Tiến sĩ B. Alan Wallace là một học giả, một nhà thuyết pháp, đã viết và dịch nhiều sách về Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới mẻ để hòa nhập việc tu tập Phật giáo với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức.
**********************************
Đức Phật đã nói về năm yếu tố của thiền định (dhyana). Đây không phải là một trạng thái xuất thần, mà là một sự nhận thức rõ ràng, thông thái, tập trung vào ổn định, không chịu ảnh hưởng của sự dao động thôi thúc hay là sự buông lỏng. Năm yếu tố đó là:
1. Ý tưởng có đối tượng
2. Ý tưởng được duy trì
3. Sự khỏe mạnh
4. Sự An Lạc
5. Sự chú ý tập trung
Liên quan với năm yếu tố của thiền định là năm chướng ngại cho việc đạt tới sự ổn định ấy, đây là những ám tối làm lu mờ trạng thái nền tảng của ý thức. Đó là:
1.Sự lờ đờ buồn ngủ
2. Sự hoài nghi
3. Tà ý
4. Sự kích thích và tội lỗi
5. Sự đam mê dục lạc
Chúng ta thấy rằng mỗi yếu tố cần thiết cho việc thiền định đối kháng một cách tự nhiên với một chướng ngại tương ứng theo thứ tự trình bày ở đây.
Yếu tố đầu tiên, ý tưởng có đối tượng, đòi hỏi một sự gắn bó có chủ ý của tâm trí với một đối tượng, giống như việc dùng búa gõ vào một cái chuông vậy. Yếu tố này chống lại sự lờ đờ buồn ngủ trong năm chướng ngại đối với việc thiền định. Chỉ bằng cách hướng đầu óc và một đối tượng rồi gắn bó với nó bằng sự sáng suốt và tỉnh táo, sự chú ý sẽ được khơi dậy và những ám tối của sự lờ đờ buồn ngủ sẽ được xua tan.
Yếu tố thứ hai cho sự ổn định tâm trí, ý tưởng được duy trì, đòi hỏi một sự gắn bó liên tục, có chủ ý với đối tượng. Nó không bao gồm sự suy nghĩ bắt buộc hoặc những liên hệ tùy tiện, mà là một sự chú ý được điều khiển và tập trung, giống như tiếng ngân vang vẫn còn kéo dài sau khi gõ chuông. Ý tưởng duy trì có khả năng chống lại sự hoài nghi - đầu óc chao đảo, không yên ổn và không gắn bó với nhiệm vụ được giao. Đầu óc chịu ảnh hưởng của sự hoài nghi, hay sự bấp bênh không chắc chắn, sẽ phá hỏng bất cứ công việc gì bạn định làm, dù là khai trương một doanh nghiệp, hoặc quyết tâm tu hành. Người Tây Tạng nói rằng thiền định với một tâm trí như thế chẳng khác nào ra sức tỏ một sợi chỉ bù xù qua một lỗ kim nhỏ.
Yếu tố thứ ba để thiền định là cảm giác mạnh khỏe sinh ra từ một tâm thức cân bằng sâu xa, một tâm thức ổn định cho việc hành thiền.Nó không dựa vào một điều gì, không thấy "vui" vì một thứ gì hay một sự kiện nào. Mà đúng hơn, nó sinh ra từ chính bản chất của tâm trí khi nó không bị mất cân bằng về khả năng chú ý hoặc cảm xúc. Cảm giác lành mạnh này dĩ nhiên trái ngược với sự ác, Vốn là chướng ngại tai hại nhất trong năm chướng ngại. Không những nó gây rối loạn sâu xa cho tâm thức, mà nó còn gây rối loạn cho cuộc đời. Hãy theo dõi tâm trí mình mỗi khi nó chịu khuất phục sự giận dữ, sân hận, hoặc tà ý. Hãy theo dõi, phải chăng những phiền não này sẽ luôn luôn khởi sinh khi bạn thấy bất hạnh hoặc thất vọng. Tà ý và tự lành mạnh bốn loại trừ lẫn nhau. Cái này phải biến mất đi trước khi cái kia xuất hiện.
Yếu tố thứ tư có thiền định là sự an lạc. Trong quá trình thiền chỉ, khi bạn đi dần đến chỗ tạo ra một sự ổn định của quá trình hành thiền, một cảm giác hạnh phúc sẽ càng lúc càng tràn ngập thân thể và tâm trí. Sẽ không có được điều này nếu bạn đang có một ý nghĩ hạnh phúc hoặc đang trải nghiệm một dục lạc. Thứ hạnh phúc rõ ràng này sinh ra từ bản chất sự nhận thức, đơn giản chỉ vì đầu óc bạn đang được an định vững vàng. Hạnh phúc là một triệu chứng của tâm trí khi nó lành mạnh và cân bằng. Sự bồn chồn, lo âu, không thỏa mãn, chán chường, và thất vọng tất cả đều là những triệu chứng của một tâm trí không cân bằng và phiền não.
Hạnh phúc đương nhiên trái ngược với kích động và tội lỗi. Trong thuật ngữ Phật giáo, từ tích động không phải để chỉ tất cả các trạng thái kích động của tâm và chỉ riêng những trạng thái gây ra bởi sự tham dục và chấp thủ. Tại sao chúng ta khao khát hoặc thèm muốn bất cứ điều gì? Vì dự đoán rằng điều đó sẽ đem lại hạnh phúc! Nhưng nếu hạnh phúc đã có rồi thì đâu còn cơ sở cho sự kích động? Trong cùng loại chướng ngại này, người ta còn kể thêm mặc cảm tội lỗi. Sự hối hận có thể là điều lành mạnh. Nó có thể dẫn đến một sự cân bằng lớn hơn về mặt tinh thần và những tương tác hài hòa với người khác. Nếu bạn đã từng đối xử thô bạo với người khác, hoặc cảm thấy hối hận sau đó và mong muốn sửa chữa sai lầm là một điều tốt. Nhưng hối hận cũng có thể biến thành xấu hổ và mặc cảm tội lỗi ám ảnh, và khi có điều này thì nó sẽ gây cản trở cho việc tu tập nói chung, đặc biệt là cho việc rèn luyện thiền định. Thuốc giải độc tự nhiên cho điều này là sự an lạc. Bạn không thể thấy mặc cảm tội lỗi khi tâm trạng tràn đầy hạnh phúc. Một trong hai thứ phải ra đi.
Yếu tố thứ năm của thiền định là sự chú ý tập trung. Ở đây tâm trí được thư giãn, ổn định, sinh động, và không bị mất cân bằng giữa kích động và buông lỏng. Một sự tập trung chú ý như vậy tự nhiên sẽ đối nghịch với sự tham dục, vốn sinh ra từ cảm giác khao khát, không thỏa đáng, và không mãn nguyện. Khi sự chú ý hoàn toàn cân bằng với từ tập trung thì cảm giác thèm khát đối với những kích thích dục là sẽ không còn nữa. Giờ đây, tâm trí bạn đã được điều chỉnh tốt nên không cần đến cội nguồn bên ngoài cho hạnh phúc và thỏa mãn của nó. Nó đã trở thành cội nguồn cho niềm vui và sự mãn nguyện của chính nó đây là một tâm thức lành mạnh, và là một nền tảng không thể thiếu cho việc bắt đầu các bài tập nội quán để khảo sát bản chất của thực tại.
Trích " Hạnh Phúc Đích Thực"
Người dịch : Chương Ngọc, NXB Hồng Đức, 2005.
Bước đầu tiên để loại bỏ khổ đau là từ bỏ bám chấp vào cuộc đời này. Toàn bộ cuộc đời của chúng ta, từ ngày lọt lòng mẹ đến ngày chúng
Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê
Dục vọng có thể được lầm là đức tin.🔸 Ái luyến có thể được lầm là từ bi.🔸 Ý niệm về cái Không do trí thức dựng lập có thể được lầm
Dòng Truyền Thừa Gelug Gelug có nghiã là Hạnh Đức và còn được gọi là dòng Hoàng Mão (Mũ Vàng)... Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện nay là vị lãnh
Luận Đại thừa Khởi tín có nói về điều này. Mà thực ra, mọi kinh luận Đại thừa đều có nói về con đường hay những cấp độ tương ưng với tánh.
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt