Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Nguyên nhân của rối loạn và không hài lòng trong đời sống

Là phiền não độc hại của tâm.

Sự méo mó và tán sắc, những nguyên nhân của phiền não,

Phải được thay thế bởi chú tâm sắc sảo.

PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH

2

Tưởng tượng một hình ảnh trước mắt mình

Của bất cứ cái gì yêu thích nhất

Và phân biệt năm nhóm những yếu tố (năm uẩn)

Hãy bắt đầu phân tích thân thể tưởng tượng.

3

Thịt, máu, xương, tủy, mỡ và tay chân,

Những giác quan, giác quan bên trong và những ổ,

Phân, nước tiểu, giun trùng, tóc và móng –

Hãy phân biệt những phần xấu xa của thân thể.

4

Gom và xếp loại những phần này

Do kết cấu và trường giác quan.

Rồi phân chia và phân tích chúng

Thành những hạt không thể chia nữa.

5

Tìm xem tham muốn sanh khởi với phần nào,

Hãy thấy ‘thân thể’ này không là gì ngoài những mảnh xấu xa.

Hãy nhớ nó là bộ máy dơ bẩn hay lớp váng cặn sủi bọt,

Hay một đống đồ linh tinh, đất đá tạp nhạp và mủ.

6

Khi dòng thiền quán này dừng dứt,

Hãy khảo sát bản tánh, sự phức tạp hỗn hợp,

Của cảm thọ và tạo tác ý niệm,

Những phối hợp phản ứng (hành) và thức.

7

Thấy hình ảnh như một bọt nước hay ảo ảnh,

Một cây chuối hay ảo thuật,

Sẽ không có tham muốn nó.

Thế nên hãy để dòng thiền quán chảy cho đến khi nó tan biến.

8

Chớ cố gắng kéo dài cảm giác thỏa mãn

Mà tiến hành và khảo sát hình ảnh khác

Để cho mọi tri giác bại hoại

Được thấy là những chế tạo không thể tìm ra.

9

Trông xem những chế tạo không căn cứ này,

Thấy những hiện tượng không bản chất sanh khởi

Chỉ để tan biến trong một khoảnh khắc,

Là con đường đúng của tham thiền.

10

Nhận thấy rằng mọi thế giới quá khứ đều đã chết

Và những thế giới hiện tại và tương lai

Đều dẫn đến sự hoại diệt không thể tránh khỏi,

Hãy khám phá nguyên nhân của khổ trong hiện hữu hữu vi.

11

Biết rằng mọi vật sanh ra để chết

Thình lình và một mình

Và mọi hình tướng của đời sống đều biến đổi,

Hãy nhìn vào sự vô thường của những sợi dệt nên hiện hữu.

12

Tóm tắt, bất kỳ hình tướng nào hiện hữu,

Vô thường và thoáng chốc,

Đều được soi sáng trong tham thiền

Bởi năng lực của tâm.

13

Khi mỗi hình ảnh tổng hợp của tham muốn sanh khởi,

Lung linh như một bọt nước, đám mây hay tia chớp,

Hãy để dòng quán chiếu chảy đều

Soi sáng cho đến khi nó tan biến.

14

Bấy giờ trong cái đa thù phức tạp của trở thành (hữu)

Hãy xem mỗi trạng thái nhất thời của dòng chảy

Vốn sẵn có bản chất khổ đau

Và lạc thú hão huyền sẽ chắc chắn

Trở thành khổ đau sau đó.

Hãy tham thiền khả năng

Tất cả đau đớn của thân phận con người,

Sự sắp đặt của thân tâm như là căn cứ cho mọi khổ đau ấy.

15

Qua khuyết điểm nội tại này của thân tâm

Thậm chí không có gì nhỏ như đầu kim

Mà hỗn hợp dệt thành của nó thoát khỏi

Sự nhuộm màu của đau khổ.

16

Thế nên nó được gọi là nguồn gốc của khổ,

Một cống rãnh bẩn thỉu, một hố lửa cháy bừng

Hay một hòn đảo ăn thịt người.

Hãy giữ sự thể nghiệm này cho đến khi nó tan biến.

17

Với quán chiếu sau cùng vào khổ

Hãy tìm trong đống hợp thể vô thường này

Có cái gì để được nghĩ là “tôi”,

Khi nhìn thấy nó trống không bản ngã.

18

Giống như một thác nước hay trận mưa đổ

Hay như một căn nhà trống không,

Hãy để cho trạng thái xác quyết này

Trụ đó cho đến khi tan biến.

19

Khi cái thấu hiểu này tan đi,

Hãy khảo sát một cách có phương pháp như trước.

Hãy trông xem một sự đa dạng của những hình ảnh

Đôi khi không cần theo thứ tự trước kia.

20

Tìm kiếm nghĩa lý trở đi trở lại

Đôi khi nhìn vào cơ cấu của những người khác

Đôi khi xét nghiệm sự tạo tác giả hiệu của chính mình

Và đôi khi khảo sát tất cả hiện hữu hữu vi.

21

Thế nên tất cả mọi bám luyến bị phá tung. Tóm lại,

Khước từ mọi tư tưởng ngoại trừ sự khảo sát bốn phần này –

Hợp tạo đa dạng, vô thường, khổ và tánh Không –

Hãy thường trực quay chuyển bánh xe này của thiền định.

22

Hướng ánh sáng trong suốt của hiểu ngộ

Vào mỗi loại hình ảnh méo mó,

Dòng không đứt đoạn của thực hành lớn thêm

Như một ngọn lửa đồng tàn phá thiêu rụi.

