Bài Viết (701)


NỖI BUỒN VÔ HẠN - PHRA ACHARN MUN BHURIDATTA THERA

1,721

Ngài Phra Acharn Mun (1870 - 1949) là vị thiền sư lỗi lạc, nổi danh nhất trong thời của Ngài tại Thái Lan. Khi lắng nghe những thời Pháp và những lời dạy của Ngài về Giáo Pháp vi diệu, những môn đệ sống gần Ngài nhận thấy rõ rằng Ngài đã đạt đến một tầng liễu ngộ rất cao siêu. Cảm tưởng mạnh mẽ và sâu đậm khó phai mờ ấy về sau luôn luôn được chứng minh tỏ rõ. Đời của Ngài quả thật hy hữu, quả thật rất tinh khiết và trong sáng, bất luận kim cương hay ngọc báu nào cũng khó có thể sánh bằng.

---☀️---

Một đêm, Ngài Acharn cảm thấy vô cùng buồn (saṁvega) tràn ngập, làm Ngài cảm động đến tuôn nước mắt. Khi ấy, vào lúc hành thiền, tâm hoàn toàn an trụ trong trạng thái nhất điểm, Ngài quán niệm về bản chất của thân. Ngài đạt được mức độ buông bỏ rất vi diệu khi tâm ở vào trạng thái “vắng lặng” hoàn toàn. Lúc bấy giờ đối với tâm Ngài, toàn thể thế gian đã tan biến. Khi xuất ra khỏi trạng thái thâm sâu ấy, Ngài quán niệm Giáo Pháp và Giới Luật (Dhamma và Vinaya) mà Đức Phật đã ban truyền nhằm phá tan vô minh (avijjā) trong tâm con người. Càng quán niệm Giáo Pháp, Ngài càng nhận thức rằng Giáo Pháp quả thật vô cùng huyền diệu, vô cùng thâm sâu, và càng thấy rõ bản chất vô minh của con người trong đó có Ngài. Người ta cần được dạy phải ăn, ngủ và phế thải những chất dư thừa như thế nào; họ cũng cần được dạy phải đi, đứng, cử động, mặc quần áo, tắm rửa như thế nào v.v., đó là những phương cách để giữ gìn sức khỏe cho cả thân lẫn tâm. Nếu không được dạy từ trước thì tất cả mọi người, không phân giai cấp, chủng tộc hay quốc tịch, đều có khuynh hướng làm sai và do đó chồng chất thêm đau khổ cho mình. Con người cũng như trẻ con, cần phải được người lớn dạy dỗ và hướng dẫn trước khi có thể phát triển cân bằng và khỏe mạnh.

Và đối với tâm vô minh, tính tự kiêu ngã mạn và thân kiến luôn luôn tạo cho họ vô vàn nguy hại. Sự vĩ đại của họ đặt trên thân, trên dòng dõi, tên tuổi, chức phận, hoặc trên địa vị mà họ cho là quan trọng. Nhưng không bao giờ trí tuệ của họ được mở mang đủ rộng lớn để đem lại hạnh phúc và an lạc cho họ và cho người khác. Càng tệ hại hơn, họ không quan tâm đến, và quên hẳn trí tuệ. Vì vậy, có quá nhiều vấn đề khó khăn và phiền muộn ở khắp mọi nơi.

Đó là nỗi buồn vô hạn (Saṁvega) của Ngài trong đêm đó.

☀️ VỊ TỲ KHƯU GIÀ HÀNH THIỀN MINH SÁT

Dưới chân núi dẫn đến cái động có nhiều sự kiện đó có một trung tâm gọi là “vipassanā” của một vị sư già ở đơn độc một mình. Đêm nọ, Ngài Phra Acharn muốn biết vị sư già đang làm gì. Ngài hướng tâm về với sư và biết ngay, lạ lùng thay, rằng vị tỳ khưu ấy đang bận rộn lo tính những công việc gia đình. Hầu như lúc nào sư cũng lo lắng những chuyện trong gia đình mà sư đã bỏ lại sau lưng! Cũng trong đêm ấy lúc về khuya, Ngài Acharn “nhìn lại” vị sư già và nhận thấy rằng sư vẫn còn âu lo và tính toán. Vào lúc rạng đông, lần thứ ba, Ngài thử đọc tâm của nhà sư. Kết quả vẫn y như vậy. Vị sư già hành vipassanā không thể ngưng lo lắng về những chuyện gia đình, sư không thể ngưng toan tính những gì sư phải làm và những gì sư không nên làm cho các con các cháu. Tất cả lo âu và toan tính ấy là phần việc của người tại gia cư sỹ, không có bất luận liên hệ nào với việc thực hành và phát triển vipassanā.

Buổi sáng, Ngài Acharn xuống động, vào làng trì bình. Trên đường về động, Ngài ghé lại thăm vị sư già. Trong câu chuyện, Ngài hỏi thoáng qua về tiến triển của dự tính xây cất nhà mới và về cách sắp xếp cho bà vợ cũ và các con trước kia của sư. “Sư có nhiều việc để toan tính và lo lắng quá,” Ngài nói “Sư không nghỉ ngơi gì được trong đêm qua.”

Ngạc nhiên, vị sư già hỏi với nụ cười ngượng nghịu, “Làm sao huynh biết tất cả như vậy?”

“Vấn đề không phải là làm sao tôi biết”, Ngài Acharn trả lời. “Chính huynh phải biết điều ấy rõ hơn tôi, bởi vì huynh là người đã lo lắng và tính toán cả đêm. Suốt đêm huynh không có nghỉ ngơi được chút nào.”

Nghe vậy vị sư già tái mặt, vừa hổ thẹn vừa kinh sợ. Sư ú ớ lầm bầm gì trong miệng và có vẻ như muốn xỉu. Nhận thấy rằng mình đã làm vị sư già sợ hãi quá nhiều, Ngài nói sang vấn đề khác và sớm từ giã sư, quay trở về động. Ba ngày sau, một thiện tín đệ tử hầu cận của vị sư già lên thăm động. Ngài Acharn hỏi ông về vị sư già. Ông thiện tín nói rằng sư đã rời từ sáng ngày hôm qua. Ông nói, ông có hỏi sư tại sao đi, thì được sư nói rằng Ngài Acharn đã giảng cho sư nghe một thời Pháp nghiêm chỉnh làm cho sư gần xỉu. Hình như thời Pháp đã làm cho sư còn khổ tâm hơn là những lời khiển trách hay chỉ trích trực tiếp, bởi vì đó là loạt súng của Giáo Pháp, làm sư vô cùng hổ thẹn. Theo lời ông thiện tín, sư nói hình như Ngài Acharn biết hết những gì sư sâu ẩn suy tính trong tâm và như thế sư không thể ở lại đây lâu hơn nữa, làm gánh nặng cho Ngài.

Ông thiện tín nói rằng ông cố gắng khuyên lơn và thuyết phục sư đừng rời thiền viện. Ông nói với sư, nghĩ rằng sư sẽ làm gánh nặng cho Ngài Acharn thì không hợp lý. Gánh nặng, nếu có, thì nó là gánh nặng của chính sư mà thôi. Ông khuyên sư nên nhờ Ngài Acharn giải tỏa, dẹp gánh nặng ấy đi, có phải bao nhiêu lần tốt đẹp hơn là lẩn tránh, bỏ chạy để trốn nó. Dù vậy, vị sư già quá kinh hãi nhất quyết bỏ đi. Hỏi đi đâu, sư chỉ trả lời là sư sẽ đi xa. Bản thân sư cũng không biết sư sẽ chạy đi đâu. Một người con của ông thiện tín đưa sư đi một đoạn xa, nhưng cũng không biết sư đi đâu vì sư không nói gì.

Nghe kể lại câu chuyện, Ngài Acharn bồi hồi, lòng rất thương cho vị sư già. Biết ra thì những gì Ngài làm với ý tốt muốn giúp sư giờ đây đã đem lại hậu quả trái ngược. Vị sư già hoàn toàn hoảng hốt sợ hãi. Từ đó Ngài Acharn không bao giờ thử đọc lại tâm của sư, nghĩ rằng làm vậy có hại nhiều hơn lợi. Ngài kể qua cho ông thiện tín nghe một cách không trực tiếp những gì Ngài nói với vị sư già, và thêm rằng Ngài không nghĩ vị sư đó lại xem những lời ấy là quá nghiêm trọng. Cái được gọi là trung tâm thiền vipassanā giờ đây hoang vắng vì thế.

Tất cả những gì xảy ra liên quan đến vị sư già là một bài học cho Ngài Acharn về cách đối xử với những người đến gặp Ngài. Kể từ đó Ngài không bao giờ trực tiếp phê bình thẳng những suy nghĩ của người khác. Ngài đề cập đến, nhưng chỉ nói một cách xa gần cho đương sự hiểu Ngài muốn nói gì mà không chạm tự ái ai. Tâm của người bình thường không được rèn luyện, cũng giống như em bé mới tập đi. Dĩ nhiên nó phải ngả nghiêng qua lại. Người lớn chỉ có thể trông chừng, bảo vệ cho nó khỏi bị té đau mà không thể cấm nó lững thững, vấp váp. Cũng như vậy, không thể làm cho một cái tâm chưa từng được trau dồi khỏi phải xiêu vẹo ngả nghiêng theo những suy nghĩ và xúc cảm đột biến.

Trong khi lưu ngụ tại động này, Ngài còn nhận chân thêm những sự thật “mới”, từ bên trong và từ nguồn chân lý vô tận bên ngoài. Ngài phấn khởi và hưởng hỷ lạc trong pháp hành, không để ý đến thời gian trôi qua. Càng ngày càng có nhiều chân lý từ nội tâm bừng lên rọi sáng cho Ngài như một dòng suối cuồn cuộn tuôn trào trong mùa mưa. Vào những buổi chiều quang đãng, Ngài rảo bước dài theo đường mòn quanh co dưới những bóng cây, thưởng ngoạn cảnh vật và thọ hưởng trạng thái cô tịch trong khi trau dồi và phát triển tuệ minh sát. Ngài trở về động lúc hoàng hôn, giữa cảnh chim chóc nhộn nhịp về tổ và đủ loài muông thú không ai sợ ai, trên một vùng đất phì nhiêu.
Không khí an lành một cách kỳ diệu, mỗi chúng sanh ung dung tiến bước trên con đường của mình, lo chuyện của riêng mình, không ai có lý do gì để sợ lẫn nhau. Tất cả đều nhìn nhau với cặp mắt thân thiện quen thuộc, biết rằng chắc không ai muốn gây tổn hại cho ai.

Ngài Acharn nói rằng Ngài thích có chúng làm bạn, luôn luôn rải tâm từ đến tất cả. Tất cả đều chung nhau những nỗi thống khổ sanh, già, bệnh và chết, và như vậy Ngài nghĩ rằng không ai có lợi thế hơn ai về mặt này. Mức độ phát triển sự bình an trong nội tâm (pāramī) giữa loài thú và loài người có khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này đôi khi được thấy là xảy ra theo nghịch lý, có con thú còn hoàn thiện hơn một số người. Con người, vì đôi khi phải thọ nhận hậu quả của vài nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ, tạm thời phải chịu khổ đau nên phải sanh vào cảnh thú. Thậm chí trong cảnh người, cũng có thể thấy song song những người sống trong cảnh khốn cùng (gần như không hơn cảnh thú mấy). Họ phải chịu khốn khổ trong những trạng thái ấy cho đến khi trả hết nghiệp xấu, hoặc đến khi hội đủ duyên cho nghiệp tốt trổ sanh, thay thế nghiệp xấu. Người Phật tử được khuyên dạy không nên khinh rẻ loài thú, bởi vì bên trong tất cả mọi chúng sanh đều có nghiệp xấu và nghiệp tốt pha trộn lẫn lộn, người cũng như thú.

Đến chiều tối, Ngài Acharn quét sạch phía trước động và tiếp tục nỗ lực tận diệt ô nhiễm, ngồi thiền rồi đi kinh hành, đi rồi ngồi, thiền tọa và thiền hành xen kẽ. Ngài vững chắc và bền bỉ trau dồi cả định và tuệ, quán chiếu các uẩn, phân tích, phân loại và tiêu hóa chúng trên nền tảng ba đặc tính của sự tồn tại (vô thường, khổ, vô ngã). Nhờ vậy tuệ giác của Ngài được trau dồi, giúp Ngài càng chắc chắn tiến đạt Mục tiêu Cuối cùng.
Tác giả: Phra Acharn Mahā Boowa Ñāṇasampanno
Dịch giả : Sumana Lê Thị Sương – Sunanda Phạm Kim Khánh
NXB: HỒNG ĐỨC, 2015

Save

1,721

Song of Enlightenment - Yung-chia Hsuan-chueh

Song of Enlightenment byYung-chia Hsuan-chueh(Ch'an Buddhist monk, 665 - 713AD) There is the leisurely one,Walking the Tao, beyond philosophy,Not avoiding fantasy, not seeking truth.The real nature of ignorance is the Buddha-nature itself;The empty deluso

986
BÁT QUAN TRAI GIỚI - Thích Thiện Hoa

BÁT QUAN TRAI GIỚIHT. Thích Thiện Hoa(Trích từ Phật Học Phổ Thông)A. MỞ ĐỀĐức Phật Thích Ca nói pháp gần 50 năm, có đến 84.000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Mặc

12,854
KINH VIÊN GIÁC - Chánh Niệm Thất Niệm Đều là Giải Thoát

Như Lai tùy thuận tánh Viên Giác.Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại tức là cứu cánh giác, chánh niệm mất niệm không gì chẳng phải là giải thoát; thành pháp phá

771
NỀN TẢNG - LONGCHEN RABJAM

Nền Tảng Bổn Nguyên : Tinh túy của nó vốn thanh tịnh như một pha lê vô nhiễm. Nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Bản tánh của nó

779
Truyền thống RIMÉ - Bất bộ phái RIMÉ

Truyền thống RIMÉ - Bất bộ phái RIMÉ là gì? Một vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây

20,335
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,340
Chùa Việt
Sách Đọc