Ông Tú tài Trương Chuyết đến gặp Thiền sư Thạch Sương (806-888). Sư hỏi: Tên gì?
Ông Chuyết đáp: Họ Trương, tên Chuyết (vụng về).
Sư nói: Tìm cái khéo còn chẳng được, cái vụng từ đâu lại?
Ông Trương Chuyết ngay dưới lời nói khế ngộ, bèn trình kệ:
Quang minh lặng chiếu khắp hà sa
Phàm thánh muôn loài chung một nhà
Một niệm chẳng sanh: toàn thể hiện
Sáu căn vừa động, bị mây mờ.
Đoạn trừ vọng tưởng, càng thêm bệnh
Hướng tới Chân Như, ấy cũng tà
Tùy thuận duyên đời không chướng ngại
Niết bàn sanh tử thảy không hoa.(1)Thiền sư Nghiêu Phong Xiêm thượng đường dạy: Đông qua Thu lại, cửa lâu đài mở toang từ lâu. Nếu vào được chớ có chần chờ. Các thượng tọa! Bước vào được chưa? Như bước vào được thì đúng như cổ nhân nói, “đây là Di Lặc. Cửa nào chẳng Thiện Tài”.Nếu bước vào chưa được, ấy là các Thượng tọa tự mình chạy điên. Chớ có im lặng đứng mãi như vậy! Trân trọng!(2)
Có vị quan hỏi Thiền sư Mục Châu: Ba cửa đều mở, theo cửa nào vào?
Sư gọi lớn: Thượng thơ!
Quan liền đáp: Dạ.
Sư Châu nói: Theo cửa Tin mà vào.
Vị quan lại thấy bức tranh trên tường, hỏi rằng: Hai vị tôn giả trong tranh đối mặt nhau bàn luận chuyện gì?
Thiền sư đánh cây lộ trụ, nói: Trong Ba thân, thân nào chẳng nói Pháp!(3)
CHÚ THÍCH:
(1), (3):Thiền Sư Trung Hoa, HT Thích Thanh Từ
(2): Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Thubten Osall Lama
Lại nữa, Đại Huệ! Các bậc Thanh Văn vì sợ khổ của sanh tử vọng tưởng mà cầu Niết bàn, không biết tất cả tướng sai khác của sanh tử Niết bàn
NỀN TẢNG CỦA TẤT CẢ CÁC PHẨM TÍNH TỐT ĐẸPKhunu Lama Rinpoche[Trích từ “NHỮNG GIÁO LÝ TỪ TÂY TẠNG - Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại” do Nicholas Ribush biên tập]Mục
Một nhà sư bước ra và nói: “Con đã có thể thiền định về tánh Không”.Bạt Đội nói: “Hãy nói cho tôi ông thiền định về tánh Không như thế nào”.Nhà sư
PHẠM CHÁNH CẦNNgài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của
1. Tâm vô niệmLuận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói:“Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt