Bài Viết (701)


Một Bức Thơ Tán Thán Tánh Không (Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài)

1,402

Con kính lễ dưới chân sen của Tenpai Nyima,
Người không tách lìa với Pháp Vương Longchenpa Rabjam,
Và thấy biết trạng thái tự nhiên của tánh Không 
Của đại dương vô biên những sự vật.

Một lá thơ khuyên bảo con gởi cho người, bà mẹ cao quý Paldzom của con.
Xin hãy nghe một lát và không xao lãng.
Ở đây không có khó chịu gì,
Con thong dong và tự do không phiền lo,
Trong một trạng thái của tâm hoan hỷ.
Mẹ có khoẻ không, mẹ yêu dấu của con ?

Ở đây trong xứ sở Tây phương,
Có nhiều người da trắng và da đỏ,
Họ có mọi loại huyễn thuật và cảnh tượng,
Như bay qua những bầu trời,
Và di chuyển trong nước như cá.
Có quyền hành trên bốn đại,
Họ ganh đua phô diễn những phép lạ
Với muôn ngàn màu sắc đẹp đẽ.
Có nhiều những quang cảnh không cùng,
Như những thiết kế của những màu sắc cầu vồng
Nhưng giống như chỉ là giấc mộng, khi được xét xem,
Chúng là những thấy biết sai lầm của tâm thức.

Mọi hoạt động giống như những trò chơi trẻ nít.
Nếu làm, chúng không bao giờ chấm dứt.
Chúng chỉ là hoàn thành khi mẹ để yên đấy,
Như những lâu đài bằng cát.

Nhưng đấy chưa phải là toàn thể câu chuyện.
Tất cả những pháp của sanh tử và niết bàn 
Dầu được nghĩ là thường còn, chúng không kéo dài.
Khi được khảo sát, chúng chỉ là những hình sắc trống rỗng
Xuất hiện mà không có hiện hữu.
Dầu không thực, chúng được nghĩ là thực,
Và khi được khảo sát, chúng là không thực như một ảo tưởng.

Nhìn ra ngoài, những đối vật xuất hiện,
Và giống như nước trong một ảo ảnh,
Chúng còn huyễn hoặc hơn cả sự huyễn.
Không thực như những giấc mộng và những ảo tưởng,
Chúng giống như một mặt trăng phản chiếu trong nước và những cầu vồng.

Hãy nhìn vào tự tâm mẹ !
Nó có vẻ rất kích động, khi không được khảo sát.
Nhưng khi được khảo sát, không có gì trong đó cả.
Xuất hiện không có thực thể, nó không là gì ngoài trống rỗng.
Nó không thể được nhận dạng và nói, “Nó đây !”
Mà chỉ tan biến và lẫn thoát như sương mù.

Hãy nhìn thẳng vào tất cả những gì xuất hiện
Trong bất cứ nơi nào của mười phương.
Dầu nó có vẻ như thế nào,
Sự vật trong tự nó, bản tánh đích thật của nó,
Là bản tánh như hư không của tâm,
Vượt khỏi sự phóng chiếu và tan biến của tư tưởng và ý niệm.

Mọi sự có bản tánh trống không.
Khi cái trống không nhìn cái trống không,
Có ai để nhìn vào cái trống không như vậy ?
Đâu là chỗ dùng của nhiều thứ phân loại,
Như là “trống không “ và “không trống không,”
Vì đó là cái huyễn nhìn cái huyễn,
Và hư vọng quan sát hư vọng ?

“Bản tánh không cố gắng và như hư không của tâm,
Cảnh giới bao la của thấy biết,
Là trạng thái tự nhiên của mọi sự.
Trong nó, bất cứ điều gì bạn làm đều tốt, đúng,
Dù bạn nghỉ ngơi, bạn luôn thư thái.”
Điều ấy được Jetsun Padmasambhava,
Và đại thành tựu giả Saraha nói ra.

Mọi thiết kế ý niệm
Như là “Nó là hai !” hay “Nó không là hai !”
Rời bỏ các ngài như những con sóng trên một dòng sông,
Để giải thoát một cách tự nhiên tự bản thân chúng.

Con quỷ khổng lồ của tư tưởng vô minh và suy diễn
Làm cho người ta chìm đắm trong đại dương của sanh tử.
Nhưng khi giải thoát khỏi tư tưởng suy diễn này,
Đấy là trạng thái không thể diễn tả, vượt khỏi tâm thức 
ý niệm.

Ngoài chỉ những tư tưởng diễn dịch này,
Không có ngay cả những danh từ sanh tử và niết bàn,
Sự lặng chìm toàn bộ tư tưởng diễn dịch
Là tánh Như của pháp giới.

Chớ làm thêm phức tạp bằng những phát biểu phức tạp,
Cái bindu đơn nhất không do tạo tác này
Là tánh Không, trạng thái tự nhiên của tâm.
Bậc Thiện Thệ, đức Phật đã nói như vậy.

Bản chất của cái gì có thể xuất hiện
Khi chỉ để mặc cho tự nó,
Là cái thấy không tạo tác và không hư hao,
Pháp thân, bà mẹ tánh Không.
Mọi tư tưởng diễn đạt là tánh Không,
Và người thấy tánh Không là tư tưởng suy diễn.
Tánh Không không hủy hoại tư tưởng suy diễn,
Và tư tưởng suy diễn không ngăn ngại tánh Không.
Tánh Không bốn phương diện của bản thân tâm thức 
Là cái tối hậu của mọi sự.
Sâu xa và tịch tịnh, tự do với mọi phức tạp,
Sự sáng tỏ tỏa ngời không hỗn hợp,
Vượt khỏi tâm thức ý niệm lòng vòng :
Đây là chiều sâu của tâm các bậc Chiến Thắng. 

Trong đây không có một vật gì để trừ bỏ,
Cũng không có cái gì cần thiết phải thêm vào.
Chỉ thuần cái vô nhiễm,
Nhìn một cách tự nhiên vào chính nó.

Nói tóm, khi tâm thức hoàn toàn cắt đứt
Những ràng buộc bám chấp vào sự gì,
Thì mọi điểm thiết yếu đều cô đọng trong đó.
Đây là truyền thống của bậc tối thượng Tipola,
Và của đại học giả Naropa.

Một trạng thái tự nhiên sâu xa như cái này
Là trí huệ của đại lạc,
Trong tất cả mọi loại lạc phúc.
Trong tất cả mọi niềm vui sướng hài lòng,
Nó là vua của vui sướng hài lòng tối thượng.
Nó là sự quán đảnh truyền pháp tối cao thứ tư,
Của mọi phái tantra của Mật thừa.
Nó là giáo huấn tối thượng chỉ thẳng.

Tri kiến “sanh tử tức niết bàn,”
Và tri kiến của Đại Ấn, của Đại Toàn Thiện, Trung Đạo và những cái khác,
Có nhiều tên khác nhau,
Nhưng chỉ một nghĩa tinh yếu.
Đây là tri kiến của Lama Mipham

Như một sự giúp đỡ cho vua của những tri kiến này 
Người ta nên bắt đầu với Bồ đề tâm,
Và kết thúc với hồi hướng.
Để cắt đứt bằng những phương tiện thiện xảo
Sự trụ định vào một bản ngã, gốc rễ của sanh tử,
Vua của mọi phương tiện vĩ đại
Là Bồ đề tâm không gì vượt hơn.

Vua của sự hồi hướng toàn hảo
Là phương tiện để tăng trưởng thiện căn.
Cái này là giáo lý đặc biệt của Thích Ca Mâu Ni,
Nó không tìm thấy nơi những bậc thầy khác. 

Để thành tựu giác ngộ viên mãn,
Nhiều hơn thế thì không cần thiết,
Nhưng ít hơn thế thì sẽ không đầy đủ.
Con đường nhanh chóng của ba cái tuyệt hảo,
Được gọi là lòng, mắt và sinh lực,
Là lối đi của Longchenpa Rabjam.

Tánh Không, viên ngọc như ý,
Là bố thí không nhiễm chấp.
Nó là sự trì giới không hư hoại.
Nó là nhẫn nhục không phiền giận.
Nó là tinh tấn không mê lầm.
Nó là thiền định không phóng dật.
Nó là tinh túy của trí huệ bát nhã.
Nó là ý nghĩa của ba thừa.

Tánh Không là trạng thái tự nhiên của tâm.
Tánh Không là sự quy y vô niệm.
Tánh Không là Bồ đề tâm tuyệt đối.
Tánh Không là Vajrasattva ân xá tội lỗi. 
Tánh Không là mạn đà la của những tích tập toàn thiện.
Tánh Không là guru yoga của Pháp thân.

An trụ trong trạng thái tự nhiên của tánh Không 
Là sự “an định” của shamatha,
Và thấy biết nó rõ ràng sống động
Là sự “quán thấy” của vipashyana.

Cái thấy của giai đoạn phát triển toàn hảo,
Trí huệ của Lạc và Không trong giai đoạn thành tựu,
Đại Toàn Thiện bất nhị,
Và bindu đơn nhất của Pháp thân,
Tất cả mọi cái này đều bao gồm trong nó.

Tánh Không tịnh hóa những nghiệp.
Tánh Không xua đuổi những lực lượng che ám.
Tánh Không thuần hóa những quỷ ma.
Tánh Không thành tựu những hóa thần.

Trạng thái sâu xa của tánh Không
Làm khô cạn đại dương tham ái.
Nó phá sụp đổ núi sân giận.
Nó soi sáng bóng tối của ngu si.
Nó làm lặng cơn lốc của ghen ghét. 
Nó đánh bại chứng bệnh của những phiền não.
Nó là một người bạn trong lúc sầu muộn.
Nó hủy diệt tự phụ trong sướng vui.
Nó chiến thắng trong cuộc chiến tranh với sanh tử.
Nó tiêu hủy bốn ma.
Nó chuyển tám pháp thế gian thành vị bình đẳng.
Nó hàng phục con quỷ chấp ngã.
Nó chuyển những điều kiện xấu thành sự trợ giúp.
Nó chuyển những điềm xấu thành tốt lành.
Nó khiến hiển lộ giác ngộ viên mãn.
Nó sanh ra chư Phật ba thời.
Tánh Không là bà mẹ Pháp thân.

Không có giáo lý nào cao hơn tánh Không.
Không có giáo lý nào nhanh chóng hơn tánh Không.
Không có giáo lý nào tuyệt hảo hơn tánh Không.
Không có giáo lý nào sâu xa hơn tánh Không.

Tánh Không là “cái biết một cái nó giải thoát cho tất cả.” 
Tánh Không là đức vua tối thượng của dược liệu.
Tánh Không là cam lồ của bất tử.
Tánh Không là sự thành tựu tự nhiên vượt khỏi cố gắng.
Tánh Không là giác ngộ không thi công.
Bằng thiền định tánh Không 
Người ta cảm thấy lòng bi khủng khiếp
Cho những chúng sanh mê mờ, như chúng ta, trong sự tin vào một cái ngã,
Và Bồ đề tâm khởi lên không dùng sức.
Mọi phẩm tính của con đường và những địa
Sẽ xuất hiện tự nhiên không nỗ lực nào
Và người ta sẽ cảm thấy niềm vui sâu sắc
Khi nhìn luật nhân quả không sai chạy của hành động.

Nếu người ta chỉ có một chốc lát xác tín
Vào tánh Không này
Xích xiềng siết chặt của chấp ngã
Sẽ phá tung từng mảnh.
Đây là lời của Aryadeva.

Còn tối cao hơn cúng dường chư Như Lai và con cái của Ngài
Tất cả những hằng sa cõi Phật,
Đầy ắp với sự cúng dường của chư thiên và loài người,
Là thiền định về tánh Không.

Nếu công đức của sự an trụ nhất như 
Chỉ một khoảnh khắc trong trạng thái tự nhiên này
Mà có được hình sắc cụ thể,
Thì cả không gian không chứa đựng nổi nó.

Bậc không ai sánh trong các hiền triết, Thích Ca Mâu Ni,
Để đạt đến tánh Không thậm thâm này,
Đã ném thân ngài vào những giàn lửa,
Cho đi đầu ngài và tay chân,
Và thực hành hàng trăm khổ hạnh khác.

Dầu cho bạn chất đầy thế giới này 
Với những đống khổng lồ những tặng vật vàng ngọc,
Giáo lý sâu xa này về tánh Không 
Dù để tìm kiếm nó, cũng rất khó tìm thấy.
Điều này được nói trong Trăm Ngàn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật. 

Để gặp được giáo lý tối thượng này
Là sức mạnh rực rỡ của công đức 
Của nhiều kiếp không thể tính đếm.

Tóm lại, nhờ vào tánh Không.
Người ta, vì sự lợi lạc của chính mình,
Được giải thoát vào cảnh giới của Pháp thân vô sanh,
Cái giác ngộ viên mãn rõ ràng
Của bốn thân và năm trí.
Sự phô diễn không ngăn ngại của Sắc thân
Bấy giờ sẽ không ngừng lưu xuất để chỉ dạy cho người nào cần,
Bằng cách khuấy động những chiều sâu của sanh tử vì lợi lạc cho những người khác,
Qua hoạt động tự nhiên thường trực, cùng khắp.
Trong tất cả kinh và tantra, điều này
Được nói là quả rốt ráo.

Làm sao một người như con có thể nói thành lời
Tất cả những lợi lạc và công đức từ đó,
Khi bậc Chiến Thắng, với lưỡi kim cương của ngài,
Không thể làm cạn kiệt chúng, dù ngài có nói trong suốt 
một kiếp ?

Bậc vinh quang, bậc thầy tối thượng,
Ngài ban cho những lời dạy về tánh Không,
Xuất hiện trong hình thức một con người,
Nhưng tâm ngài thật sự là một vị Phật.

Không có dối trá và đạo đức giả,
Hãy khẩn cầu ngài từ sâu thẳm lòng mình, 
Và không cần một thủ đoạn nào khác,
Mẹ sẽ đạt đến giác ngộ ngay trong đời này.
Đây là viên ngọc hiẹân thân của tất cả,
Được dạy trong những tantra của Đại Toàn Thiện.
Khi mẹ đang có viên ngọc này trong lòng bàn tay,
Chớ để nó uổng phí một cách vô nghĩa.

Giống như những sao trên bầu trời, sự học hỏi 
Sẽ không bao giờ chấm dứt qua những nghiên cứu.
Ích gì mọi thứ phồn tạp 
Nhiều giáo lý thỉnh cầu xin và thọ nhận ?
Ích gì mọi thực hành không thể cao hơn tánh Không ?

Chớ nhắm đến có nhiều trang phục khổ hạnh,
Như cầm gậy và đeo dây hay mặc da thú.
Để cho con voi tự trở vào nhà mình
Chớ đi tìm dấu chân nó trong núi sâu.

Hỡi mẹ, hãy tham thiền tinh túy của tâm,
Như nó được dạy bởi guru, bậc nắm giữ kim cương,
Và mẹ sẽ có tinh túy của tinh túy
Của tất cả tám vạn bốn ngàn giáo lý.
Nó là cam lồ cốt tủy của triệu triệu 
Những bậc thành tựu và hiểu biết.
Nó là sự thực hành tối hậu.

Lời khuyên bảo này từ cốt lõi tấm lòng
Của nhà sư hỏng chuyện, Jamyang Dorje,
Là cái thanh tịnh nhất của tinh túy thanh tịnh 
Từ bindu của máu đời con.
Bởi thế hãy giữ nó trong lòng, hỡi mẹ.

Những lời khuyên bảo tâm huyết ít ỏi này
Được viết ra trong một xứ sở đẹp đẽ,
Thành phố của bầu trời xanh rộng mở
Ganh đua với sự rực rỡ của những cõi trời.

Gởi đến Chokyi Nodzom thuần thành,
Bà mẹ yêu quý của con,
Và đến những đệ tử sùng tín của tôi.
Tôi trao tặng lá thư khuyên bảo này.

Lá thư này cho những đệ tử được viết bởi một người mang danh là “Khenpo,” người Tây Tạng, Jamyang Dorje, trong Thung Lũng cỏ Dordogne của Đại Lạc, nước Pháp, bên kia đại dương về hướng tây.

Nguyện phước đức và tốt lành từ đó !

Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài
Dịch bởi Erik Hein Schmidt và biên tập bởi
Ani Lodroš Palmo và Ward Brisick

1,402

Chứng Nghiệm về Ngộ (Satori) - CỦA MORINAGA

Khi tôi trở thành một tăng sĩ và gia nhập thiền viện, tôi đã ước ao thật mãnh liệt, hơn bất cứ thứ gì trên đời, là làm sao được giác ngộ.

1,030
CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU TRONG PHẬT GIÁO - Fabrice Midal (Hoang Phong chuyển ngữ)

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾUTRONG PHẬT GIÁO Fabrice Midal(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của người dịch : Trong một quyển sách nhỏ « Phật Giáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme,

14,294
Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội - Việt dịch: Sư Bà Hải Triều Âm

Pháp môn Niệm Phật ước lược có hai: phổ niệm và chuyên niệm. Kinh Quán Phật Tướng Hải và kinh Phật Bất Tư Nghì Cảnh Giới dạy phổ niệm. Kinh A Sơ

1,191
Bồ Đề Tâm và Chấp Thủ

Bồ Đề Tâm và Chấp ThủCó rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng

19,031
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC Dịch giả: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nếu người trì Pháp HoaThân thể rất thanh tịnhNhư lưu ly sạch kiaChúng sanh đều ưa thấy.Lại như gương sáng sạchĐều thấy các sắc tượngBồ Tát nơi tịnh thânThấy cả vật trong

796
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,491
Chùa Việt
Sách Đọc