Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

Giải thích ý nghĩa của ngôn từ -

luận giải về “Bát Nhã Tâm Kinh” (31)

Jamyang Gawai Lodro (1429-1503)

   Xin lưu ý, trong phần Phụ Lục này, tất cả những ghi chú đặt

trong ngoặc vuông [ ] đều đến từ nguyên bản Anh ngữ.

 
Thành kính đảnh lễ gót sen đức Văn Thù Bồ Tát

Con xin tán dương / đức Phật Thế tôn / ngài đã dạy rằng, /

đường tu giác ngộ / chỉ một, không hai; / Chư Phật

mười phương / cùng tất cả những / người con của Phật

/ đều cùng bước trên / con đường tu ấy.

Tán dương Phật rồi, / nay tôi xin thưa / ít lời ngắn gọn /

giải thích ý nghĩa / Tinh Túy Bát Nhã: / kho tàng trân

quí / nhất trong Phật Pháp.

 
 Ở đây, lời giảng về Trái tim Bát nhã gồm bốn phần:

1. Ý nghĩa của đầu đề

2. Lời tán dương của dịch giả

3. Nội dung Tâm Kinh

4. Kết luận

Phần đầu là câu “Trong Phạn tự...” vân vân. Phần này dễ hiểu.

Phần thứ hai, [lời tán dương của dịch giả] là câu “Tán dương

Phật mẫu tôn kính, là Bát nhã ba la mật đa”. Câu này dịch giả

thêm vào.

CHÍNH VĂN TÂM KINH

Phần thứ ba [nội dung Tâm Kinh] gồm hai đoạn:

I. Phần mở đầu, nói về duyên khởi của Tâm Kinh.

II. Nội dung của chính văn Tâm Kinh

KHAI KINH

Phần mở đầu có hai:

A. Khai kinh theo bối cảnh bình thường

B. Khai kinh theo bối cảnh phi thường

Phần đầu [Khai kinh theo bối cảnh bình thường] nhắc đến bốn

yếu tố toàn hảo: “Tôi nghe như vầy” là yếu tố toàn hảo liên

quan đến thời gian ; “đức Thế Tôn” là yếu tố toàn hảo liên

quan đến đấng đạo sư giảng pháp ; “nơi thành Vương xá trên

đỉnh Linh thứu” là yếu tố toàn hảo liên quan đến không gian ;

và “cùng với rất nhiều vị đại tỷ kheo... Bồ tát” là yếu tố toàn

hảo liên quan đến cử tọa nghe pháp. Ðiều này dễ hiểu.

Phần sau [Khai kinh theo bối cảnh phi thường] được nói tới

trong hai đoạn kinh sau đây “bấy giờ đức Thế Tôn nhập chánh

định cảnh giới thậm thâm", và “cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ

tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu

xa, thấy cả năm uẩn đều không có tự tánh.” Ðức Phật nhập

chánh định, gia trì cho cuộc hỏi đáp tiếp theo sau.

NỘI DUNG TÂM KINH

Nội dung của Tâm Kinh, là giáo pháp toàn hảo, gồm bốn phần:

A. Câu hỏi của tôn giả Xá Lợi Phất về phương pháp hành

trì Bát nhã ba la mật đa

B. Câu trả lời của Bồ tát Quan Tự Tại

C. Phật xác nhận câu trả lời của Bồ tát Quan Tự Tại là

chính xác.

D. Người dự pháp hội hoan hỷ, nguyện tin tưởng làm

theo (32).

Phần đầu, [câu hỏi của ngài Xá Lợi Phất] được trình bày

[trong đoạn]: “Lúc ấy, dựa vào lực gia trì của Phật, tôn giả Xá

Lợi Phất hướng về Bồ tát Quan Tự Tại hỏi, “[Kính thưa Đại

bồ tát], Thiện nam hay thiện nữ nào mang chí nguyện hành trì

Bát nhã ba la mật đa sâu xa, phải nên tu như thế nào?” Câu hỏi

đã nêu ra, hỏi rằng những ai có khuynh hướng Đại thừa một

khi đã phát tâm bồ đề rồi, phải tu tập như thế nào trên con

đường của Bồ tát.

Phần thứ hai - câu trả lời - gồm ba đoạn chính:

1. Trình bày cách tu cho người căn cơ bình thường

2. Trình bày qua mật chú cho người căn cơ bén nhạy.

3. Khuyến tu bằng cách tóm tắt đầu đề.

Phần đầu gồm [những đoạn sau đây]:

a. Phương pháp tu học Bát nhã ba la mật đa ở tư lương

đạo và gia hành đạo

b. Phương pháp tu học Bát nhã ba la mật đa ở kiến đạo

c. Phương pháp tu học Bát nhã ba la mật đa ở tu tập đạo

d. Phương pháp tu học Bát nhã ba la mật đa ở cứu cánh

đạo.

TU HỌC TRONG TƯ LƯƠNG ĐẠO VÀ GIA HÀNH ĐẠO

Phần đầu gồm:

(1) Câu chuyển tiếp

(2) Phương pháp hành trì dựa vào thật tánh của sắc, uẩn

thứ nhất

(3) Áp dụng phương pháp nói trên vào các uẩn còn lại.

Phần đầu [Câu chuyển tiếp] được trình bày như sau: “Ðại Bồ

tát Quan Tự Tại đáp: ‘Xá Lợi Phất, thiện nam Thiện nữ nào

phát chí nguyện hành trì Bát nhã ba la mật đa sâu xa, phải thấy

rõ điều này:” Câu khẳng định đây chính là phương pháp hành

trì cho người bước vào tư lương đạo và gia hành đạo được lấy

làm câu chuyển tiếp [từ câu hỏi của ngài Xá Lợi Phất và câu

trả lời của Bồ tát Quan Tự Tại].

Phần thứ hai [phương pháp hành trì dựa vào thật tánh của sắc,

uẩn thứ nhất] được trình bày một cách cô đọng như sau: “đến

cả năm uẩn cũng không có tự tánh” (33).

Thế nào là [các hiện tượng] không có tự tánh? [Trả lời] “Sắc

không có tự tánh; dù không có tự tánh, sắc vẫn là sắc. Tánh-
không không ngoài hợp thể sắc, thật tánh của sắc cũng không

lìa tánh-không" (34). Theo đó nhị đế được trình bày như một

thực tại thuần nhất dưới hai sắc thái khác nhau, từ đó thoát

khỏi hai cực đoan là thường kiến và đoạn kiến.

Thứ ba [áp dụng phương pháp nói trên vào các hợp thể còn lại]

được trình bày trong đoạn “Thọ tưởng hành thức cũng đều

không có tự tánh.” Qua câu này, Tâm Kinh dạy rằng phải xem

các uẩn còn lại tương tự như trên. Ðiều này thường được gọi là

“Bốn tánh-không”, và [cũng] được gọi là bốn đặc tính của

Thâm sâu. Ðiểm quan trọng được nhấn mạnh nơi đây là ở giai

đoạn tích lũy tư lương, hành giả quán tánh-không bằng cách

nghe giảng pháp rồi tư duy suy nghĩi, còn ở gia hành đạo thì

hành giả chủ yếu quán tánh-không bằng hiểu biết đến từ kinh

nghiệm thiền địnhii

TU HỌC TRONG KIẾN ĐẠO

Phần thứ hai [tu học trong kiến đạo] được trình bày trong câu

“Tôn giả Xá Lợi Phất, vì thế mà nói tất cả các pháp đều là

không: không có đặc tính... không thiếu không đủ.” Ðây là

điều thường được gọi là Tám đặc tính của thâm sâui. Xuyên

qua sự phủ nhận tám đặc tính của đối tượng phủ định mà hoàn

thành ba cánh cửa giải thoátii của kiến đạo. Ðiều này được giải

thích trong lời giảng của vị đại sư [Atisha], đã được ngài Ngok

Lekshe ghi chép lại trong một tác phẩm rất cô đọng (35).

“Tất cả mọi hiện tượng đều không” là cánh cửa giải thoát thứ

nhất: cửa Không. Còn năm câu phủ định tiếp theo “không có

tính chất riêng; không sinh, không diệt ; không dơ không sạch”

là nói về cánh cửa giải thoát thứ hai: cửa Vô tướng. Gọi Vô

tướng vì cửa này phủ nhận hiện hữu của năm tướng – không

tướng nhân, không sinh không diệt của quả, không cảnh giới ô

nhiễm, và không cảnh giới thanh tịnh. [Câu] “không thiếu” là

nói về cánh cửa giải thoát thứ ba: cửa Vô nguyện, nghĩa là

không mong cầu kết quả.

TU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN TU TẬP

Phần thứ ba -tu học trong tu tập đạo - bao gồm hai phần:

(1) Cách tu trong tu tập đạo nói chung

(2) Cách tu chánh định Kim Cang

Phần thứ nhất [cách tu ở tu tập đạo nói chung] được trình bày

trong đoạn “do đó mà nói trong không, không sắc, thanh,... và

không cả sự không thủ đắc.” Vimalamitra có thêm vào một

đoạn, và câu kinh trở thành “Do đó mà nói, tại điểm ấy, trong

không, không sắc, thanh...” Theo Vimalamitra, đoạn kinh này

có nghĩa là nhờ phủ nhận tám đặc tính cần phủ nhận mà hành

giả chứng được ba cánh cửa giải thoát, từ kiến đạo bước vào tu

tập đạo, dòng huân tập của tâm thức trở nên liên tục không

gián đoạn.

Tiếp theo là câu hỏi: “Trong tu tập đạo, ngay giữa chánh định,

nhận thức của hành giả lúc ấy như thế nào?” Tâm Kinh đáp: từ

sắc cho đến thủ đắc và không thủ đắc, [các hiện tượng] không

có gì hiện ra cả. Vimala trích dẫn [đoạn văn sau] “thấy mọi

hiện tượng, là thấy tánh-không” (36). Sự không-tìm-thấy năm

uẩn được trình bày trong câu “không sắc, thọ,” cho đến không

“thức”. Sự không-tìm-thấy mười hai xứ được trình bày qua

câu “không nhãn,...” cho đến không “ý”. Sự không-tìm-thấy

mười tám giới được trình bày trong câu “không nhãn giới...”

cho đến không “ý thức giới”. Xin lưu ý là [nguyên văn] tiếng

Phạn có trình bày ngắn gọn các căn và các thức, nhưng dịch

giả cắt gọn ở đây. Tôi thấy vậy cũng đúng.

Sau đó là đoạn “không vô minh...” cho đến “và không diệt tận

của lão tử” trình bày sự không-có-mặt của toàn bộ cảnh giới ô

nhiễm, kể cả duyên khởi ứng vào cảnh giới chứng ngộ cũng

không có trong cảnh giới đại định. Ðoạn “khổ, tập...” trình bày

sự không-có-mặt của Tứ đế, nói cách khác là đối tượng của

con đường tu. Ðoạn “không quán trí...” nói rằng ngay cả con

đường tu cũng không-có-mặt, trong cảnh giới của đại

định (37).

Vimala nói rằng Tâm Kinh có vài bản còn ghi “không vô

minh”. Nếu thật là như vậy thì câu này phải hiểu là đến cả

phản nghĩa của trí tuệ là vô minh cũng không có. Về sau có đại

sư Choje Rongpa có vẻ như thuộc truyền thống cho rằng trong

Tâm Kinh bản tiếng Phạn, trước câu phủ định trí tuệ là câu phủ

định chứng ngộ” (38).

Câu “không thủ đắc” nói về sự không-có-mặt của quả, ví dụ

như [mười] lực, hay [bốn] vô úy. Câu này phải đọc tiếp là “và

không cả sự không thủ đắc.” Vimala giải thích như sau: “phủ

nhận khái niệm về chứng đắc rồi phải phủ nhận cả khái niệm

không chứng đắc.” Vị đại sư Choje Rongpa thêm rằng: “trên

lãnh vực Chân đế thì không có chứng đắc, trên lãnh vực Tục

đế thì cả sự không chứng đắc cũng không có.” Rồi đại sư nói

tiếp, cần phải áp dụng ngữ khí này với tất cả [các loại hiện

tượng đã nhắc đến trong Tâm Kinh].

Giải thích trên có vẻ phù hợp với ý nghĩa của câu nói sau đây

của Vimala “phải hiểu đoạn kinh này vén mở ý nghĩa thâm

diệu, vượt thoát cực đoan duy vật và phỉ báng nhờ siêu việt tất

cả trí tuệ, vô minh, thủ đắc và không thủ đắc.” Tuy nhiên,

đoạn kinh này chính là để giải thích rằng ngay khi đang nhập

đại định, quán chiếu chân cảnh giới, nhận thức về sắc sẽ hoàn

toàn không có, đây là điều thiếu sót trong kiến giải của ngài

Choje.

Theo đó, câu khẳng định là trong nhận thức của người nhập

đại định, hoàn toàn không có gì cả - kể cả năm uẩn, mười hai

xứ, mười tám giới, mười hai chi duyên khởi, bốn đế, tính chất

của đường tu, chứng đắc đạo quả và không chứng đắc đạo quả

- so với câu khẳng định tất cả đều không có tự tánh, cả hai câu

khẳng định này mang cùng một ý nghĩa. Là vì khi dùng trí giác

để quán sát chân cảnh giới, nếu thấy có sắc thì đương nhiên

sắc phải có tự tánh. Vậy nói tóm lại, đoạn kinh này dạy rằng

hành giả trong tu tập đạo phải trú trong chánh định, đồng vị

với Như, siêu thoát phân biệt, ví dụ như khái niệm về sắc, vân

vân.

