QUÁN SÁT VỀ SINH THÀNH VÀ HOẠI DIỆT
1
離成及共成
是中無有壞
離壞及共壞
是中亦無成
21.1
Không có cái gì sinh thành và cùng nhau sinh thành,
Thì ở đó chẳng có gì để hủy hoại được.
Không có cái gì hủy hoại và cùng nhau hủy hoại,
Thì ở đó cũng chẳng có gì để sinh thành.
2
若離於成者
云何而有壞
如離生有死
是事則不然
21.2
Nếu chẳng có cái gì được sinh thành,
Thì làm sao có cái gì hủy hoại được?
Cũng như: Chẳng có cái được sinh ra, mà lại có cái phải chết đi,
Thì việc này hẳn không thỏa đáng.
3
成壞共有者
云何有成壞
如世間生死
一時俱不然
21.3
Nếu sinh thành và hủy hoại cùng tồn tại,
Thì làm sao tồn tại sinh thành và hủy hoại?
Cũng như: Thế gian này, Tử có cùng một lúc với Sinh,
Việc này hẳn nhiên không thỏa đáng.
4
若離於壞者
云何當有成
無常未曾有
不在諸法時
21.4
Nếu không có cái gì bị hủy hoại,
Thì làm sao có cái sinh thành được?
Vô thường chưa bao giờ tồn tại,
Khi nào, nơi nào chẳng có gì tồn tại .
5
成壞共無成
離亦無有成
是二俱不可
云何當有成
21. 5
Thành và Hoại không cùng nhau tồn tại,
Cũng không tồn tại không cùng nhau.
Vậy thì cả hai đều không thể tồn tại được,
Thì làm sao có cái gì đang thành và đang hoại?
6
盡則無有成
不盡亦無成
盡則無有壞
不盡亦不壞
21.6
Nếu tất cả đều có chỗ tận cùng, thì chẳng có gì được thành.
Nếu tất cả đều không có chỗ tận cùng, thì cũng chẳng có cái gì thành được.
Nếu tất cả đều có chỗ tận cùng, thì chẳng có cái bị hoại cả,
Nếu tất cả đều không có chỗ tận cùng, thì cũng chẳng có gì bị hoại đi.
7
若離於成壞
是亦無有法
若當離於法
亦無有成壞
21.7
Nếu không tồn tại Thành và Hoại,
Thì cũng không có cái gì tồn tại cả.
Nếu không có cái gì tồn tại cả,
Thì cũng không tồn tại Hoại và Thành.
8
若法性空者
誰當有成壞
若性不空者
亦無有成壞
21.8
Nếu tồn tại là cái gì rỗng không,
Thì nó không có gì để thành hay hoại.
Nếu tự tính của nó không rỗng không,
Thì cũng không có gì thành hay hoại được.
9
成壞若一者
是事則不然
成壞若異者
是事亦不然
21.9
Nếu Thành và Hoại là một thể đồng nhất,
Thì điều này không thỏa đáng.
Thành và Hoại nếu là hai thể dị biệt,
Thì điều này cũng không thỏa đáng.
10
若謂以眼見
而有生滅者
則為是癡妄
而見有生滅
21.10
Nếu dựa vào những gì con mắt trông thấy,
Mà cho rằng có cái sinh khởi và có cái hoại diệt.
Thì hẳn do vốn mê mờ ảo vọng,
Mà trông thấy có khởi sinh diệt hoại.*
______*"Thì hẳn con mắt ấy vốn mê mờ ảo vọng, Mà những điều trông thấy có khởi sinh diệt hoại". Hán văn: "則為是癡妄,而見有生滅-Tắc vi thị si vọng, nhi kiến hữu sinh diệt". Hai câu này nội hàm ý nghĩa bổ sung có ở kệ 3, Phẩm 17: Trong cấu tạo của những điều kiện nhận thức (Ngũ Ấm-五陰) của con người, đã có sẵn những nhân tố tác động (Ý hướng tính hoặc A-lai-da thức, Nghiệp thức...), khiến những gì được thụ nhận từ những cơ năng nhận tri (mắt, mũi, tai...cho đến ý thức) đều bị biến dạng không còn là cái gì chân thật như vốn là thế nữa. Xem chi tiết ở chú thích kệ 3, Phẩm 17.
11
從法不生法
亦不生非法
從非法不生
法及於非法
21.11
Tồn tại tự nó không khởi sinh từ tồn tại khác,
Cũng không sinh khởi từ cái vốn không tồn tại.
Từ chỗ vốn không tồn tại thì không sinh khởi được
Cái gì tồn tại và cái gì vốn không tồn tại.
12
法不從自生
亦不從他生
不從自他生
云何而有生
21.12
Tồn tại không tự nó sinh khởi ra nó,
Cũng không khởi sinh từ tồn tại khác nó.
Không tự nó sinh khởi, không khởi sinh từ cái khác,
Thì làm sao có được sinh khởi?
13
若有所受法
即墮於斷常
當知所受法
為常為無常
21.13
Nếu mọi tồn tại mà con người ta có thể nhận thức (Thụ-受) được, là có thật (Hữu-有),*
Đều rơi vào quan niệm Thường Trụ luận hay Đoạn diệt luận.
Nên biết rằng: Mọi tồn tại mà con người ta có thể nhận thức được,
Đều thường có và vô thường.
______*"Mọi tồn tại mà con người ta có thể nhận thức được". Hán văn: "Sở Thụ Pháp-所受法": cái gì mỗi người thụ nhận được. Ở đây, chữ "Thụ, Thọ-受": 1. Thụ nhận, nghĩa thông dụng, 2. Thọ-受: một trong những khái niệm thường được sử dụng nhất trong kinh điển với quá nhiều nghĩa, những ý nghĩa này liên kết với: Những điều kiện tương tác- Duyên-緣 và Những điều kiên nhận thức-Ngũ Ấm-Ngũ Ấm-五陰... Trong tương quan này, thì "Sở Thụ Pháp-所受法" có thể hiểu theo nghĩa rộng nhất mà từ này có thể có: Tất cả mọi tồn tại mà con người ta có thể nhận thức được trong tương quan với thế giới mình đang sống, trong tương quan tương tác. Trung Luận không đi sâu vào từng khái niệm tế vi bằng cách phân tích như Duy Thức, mà ngược lại, phương pháp luận của nó tổng hợp những khái niệm thâu tóm về một mối, để "đập" một lần cho dễ. "Cái chày Kim Cương", thủ pháp của Nagarjuna chỉ nhắm vào những cái cốt lõi được gom lại một chỗ, và "đập một cái" thì mọi cái liên hệ đều nát hết, chứ phân tán nhỏ ra chi ly, thì "đập" biết bao giờ?______
14
所有受法者
不墮於斷常
因果相續故
不斷亦不常
21.14
Những gì con người ta có thể nhận thức được,
Ngoài phạm vi quan niệm Thường Trụ luận và Đoạn Diệt luận,
Vì tương quan Nhân-Quả nối tiếp nhau vô tận,
Nên chúng không đứt đoạn cũng không thường hằng.
15
若因果生滅
相續而不斷
滅更不生故
因即為斷滅
21.15
Nếu Nhân và Quả, cứ sinh ra rồi cứ diệt đi,
Thì chúng nối tiếp nhau mãi mãi không gián đoạn.
Nếu cái gì diệt đi mà không sinh ra thêm,
Thì ở đó, mắc xich nhân tạo tác bị đứt đoạn.
16
法住於自性
不應有有無
涅槃滅相續
則墮於斷滅
21.16
Mọi tồn tại đều tự nó tồn tại,
Không liên can đến khái niệm "Có" hay "Không Có".
Một khi cả khái niệm "Niết Bàn" cũng không còn,
Thì tiến trình nối tiếp ("Nhân Quả", "Luân Hồi") ấy tự nó bị triệt tiêu.
17
若初有滅者
則無有後有
初有若不滅
亦無有後有
21.17
Nếu từ ban sơ đã có nhân tố Hoại Diệt,
Hẳn chẳng có gì tồn tại được về sau.
Từ ban sơ nếu đã là Bất Diệt,
Cũng chẳng có gì tồn tại nữa về sau.
18
若初有滅時
而後有生者
滅時是一有
生時是一有
21.18
Nếu thuở ban sơ đầu tiên có Hoại Diệt,
Sau nữa, lại có thêm Sinh Khởi.
Thì khi hoại diệt chỉ có một cái,
Khi sinh khởi cũng chỉ có một cái.
______*Hệ luận từ bốn câu điều kiện này: Một cái gì đó được sinh khởi ra, thì cũng chính cái đó bị hoại diệt đi. Vậy thì rốt cuộc: chẳng có cái gì có thể tiếp tục tồn tại được,_______
19
若言於生滅
而謂一時者
則於此陰死
即於此陰生
21.19
Nếu nói rằng: Sinh Khởi và Hoại Diệt,
Là cái gì đồng thời.
Thì có nghĩa là: Cái mà nhận thức con người cho là "Tử",
Cũng chính là cái mà nhận thức con người cho là "Sinh".
20
三世中求有
相續不可得
若三世中無
何有有相續
21.20
Trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai,
Không thể tìm đâu ra tiến trình liên tục (của tương quan Nhân Quả)__*Liên kết với ý của các kệ 14,15,16___
Nếu cả ba thời đã đều không có,
Thì làm sao tồn tại tiến trình Nhân Quả ấy?