngôi nhà chung cho toàn nhân loại đang tu hành, mỗi người mỗi pháp phù hợp với khả năng và thiện căn của mình.
Đỉnh núi chỉ có một vị là giải thoát, nhưng đường đi lên đỉnh thì vô số, chúng ta tha hồ chọn và cũng chẳng tuyên bố rằng chỉ có con đường của tôi là độc nhất, bởi vì chúng ta biết tất cả con đường đều đi tới chỉ một cái đích đó là: giải thoát.

Tánh Hải

887

CƠ HỘI HIẾM KHI XẢY RA HAI LẦN TRONG ĐỜI - Tánh Hải

Sau ba lần tổ chức thực hành tu một ngày Chánh Niệm Tỉnh Giác chúng ta đã hưởng ứng được lời chỉ dạy của thầy, chúng ta đã có thay đổi rất

865
Thân Loan Thánh Nhân - DANH TĂNG PHẬT GIÁO - JEAN ERACLE - Nguyễn Xuân Chiến dịch

(Tìm hiểu về Chân tông Nhật bản và vị tổ sư khai sáng)Thân Loan thánh nhân hiển nhiên là một nhân vật phi thường mặc dù Ngài thường tự gọi mình là

1,182
Đối diện với chính mình - CHOGYAM TRUNGPA, Việt dịch : Nhất Như Thị Giới

Biết lắng nghe sự thật, biết quan tâm khám phá chính mình, và ưa thiền định, và ưa vui thiền định, người đó tôi gọi là một chiến sĩ.Có nhiều trường hợp

1,141
Não bộ trong lúc thiền định - MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch

Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền

2,388
Mềm dẻo bộ óc

SGTT.VN - Stephen Hawking luôn tiến lên phía trước bất chấp bệnh tật. Cơ thể càng suy yếu bộ óc càng chói sáng. Hình như bộ óc che chở thân thể ông.

13,266
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc