Tin Tức (680)


THIỀN VÀ GIÁO

627

_Thiền với giáo sau này mới chia ra, rồi ông nào mà đọc kinh đó là giáo, mình để ý Thiền lúc đầu tiên kinh điển họ rành lắm, bằng cớ là trong Pháp Bảo Đàn Kinh bao nhiêu kinh trong đó, phải hông? Đại Bát Niết Bàn, Duy Ma Cật, Bồ Tát Giới, có đề cập trong đó hết, ngài Lâm Tế cũng vậy, ngài nói đến ba thân, đó là kinh Đại Thừa chớ gì nữa, rồi ngài nói tới Tịnh Độ, ngài nói đủ thứ hết, chứng tỏ những vị đó rất rành kinh điển, ngay cái: “Bất lập văn tự giáo ngoại biệt truyền” đó, sau này mới đặt ra chớ không phải Bồ Đề Đạt Ma đặt ra đâu.
Bởi vì anh muốn lập tông riêng thì anh phải tách biệt cái kia, tách biệt mọi thứ, tách biệt là đẩy nó vô thua mình.
Thầy nói vậy đó, mấy ông mà Thiền Thiền, nói thẳng ra tông Hoa Nghiêm nó tự chấm nó là cao nhất, nó đẩy Thiền tông xuống là hạng hai, Thiền tông là Đốn giáo còn nó là Viên giáo, chẳng có ông thiền sư nào mà dám bát cái đó hết, mình đọc mình phải hiểu vậy đó.

_Hoa Nghiêm tông là số một.
_Hoa Nghiêm là số một nó là Viên giáo vì nó có cả đốn trong đó nữa, mà Thiền tông chỉ có đốn mà không có phần của Hoa Nghiêm, thành ra nó gồm Viên giáo, Đốn giáo, Biệt giáo, Thông giáo…Thiệt ra Thiền mới có Đốn giáo. Thành ra mình thấy mấy cái đó từ Hoa Nghiêm tông đặt ra, tại sao không có ông thiền sư nào dám cãi lại. Anh đánh số một là Viên giáo thứ hai mới Đốn giáo, rồi thứ ba mới Thông giáo, Biệt giáo đồ gì đó, thì mình thấy rõ ràng kinh điển đâu phải là thường đâu. Họ dựa vào kinh Hoa Nghiêm họ lập ra Hoa Nghiêm tông họ nói Hoa nghiêm là Viên giáo.
_Nhưng mà con thấy trong kinh có nhiều câu nó còn hơn công án của mấy thiền sư chớ có phải chơi đâu.
_ Bởi vậy, hồi đó thầy nói với một anh, ông lậm ba cái ngữ lục quá, thầy nói thật đơn giản, lời Tổ sao mà hơn lời Phật được, bây giờ đưa bất kỳ lời Tổ, nếu cái ông nào mà có đọc lời Phật rõ ràng thì ông thấy là nó nằm trong đó hết.
Không có ngoài nổi, không cách gì vượt hơn nổi hết, ông có nói trời trăng gì cũng không vượt hơn nổi, đưa cây phất tử lên người ta cũng thấy là nó nằm trong kinh nào đó. Mà trong kinh Phật nói không có cụ thể như vậy.
Xin lỗi chớ đưa cây phất tử lên là “Sắc tức thị Không” chớ gì nữa, phải hông? Đưa cây phất tử là sắc nó hiển bày cái tánh Không ra. Chớ ông có làm trời gì nó cũng không ra khỏi kinh đâu.
Rồi thứ hai nữa, mình thấy ngay cả các vị Thiền sư Trung Hoa không có vị nào dám đặt Tổ trước Phật, các vị Thiền sư hay dùng cái chữ Phật Tổ lắm. Nó rất rõ ràng nhiều khi mình đọc mà mình không hiểu, mình cứ cho cái tôi của mình, cái gì là của mình là số một thôi. Thật ra Phật rồi mới Tổ.
Thứ ba, Thầy để ý mãi cho tới cái thời chia làm năm phái Thiền vẫn dính dáng với kinh điển rất nhiều, rồi sau này họ không cần dính dáng với kinh điển nữa, họ ghép vào những điển tích của văn hóa Trung Hoa, vì vậy mà mình đọc thiền ngữ về sau mà mình không hiểu nghĩa, mình phải mở những điển tích của Trung Hoa mình mới hiểu, ví dụ như công án: Cô Thanh thoát hồn. Mình phải tra tự điển coi cô Thanh là như thế nào. Trong khi đó kinh nó nói thẳng dầu là người Việt Nam hay người Trung Hoa hay người Nhật Bản đều hiểu hết, còn bây giờ nó càng tách lìa với giáo thì nó càng đi vào cái văn hóa Trung Hoa, bắt buộc người học phải qua văn hóa Trung Hoa, như cô Thanh đó bây giờ thầy cũng không hiểu, vì thầy làm biếng tra tự điển lắm.
Mấy ông đọc không để ý Thiền nguyên chất của nó trong ba quyển của Hòa Thượng Thanh Từ, nó chỉ nằm trong quyển một và nữa quyển một thôi, sau này nó đi vô ngôn ngữ, mình thấy cơ phong vấn đáp đi vào ngôn ngữ nhiều lắm, hồi xưa họ chỉ nói một hai câu là tối đa. Sau này là đối đáp qua về, qua về rất nhiều nó thiên về ngôn ngữ. Thời ngài Mã Tổ, ngài nói đến câu thứ hai, giỏi lắm là câu thứ ba không có câu thứ tư, còn sau này cứ đối đáp qua về qua về, mình không hiểu, không hiểu bởi vì không phải mình không hiểu mà bởi vì dùng quá nhiều điển tích, thế thôi. Như nói Giang Nam, mình đâu biết Giang Nam là chỗ nào, mình để ý đó, mình coi mình thấy Thiền nó xuống cấp là sao, là cái thời thịnh vượng của nó nằm trong cuốn một, tới cuốn hai là nó biến tướng, tới cuốn ba càng xa rời kinh điển, mình không nói những vị đó không có ngộ, có ngộ nhưng mà nó rắc rối quá.
Để ý coi, cũng giống như tham thoại đầu, thật sự ra tham thoại đầu nó không có trong Thiền, nên nhớ năm phái đó không bao giờ nói đến chuyện tham thoại đầu hết. Sau ngài Lâm Tế tới đời của ngài Hoàng Long mới có tham thoại đầu, và tới thời của ngài Đại Huệ thì nhất định phải tham thoại đầu.
Cho nên, cái thời thịnh vượng của Thiền là được chỉ thẳng, chớ không phải tham thoại đầu, sau này nó xuống cấp rồi mới tham thoại đầu.
Và bây giờ lại gọi tham thoại đầu là Tổ Sư Thiền, người ta lại hiểu tham Thoại Đầu là Tổ Sư Thiền là hiểu sai.
Thầy thấy trong mười kiết sử (sự trói buộc sai sử), thì tà kiến là đứng sau cùng, bởi vì người tu có chánh kiến là rất khó, người có chánh kiến là người thật sự ngộ cho nên trong thứ tự nó mới đứng sau cùng. Cái mà ngài Lâm Tế gọi là “Kiến giải chân chánh” đó.

Tánh Hải Kính ghi

627

PHẨM TÍNH VÀ TIỀM NĂNG

_Thưa thầy, trong kinh Lăng Nghiêm dạy, có những cấp bậc tu sẽ có những tà kiến cản trở con đường đi của mình, nếu lòng bi và trí huệ của mình

555
Bát Nhã và Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã và Bát Nhã Tâm KinhBát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh là một cuốn Kinh rất phổ cập trong mọi giới Phật Tử. Các Tông phái như Thiền Tông,

18,767
NHỮNG BÀ MẸ PHẬT - Thị Giới

NHỮNG BÀ MẸ PHẬT - Thị GiớiỞ một mức độ nào đó, Mẹ đã là vị Bồ tát trong ý nghĩa ban cho và dạy chúng ta tình thương không điều kiện.

977
Vĩnh Long: Nhất tâm hướng về Ân Sư nhân lễ khánh tạ Bảo tháp Chân Nguyên

Vĩnh Long: Nhất tâm hướng về Ân Sư nhân lễ khánh tạ Bảo tháp Chân Nguyên  Ngày 07/8/2013, nhằm ngày 01/7/Quý Tỵ, Thiền Viện Sơn Thắng (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long)

12,381
Từ "sát na đốn ngộ" đến thời gian khoảnh khắc và yếu tố bất ngờ trong thơ Haiku Nhật Bản- Hoàng Xuân Vinh

Phương Tây có rondeau, ballad, sonnet…Phương Đông có Đường thi, cổ phong, có sloka, có Sijo, lục bát…đều là những thể thơ cổ ngắn gọn, nhỏ nhắn, xinh xắn như lá trên

1,721
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc