Lại nữa, Đại Huệ! Các bậc Thanh Văn vì sợ khổ của sanh tử vọng tưởng mà cầu Niết bàn, không biết tất cả tướng sai khác của sanh tử Niết bàn đều là vọng phân biệt mà có, thật ra vô sở hữu vậy. Các vị vọng suy tính rằng thời vị lai các căn và cảnh diệt, đó là Niết bàn, không biết cảnh giới của trí tự chứng do chuyển y tạng thức là Đại Niết bàn. Những người ngu si kia nói có ba thừa, không nói ngoài tâm không có cảnh giới.
Đại Huệ! Những người kia không biết chư Phật quá khứ vị lai hiện tại đều nói cảnh giới là tự tâm, họ bám giữ cảnh ở ngoài tâm, thường luân chuyển trong sanh tử không dứt.
Lại nữa Đại Huệ! Chư Như Lai quá khứ vị lai hiện tại nói tất cả pháp chẳng sanh. Vì sao thế? Vì cái mà tự tâm thấy chẳng phải có tánh, lìa có cho nên vô sanh, như sừng thỏ, ngựa… mà người ngu vọng chấp. Chỗ tự chứng thánh trí này chẳng phải là cảnh giới của người ngu phân biệt chia hai. Đại Huệ! Thân thể, tài sản, thế giới… tất cả đều là ảnh tượng của tạng thức, sở thủ năng thủ cả hai đồng thời hiện, những người ngu kia theo hai kiến chấp sanh trụ diệt, ở trong đó mà vọng khởi phân biệt có không. Đại Huệ! Ông nên chuyên cần tu học nghĩa này.
Trích “ Kinh Nhập Lăng Già”
Nền Tảng Bổn Nguyên : Tinh túy của nó vốn thanh tịnh như một pha lê vô nhiễm. Nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Bản tánh của nó
Bốn vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả. Từ là ái niệm chúng sanh; thường tìm việc vui thích an ổn làm lợi ích cho chúng sanh. Bi là mẫn nhiệm
Chữ tâm ấn là dấu hiệu của tâm (theo tự điển Phật học của Đạo Uyên). Như vậy, tâm ấn của chư Phật là tâm giải thoát mà chư Phật ba đời
Tất cả chư Phật trong ba đờiỞ nơi thế giới khắp mười phươngTôi đem thân ngữ ý sạch trongKhắp lạy chư Phật không hở sótHạnh nguyện Phổ Hiền lực oai thầnPhân thân
Tác giả: DZOGCHEN PONLOP RINPOCHE|Nguồn: https://www.lionsroar.com/break-the-chains-of-thought/Chúng ta đều là những công dân của Thời đại Thông tin, khi mà những dữ liệu yêu cầu sự chú tâm tràn ngập và bản thân sự chú
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt