Tin Tức (680)


TƯ TƯỞNG TỰ GIẢI THOÁT

596

_Thưa thầy, thầy giảng về tâm tìm nó thì không thấy nó đâu hết, thông thường người nào cũng nói là mình có tâm hết, nhưng mà theo cách thầy dạy nãy giờ thì theo người thông thường là: người ta nhận tâm là cái biểu hiện của hình tướng của tâm, chớ không phải như thầy nói cái tâm là nó không có gì. Thành ra đó là một điều rất khó chấp nhận cho …
_Bởi vậy mình phải tin rồi mình phải… ví dụ đơn giản như mình cứ nhận cái tâm của mình là những hình tướng, những chuyển động của tâm phải hông? Thì mình soi rọi lại coi những chuyển động đó có thật là chuyển động không? Cái hình tướng của tâm nó có thật là chuyển động không? Không, phải hông? Những ý tưởng của mình mình tưởng nó động lắm nhưng thiệt ra nó không có động, bởi vì mình không đi sâu, mình cứ sợ những tư tưởng ác ôn này nó kéo mình đi; nhưng mà mình đi sâu vào tư tưởng mình sẽ thấy, tư tưởng đó nó không từ đâu đến và nó cũng không đi đâu hết, phải hông? Cho nên nó không chuyển động.
Một ý tưởng của mình nó không từ đâu đến và nó không đi đâu hết. Thành ra cái đó là cái mà Tây Tạng nó gọi là: “Một ý tưởng nó tự giải thoát chính nó” là vậy. Nó không từ đâu đến hết, ý tưởng mình khởi lên thì mình coi, coi thử cái ý tưởng đó nó khởi lên từ đâu, ở đâu nó khởi ra?
Nó khởi từ hư không, nó khởi từ bầu trời tâm và nó hiện diện một chút rồi nó tan biến; thành ra cái ý tưởng đó nó không khởi từ đâu hết, nó cũng không tan biến vô đâu hết.
Thì mình phải thấy cái này bằng cái nhìn sâu sắc của mình, chớ không phải nhìn thoáng qua rồi nghe nói vậy rồi mình để chơi đâu; mình tìm, tìm cho tới tận cùng.
Bởi vì đơn giản, thầy hay nói đó:

Trước khi một niệm khởi lên thì đó chính là bản tâm.
Khi một niệm khởi lên đó cũng chính là bản tâm.
Và khi một niệm nó không có nữa, nó tiêu tan thì nó cũng vẫn là bản tâm.

Mình cứ thí nghiệm, chớ nói, nói không được đâu! Nói là mình nói chơi vậy thôi chớ mình phải thí nghiệm.
Tìm coi thử, bây giờ thầy đố trong này một ý tưởng khởi lên, thầy đố ông nào ý tưởng đó khởi lên từ đâu?
Đó chính là cái vô sở trụ, không chỗ trụ của ý tưởng, phải hông? Bây giờ cho khởi niệm lung tung đi. Bây giờ hỏi: cái ý tưởng đó nó khởi lên từ đâu? Do cái gì mà khởi ra, do đâu? Mà, không có từ đâu hết!
Thành ra nếu như mình thấy bản chất thật của ý tưởng, thì ý tưởng như vậy, cái niệm của mình như vậy, nó vốn tự giải thoát.
Mình không siêng năng mình làm việc với nó, chớ kinh điển nói rất rõ ràng, là một ý tưởng không khởi lên từ đâu hết, và không tan biến đi đâu hết.
Rất rõ ràng thành ra mình phải tìm cho nó tới cuối cùng, bây giờ một ngày mình khởi lên biết bao nhiêu ý tưởng nhưng mình thấy rõ ràng ý tưởng của mình nó không có gốc rễ gì hết. Chắc là nó không có gốc rễ, nó mọc lên như ở giữa trời vậy thôi; thành ra trong kinh mới nói như hoa đốm trong hư không vậy đó. Nó không khởi lên từ đâu hết, nó như ở trên trời dòm lâu thì thấy có hoa đốm tùm lum, rồi mình nói gốc rễ nó ở đâu… không có ở đâu hết.
Thành ra phải tra xét cho kỹ nhìn cho kỹ, Phật giáo gọi là quán sát là vậy đó. Quán là nhìn cho kỹ, không phải dòm qua thôi là xong đâu. Ví dụ con vi trùng như vi trùng sida chẳng hạn nhiều khi biết là có con vi trùng đó mà phải nhìn cả năm trường mới thấy nó nhúc nhích cái con gì đó. Và khi thấy nó, nó y như trái chôm chôm vậy có gai đồ, mình phải nhìn lâu.
Mình phải tự hỏi mình ý tưởng này xuất phát từ đâu? Gốc rễ nó ở đâu, cội nguồn nó ở đâu, mình sẽ thấy không có cội nguồn; và cái câu mà trong kinh Kim Cương nói đó, “Ưng vô sở trụ như sanh kỳ tâm” (hãy sanh tâm ở chỗ không trụ). Một ý tưởng nó chính là vô sở trụ, nó không có trụ ở đâu hết, khi mà mình tìm thấy nguồn gốc của nó thì mình thấy nó không có trụ ở đâu hết; nó không có nguồn gốc nào hết, nó không có nguồn gốc làm gì mình phải sợ nó?

_Bạch thầy con thấy cái bản tâm, cái hư không của tâm người ta dễ gần gũi dễ nhận thấy, nó dễ nhận thấy và mình sống với bản tâm đó, hư không đó, không có một vật trong đó và nó tự tiêu dung.
_Nó không có gì hết cho nên nó có thể chứa mọi vật, mình cứ thí nghiệm, tại sao tâm mình nó tùm lum nhưng mà nó không chứa cái gì hết?
Hồi sáng mấy vị đi từ Cần Thơ lên thì nó chứa cầu Cần Thơ này nọ, lên đây thì nó chứa cái khác; nhưng mà thật sự ra nó không chứa cái gì hết. Cho nên mai về cũng lại thấy cái cầu Cần Thơ cũ, rồi trên này nó biến mất, nó không chứa cái gì hết. Rồi lên đây thì dưới kia biến mất, vậy thôi; và tất cả những hình bóng, những ý tưởng đó mình thấy rõ ràng nó không có mọc rễ ở đâu trong cái đất tâm của mình hết. Nó là không có chỗ trụ, nó không có gốc rễ nào trong đất tâm của mình hết.
Nên nhớ kinh điển bên Nguyên Thủy hay nói vô thường là vậy, vô thường là nó có cái không gian đó (không chỗ trụ) nó mới vô thường được chớ nó không có cái không gian đó lấy đâu nó vô thường.
Thí dụ đơn giản, như thầy để cái tay thầy bên này thầy đưa qua, đưa về cũng thế thôi, phải hông? (Thầy đang đưa tay qua lại trước mặt chúng để dạy) Tâm mình đâu phải thầy đưa tay qua về là cái tâm mình nó thay đổi đâu, nó vẫn thế thôi.

_Thưa thầy cho con hỏi, vừa rồi thầy dạy là khi nhìn thẳng bản tâm, thì tâm trống rỗng là bản tâm, và khi không nhìn thẳng vào tâm thì tâm nó có tư tưởng khởi lên. Con xin hỏi là khi tư tưởng khởi lên làm cách nào để thấy được bản tâm?
_Thì bây giờ bước thứ nhất là mình đã tin cái bản tâm mình là trống không chưa? Mình tin trống không thì những tư tưởng đó nó sẽ tự động nó lùi mất hà. Bởi vì mình nhìn ra mặt thật của anh là mày cũng chẳng có gì hết, mắc gì tao phải bận rộn với mày cho mệt, phải hông? Quan trọng nhất là mình thấy bản tâm mình thật sự, nó trống không thì những cái ý tưởng của nó nó tới nó lui tùy theo cái duyên cái nghiệp của nó mà mình không bận rộn gì với nó đâu. Lúc đó bản tâm vẫn là bản tâm thôi. Cái tấm gương… ai lăng lăng chạy tới chạy lui, pha trà pha nước gì đó kệ họ; ông thì nấu ăn, ông thì đi uống cà phê, tấm gương vẫn là tấm gương thôi.
Thành ra không đặt vấn đề khi mình thấy cái tấm gương trống không, mình không đặt vấn đề là tư tưởng khởi lên mình có thấy bản tâm hay không? Bản tâm là bản tâm thôi, mình không có đặt vấn đề nó khởi hay không khởi gì hết. Bản tâm là bản tâm thôi, còn chuyện anh nào khởi anh đó ráng chịu. Nó theo cái nhân duyên của nó, quan trọng là mình phải thấy được cái bản tâm của mình trống không, nó không chứa chấp cái gì hết. Mà khi mình thấy thật sự vậy rồi thì tất cả những thứ khác tư tưởng đồ vậy, lần lần nó vô ích hà, phải hông?
Thành ra như trong Đại Toàn Thiện đó, nó nói cái tâm mình y như cái nhà nó trống không như vậy đó. Nó trống không như vậy thì anh ăn trộm anh vô anh dòm tới dòm lui, không có chuyện gì thì anh đi ra. Mà anh đi vô anh đi ra thì anh đó đâu gọi là ăn trộm. Ăn trộm là phải lấy cái gì mình mới rình nó chớ nó vô nó không thấy thứ gì hết nó đi ra thì mình vẫn vậy thôi, phải hông? Chỉ có mình bắt đầu đối xử với nó, là mình có cái gì đó, mình thấy thằng cha này vô đáng nghi ngờ quá mình phải rình nó, thì đó là bắt đầu lộn xộn. Còn không có gì hết, thì dầu một anh ăn trộm cũng trở thành hiền lành bởi vì cũng là người bình thường thôi. Anh đi vô anh không thấy có gì thì anh đâu phải là ăn trộm nữa và anh đi ra.
Quan trọng nhất là mình phải đạt tới cái đó. Còn đặt vấn đề là: có ăn trộm rồi thì sao? Có ăn trộm thì cái nhà trống vẫn là cái nhà trống hà. Còn mình có cái gì là mình thấy anh nào mình cũng nghi hết. Thấy trong này đồ quý không, có anh nào lắp ló thì mình để ý, vô trong này thì mình hết ngủ rồi. Mình canh à. Chớ mình không có gì thì mình tự nhiên thôi, anh vô anh thấy cũng không có gì, anh đi, thật ra người đó không thể gọi là ăn trộm được. phải hông?

_Thưa thầy con hỏi theo chú đó, tư tưởng nó khởi lên thì khi đó cái tư tưởng nó chính là bản tâm có phải không ạ?
_Thì y như mình đạt tới vàng bốn số chín rồi thì cái gì sản xuất ra cũng là vàng bốn số chín. Mình đâu có chì kẽm đâu, mình chỉ có vàng thôi thì sản xuất ra cái gì cũng là vàng hết.
Cái tâm mình đã thanh tịnh rồi thì thứ gì mình sản xuất ra cũng đều thanh tịnh hết. phải hông?
Rồi thôi, tới giờ rồi mình nghỉ năm mười phút rồi chút nữa tụng kinh.

Tánh Hải Kính ghi

596

HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CHÚNG TA - Richard H. Thaler, Cass R. Sunstein

Richard H. Thaler được nhiều người xem là cha đẻ của kinh tế học hành vi, một môn khoa học bao gồm tâm lý học, hành vi tiêu dùng và kinh tế

1,027
Đại sư Garchen Rinpoche viếng thăm chùa Tây Tạng tại Bình Dương

Đại sư Garchen Rinpoche viếng thăm chùa Tây Tạng tại Bình DươngĐại sư Garchen Rinpoche thuộc dòng truyền thừa Drikung Kagyu đã tới thăm và trao đổi kinh nghiệm tu tập với

18,059
TỰ HỌC - Quotes

Tự học, theo một nghĩa tự bạn học không có ai dạy, thì có một giá trị khổng lồ. _Robert Kraft📚 Chỉ trong toán học và vật lý học mà qua tự

1,043
Dự án đem thiền chánh niệm vào trường học

GNO - Dự án Chánh niệm trong trường học, có trụ sở tại Vương quốc Anh, là một trong nhiều sáng kiến mang thiền chánh niệm vào các lớp học trên thế

1,517
TRI ÂN - Tánh Hải (Ghi)

(Thông thường chúng ta tri ân một vị thầy là mang ơn người đã dạy dỗ mình, nhất là vị thầy đó là người khai thị cho mình, tuy nhiên, thầy dạy

1,044
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,326
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,742
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,655
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,422
Chùa Việt
Sách Đọc