Phần thứ hai [cách tu chánh định Kim Cang] được trình bày

như sau: “Tôn giả Xá Lợi Phất, vì không thủ đắc nên Bồ tát y

theo Bát nhã ba la mật đa, an trụ nơi đó.”

Ý này được trình bày trong đoạn: “Vì tâm không chướng ngại

nên không khiếp sợ, vượt thoát mê lầm, đạt cứu cánh niết

bàn.”

TU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN CỨU CÁNH

Vimala nói rằng hành giả dần dà thoát khỏi sợ hãi phát sinh từ

bốn vọng tâm nhờ tuần tự loại bỏ những chướng ngại thô và tế

của mười địa Bồ tát nói trong kinh Giải Thâm Mật. Nhờ vậy tự

siêu việt và đạt vô trú niết bàn (39). Ðại sư Choje Rongpa giải

thích đoạn này như sau “vì tâm không còn chướng ngại chấp

ngã, nên không còn khiếp sợ trước tánh-không,” giải thích như

vậy có vẻ như tự ý thêm thắt chữ nghĩa.

Ðể tóm tắt phần trên, có thể nói [đoạn kinh này] trình bày

những điều [sau đây]: trong tư lương đạo và gia hành đạo,

hành giả Bát nhã nhờ nghe, nhờ suy nghiệm, và rồi nhờ kinh

nghiệm thiền định; qua kiến đạo, hành giả phủ nhận tám đối

tượng phủ nhận để thành tựu ba cánh cửa giải thoát. Vào tu tập

đạo, hành giả dẹp sạch loạn tưởng, ví dụ như khái niệm về sắc,

vân vân, và tiến dần đến địa Bồ tát thứ mười. Khi ấy, mọi ô

nhiễm hay tập khí ô nhiễm của mỗi địa trong mười địa Bồ tát

đều đã quét sạch, hành giả đạt đến địa vị của “ba [mục tiêu] vĩ

đại (40)”.Ðó là năm giai đoạn tu chứng cho hành giả căn cơ

bình thường.

Sau đó là đoạn “Phật đà cả ba thời gian vì y theo Bát nhã ba la

mật đa, nên được vô thượng bồ đề”, nói rằng cần phải tu Bát

nhã ba la mật đa, vì đây chính là lối đi của mọi đấng Phật đà.

Câu này dễ hiểu.

TRÌNH BÀY QUA MẬT CHÚ CHO NGƯỜI CĂN CƠ

BÉN NHẠY.

Phần thứ hai [Mật chú cho người căn cơ bén nhạy] được trình

bày trong đoạn kinh “Do đó mà biết bài chú của Bát nhã ba la

mật đa... svaha.”

Vì Bát nhã Toàn hảo vốn có khả năng bảo vệ tâm thức, nên ở

đây được gọi là “mật chú” (Mật chú, nguyên văn có nghĩa là

“bảo vệ tâm thức”). Tính chất vĩ đại của mật chú là: “[bài chú]

của đại trí tuệ, tối thượng, đồng bậc với tuyệt bậc, diệt trừ mọi

khổ não”. Và vì mật chú này hoàn thành mọi nguyện vọng nên

gọi là “chân thật”. Mật chú ấy là gì? “Tadyatha”, có nghĩa là,

tương tự chữ om, dẫn vào những gì sẽ được nói tiếp theo sau

[của mật chú]. “Gaté gaté” nghĩa là “vượt qua, vượt qua”.

Chữ gaté đầu tiên có nghĩa là “vượt qua tư lương đạo”, và chữ

thứ nhì có nghĩa là “vượt qua gia hành đạo”. “Parasamgate”

nghĩa là “hoàn toàn vượt qua bờ bên kia, vào tu tập đạo”.

“Bodhi svaha” nghĩa là “vượt đến bờ đại giác ngộ và an trú

nơi ấy.”

Người tu căn cơ bén nhạy chỉ cần dựa vào mật chú là thấy

được đường tu. Ðể nhấn mạnh sự khác biệt so với người tu căn

cơ bình thường, câu này được gọi là “mật chú”. Mật ở đây

không cùng nghĩa với “mật” của bốn tông phái Mật tông. Mặc

dù các thầy dòng Kadam trong quá khứ có đã từng dạy cách

quán tưởng đấng Phật mẫu [Bát nhã Toàn hảo], và tụng mật

chú Bát nhã, nhưng các thầy không bao giờ dạy quán tưởng

chính mình là Phật mẫu. Mặc dù có nhiều người Tây Tạng đã

[lầm lẫn] ban phép quán đảnh [Bát nhã Toàn hảo], thật ra căn

bản của hai pháp tu [là Bát nhã Toàn hảo và Mật giáo] hoàn

toàn khác nhau.

Vì vậy nếu xét chịu khó suy xét nghĩa lý của Bát nhã, bao gồm

bốn đặc tính và tám đặc tính, chịu khó nhớ nghĩ sâu xa về từng

pháp tu trên năm giai đoạn tu chứng, rồi tụng chú này, tán thán

sự thật nơi ấy, và vỗ tay, làm như vậy sẽ nhận được luồng

sóng gia hộ thật lớn. Việc này cũng giống như trong quá khứ,

Ðế Thích [Indra] đã làm tiêu tan sức mạnh của ma vương nhờ

quán niệm về ý nghĩa của thần chú Bát nhã.

KHUYẾN TU BẰNG CÁCH TÓM TẮT ĐẦU ĐỀ

Phần thứ ba [Khuyến tu bằng cách tóm tắt đầu đề] được trình

bày trong đoạn: “Ðại Bồ tát Quan Tự Tại, “Tốt lắm!...” Ðoạn

này dễ hiểu.

Câu nói "không những đấng bổn sư mà tất cả Như lai đều hoan

hỷ" cho thấy Bồ tát Quan Tự Tại đã nói đúng ý thật của Phật.

NGƯỜI DỰ PHÁP HỘI HOAN HỶ, NGUYỆN TIN

TƯỞNG LÀM THEO

Phần thứ tư [Người dự pháp hội hoan hỷ, nguyện tin tưởng

làm theo] được trình bày trong đoạn “Nghe lời đức Thế Tôn

dạy,... tất cả đều hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận và kính cẩn thực

hành.”

Xét theo phần khai kinh ở đầu Tâm Kinh và phần tán dương

[cuối kinh] cho thấy trong số ba loại kinh -Phật cho phép

thuyết, Phật truyền lực gia trì cho thuyết, và Phật tự thuyết- thì

Tâm Kinh là kinh Phật cho phép thuyết. Xét theo phần hỏi đáp

ở giữa thì Tâm Kinh này là kinh Phật truyền lực gia trì cho

thuyết, còn xét theo câu Phật xác định câu trả lời của Bồ tát

Quan Tự Tại thì Tâm Kinh lại là kinh Phật tự thuyết.

Ngoài ra, kinh này còn bao gồm đầy đủ năm yếu tố tuyệt hảo.

Phần khai kinh nói về bốn yếu tố tuyệt hảo liên quan đến đấng

đạo sư, thời gian, không gian, và thính chúng, và phần cuối

Tâm Kinh nói về yếu tố thứ năm là giáo pháp tuyệt hảo.

HỒI HƯỚNG

Nay xin thuyết như sau:

Vì bởi đấng sinh ra

Biển diệu âm vô song,

Đã đích thân gia trì

Cho hai bậc thánh giả:

Là Bạch Liên Hoa Thủ (41),

Và ngài Xá Lợi Phất,

Từ đó phát xuất ra

Đối đáp nhiệm mầu này,

Vậy làm sao có thể

Không phải đúng là lời

Của chính đức Phật dạy.

Nhờ nghe giáo pháp này,

Suy nghiệm giáo pháp này,

Xuyên qua giáo pháp này,

Dù sao chép nhiều lần,

Những dòng chữ trên đây

Vẫn vén mở trọn vẹn

Mọi ý thật của Phật.

Chính khả năng tùy ý

Thị hiện nghĩa chân thật

Là khả năng tuyệt bậc

Của đức Phật Đạo Sư.

Nay tôi xin noi theo

Gót chân đấng từ phụ

Xin quay về nương dựa

Nơi các đấng Thiền Tôni

Nguyện tiếp tục vui cùng

Duyên lành dự pháp hội

Hộ trì cho Phật Pháp (42).

KẾT

Bài lược giảng Bát Nhã Tâm Kinh được pháp sư Jamyang

Gawai Lodro viết lại, dựa theo luận giải Tâm Kinh của

Vimala, trên bài tóm lược của Ngok Lekshe, và bản chú giải



i Văn, tư.

ii Tu.


i Tám đặc tính của thâm sâu là Tám Không, còn gọi là Bát Bất.

ii Ba cánh cửa giải thoát là Tam giải thoát môn.

i Anh ngữ: meditation deities

 

Xem mục lục