Tin Tức (680)


TÁNH KHÔNG VÀ LẠC

658

(Không thấy lạc và không khác nhau
Đây là hạnh được thuần thục như nó có thể.

Đó là lời dạy của ngài Milarepa trong quyển Những Bài Ca Chứng Ngộ Của Tông Phái Thực Hành, nxb Thiện Tri Thức. Chúng ta tu hành vì bị tư tưởng và các hình tướng chi phối quá nhiều, chúng ta chú trọng đến trí huệ hay tánh Không, nhưng thực tế có nhiều người sống trong tánh Không nhưng thái độ sống lại khô khan, tại sao lại như vậy? Có phải do tánh Không của mình chỉ là không có những tư tưởng, không dính mắc vào các hình tướng sự việc, mình bình chân như vạy với mọi thứ, như vậy đã đủ chưa?
Lạc và Không là sự chứng ngộ tánh Không không phải chỉ có Không mà nó ngập tràn cảm thức, hay cảm xúc, nó pha trộn với tánh Không và biểu hiện ra sáu căn, cho nên nó tạo ra hạnh của một Bồ tát. Bí quyết ở đây là gì? Là Bồ Đề tâm. Khi bạn nghĩ và sống vì người khác càng nhiều thì Không sẽ không khác với lạc!)

----------------------------------

Mình thấy cái thân giới hạn này, cái tâm giới hạn này không thể đắc được Bồ Đề, không thể đắc được cái nguồn vui tối thượng đó được. nếu mình cứ trụ vào cái thân này để hy vọng đắc Bồ Đề thì không có. Trụ vô cái tâm lăng nhăng của mình đây để đắc Bồ Đề thì hông có. Cái đó mình vẫn làm thường xuyên trong những khóa tu này nọ. Nhưng nên nhớ khi mình đắc được cái cội nguồn đó rồi, thì niềm vui đó nó thấm vô thân tâm này và nó làm cho thân tâm này vui, mà không phải là vui ở mức độ thô đâu, mà nó vui trong từng tế bào, bởi vì nó thấm vô tới mức độ tế bào. Bởi vậy Phật giáo mới dám nói vô thượng, cao nhất là vậy. Nó thấm vô cái thân tâm này nó biến thân tâm này thành cực lạc chớ không phải bỏ đâu. Nếu như cái thân tâm này bắt đầu, mình phải lìa bỏ thân tâm này, nhưng khi mình đạt tới cội nguồn, cội nguồn đó nó bắt đầu thấm vô thân tâm mình, tất cả những ý nghĩ, nó không còn ý nghĩ nào bậy không bậy nữa, mà ý nghĩ nào nó cũng vui hết. Bởi vì nó phát xuất từ cội nguồn, rồi cái thân mình cũng vậy, những cái tế bào trong thân cũng vui.
Ngày hôm qua thầy nhớ ai có nói cái chữ rạo rực, một ông thầy tu thật sự đến một phần nào cội nguồn đó, thì từng tế bào của ông nó luôn luôn rạo rực cái gì, nó rạo rực vì cái niềm vui đó đó. Thành ra đừng tưởng mấy ông thầy tu không khôn đâu, mấy ông khôn hơn tất cả bác học gì gì hết. Mấy ông kia là chỉ tìm niềm vui ở nơi những cái hữu hạn, còn ông thầy ông tìm cái niềm vui, mà khi ông tìm ra rồi thì chính cái hữu hạn của cuộc đời ông nó cũng thấm cái chất cam lồ đó. Chất cam lồ bí mật đó, nó thấm trong từng tế bào, chớ không phải là thấm sơ sơ, miệng uống vô nó ngon ngon một chút mà nó thấm vô từng tế bào, giống như rượu của mình uống vô nó thấm từng tế bào, thì bên kia cái cam lồ đó nó cũng thấm vô trong từng tế bào nó làm cho mình luôn luôn vui.
Và như vậy, ngay khi cái khổ tới nó chuyển hóa được cái khổ, bởi vì nó nhận được rõ ràng là tất cả mọi cái đều từ cái nguồn đó ra hết. Thành ra không có cái sự khổ đau, mà chỉ có cực lạc thôi, bởi vì khổ đau chỉ là khuôn mặt khác của khuôn mặt niềm vui, mình không dám nhận, không đủ sức nhận thì nó thành khổ đau thôi. Đơn giản giữa cái lạc và cái đau nó xê xích nhau chút xíu thôi, phải hông? Bây giờ cho tôi bàn tay đàn bà đi, tôi vuốt má ông Pháp Hỷ này, tôi vuốt ông sướng, nhưng mà tôi vuốt đâu khoảng nữa tiếng đồng hồ, thì bắt đầu da nó chợt, lúc đó từ cái vui nó đổi qua cái khổ liền, bây giờ cho cô hoa hậu Việt Nam vuốt má ông nữa tiếng thì ông cũng bắt đầu thấy đau. Da nó chợt, nó đau, thành ra giữa cái khổ và cái vui nó chỉ là cái cường độ thôi. Cường độ mà nó quá thì nó khổ thôi, chớ thiệt ra nó chỉ có một thứ.
Bởi vậy thầy nói cuộc đời này nó nhiều bí mật lắm mình không khám phá, mình phải dùng cái cuộc đời bao nhiêu năm này để mình khám phá không thôi thì nó uổng lắm, phải hông? Rất uổng. Bây giờ đơn giản thầy nói tiền bạc hay sự giàu có nó chỉ phản ảnh sự phong phú của vũ trụ này thôi. Mình đạt tới chỗ đó thì mình thấy chỗ nào cũng tiền hết, cây cối chim chóc đồ điều tiền hết, chẳng qua mình không đổi ra đô la mình xài thôi. Bởi vì nó là sự phong phú của vũ trụ, chớ mình cứ dùng cái thân cái tâm này có tiền mới có năng lượng thôi, tiền mới cho tôi niềm vui thôi. Hỏng phải! Nó chỉ một phần qui ước của con người đặt ra, phải hông, để nó nói lên sự phong phú của con người nhưng mà vũ trụ này nó phong phú ghê lắm. Nó không chỉ phản ánh qua tiền bạc thôi đâu, mà nó phong phú đủ hết.
Đó, thuật giả kim là biến mọi thứ thành vàng hết, khi mình thấy tất cả mọi thứ thành vàng thì đó là vui tối thượng. Hết.
Còn bây giờ mình thấy vàng Phổ Quang, An Phú Đông thôi còn chỗ khác nó không có vàng nên nó không vui nổi, nó bị giới hạn. Giả kim là cái gì cũng biến thành vàng được hết á.
Rồi thôi, niềm vui này nó sẽ còn tiếp diễn nhiều lần thành ra phải liên tục chớ không phải nói nhắc nhở đó thì nó có, tới hồi nó biến đâu mất đâu. Thành ra chừng đó đủ rồi, bây giờ mình vô ăn sáng.

(Mọi người cười vui vẻ, vào ăn sáng)

Tánh Hải Kính ghi

658

Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Nam

Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Nam(Phunutoday) - Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một

16,436
Bồ-Tát Đạo

Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát ĐạoĐại sư Ngulchu Thogme Zangpo (Vô Trước) Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát          Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư

17,671
HẠNH GIÚP NGƯỜI

_Thưa thầy tất cả những phân biệt này đều xuất phác từ tâm bình đẳng vô phân biệt, như vậy trước sự không nhận thức được điều đó của những người này,

890
NHẪN

Anh Chánh anh yêu cầu là mình bàn về chủ đề nhẫn. Mà anh có nói trước là đức Thích Ca nhẫn ngồi dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày đêm.Nhẫn

742
HỎI ĐÁP VỀ CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC NƠI GƯƠNG TÂM

_Bây giờ có vị nào hỏi gì thì cứ hỏi đi, rồi thầy trả lời._Thưa thầy con hỏi về định nghĩa Chánh niệm tỉnh giác, Chánh niệm tỉnh giác là chú tâm

628
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,342
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,761
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,672
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,442
Chùa Việt
Sách Đọc