23

Suốt qua mọi đời trước, cái “tôi”,

Méo mó, che ám và làm phân tán,

Đã tạo ra một dòng những giấc mộng ban ngày và những lầm lỗi.

An định phải loại bỏ mê lầm ấy.

24

Khi năng lượng phân tán đã bị tiêu hủy,

Và cái đối trị, tâm khảo sát, được bình lặng,

Khi không có che chướng sanh khởi trong tâm,

Hãy thư giãn trong sự quân bình.

25

Với sự sống lại của hoạt động tâm thức

Hãy tiếp tục sự phân tích như trước.

Luôn luôn giữ sự hiện diện của tâm

Và chánh niệm của thấu hiểu.

26

Khi người ta trở nên quên

Và phiền não sanh khởi,

Hãy dùng sự khảo sát này với nó

Như một cây kiếm với một kẻ thù.

27

Thực hành khảo sát trông xem,

Giống như một ánh sáng trong đêm tối

Hủy diệt những tàn tích cuối cùng

Của phiền não tai hại.

28

Trong chừng mực sự bất toàn được hiểu ra

Và bản chất hữu vi của con người được thấy đúng như nó là,

Thế là sự thanh thản tột cùng được biết

Và sự thanh tịnh toàn triệt của cái Bên Kia Vĩ Đại.

TIẾN BỘ THEO CON ĐƯỜNG

29

Nhận ra qua thiền định thường trực

Sự phức hợp và vô thường,

Khổ và không có bản chất

Của mọi hiện hữu hữu vi, thân tâm của mình và của người khác,

30

Tâm thấm nhuần thông tỏ đầy đủ

Và thậm chí không có cố gắng,

Khi cái nhìn thấy là ảo ảnh,

Đầu não của phiền não được hàng phục.

31

Thoát khỏi những phá hoại của phiền não,

Biển tâm phẳng lặng và trong sáng.

Tương hợp với thanh tịnh bình thản,

Tập trung trong yên tĩnh và an bình đạt được.

32

Định nhất tâm trong tâm

Phát sáng trong quán chiếu xuyên thủng.

Đây là con đường nhập môn,

Cửa chung cho cả ba thừa.

Ý NGHĨA CỦA HOÀN THÀNH

33

Sanh khởi tùy thuộc lẫn nhau, được thấy như ảo ảnh huyễn thuật,

Mọi sự vốn không sanh,

Trống Không bổn nhiên, không có căn cứ bản chất,

Thoát khỏi cực đoan của một và nhiều.

34

Với chứng ngộ không gian không thể phân chia,

Mọi sự được nhận thức, Thai Tạng của An lạc của Phật,

Vượt khỏi hiện hữu mê lầm và tịch diệt bình an,

Tỏa khắp là Đại Siêu Việt khỏi Khổ.

35

Thanh tịnh và an lạc tối thượng,

Nó được gọi là Đại Vô Duyên.

Ở đây, thuộc tính của bậc Đại Ngã

Là siêu việt không có gì vượt hơn.

36

Trong những Tantra, Ati, Anu và Mahayoga,

Đại An Lạc và Không Gian Thanh Tịnh là một

Trong tính tự nhiên của sự thấu hiểu giản đơn,

Do đó làm trọn vẹn con đường.

37

Theo giáo huấn của một lama Phật,

Hãy thực hành tịnh hóa ban đầu của con đường chung

Của cả hai Đại Thừa, Kinh và Thần Chú

Trong truyền thống của Phát Hiện Trực Tiếp của Đại Toàn Thiện.

38

Ra khỏi sự hỗn mang của hữu vi điều kiện

Trên con đường tuyệt hảo này của chánh niệm.

Trước hết nhờ khảo sát

Những phản ứng phiền não không xảy ra nữa.

Rồi với sự xác quyết tánh Không của thân tâm,

Mọi tham muốn đối với ba cõi bị hủy diệt.

39

Dần dần mọi dấu vết vọng tưởng

Tan biến vào sự giải thoát của tánh Không

Và không cần đến cái đối trị của từ bỏ,

Mọi “tôi” và “của tôi” cuối cùng bị hủy diệt.

40

Không bám lấy cái gì, nhưng mong cầu đại bi

Như một con chim trong bầu trời đơn nhất,

Lướt qua đời sống mà không có sợ hãi,

Những Phật tử đạt đến bình diện cao nhất.

41

Trong giáo lý của Truyền Thống Cao Cả

Sự tịnh hóa này bởi chánh niệm,

Sự chuẩn bị của yên tĩnh và trong sáng,

Được nhấn mạnh là cốt yếu trong ba thừa.

42

Trong thực hành liên tục thanh sát tâm,

Tịnh hóa qua khảo sát,

Và tìm thấy những chướng ngại nhỏ nhất,

Những dấu vết mỏng nhẹ nhất của phiền não,

43

Xem xét tỉ mỉ mở ra thanh tĩnh.

Như vàng khi tịnh hóa bởi lửa

Trở nên mềm dẻo dễ uốn,

Tâm cũng vậy, thoát khỏi tham muốn, sẵn sàng đáp ứng.

44

Trong những Kinh có nói rằng

Việc làm lễ cúng dường cho Tam Bảo

Trong một ngàn năm của một vị thiên,

Không lợi lạc bằng nhận biết

Vô thường, Không và vô ngã

Trong khoảnh khắc một cái búng ngón tay.

45

Diễn đạt chân lý bốn phần của Đại thừa

Và giải thích tám mươi bốn ngàn đề mục

Giá trị đều bằng nhau, đức Phật đã nói.

Thiền định về nghĩa của lời dạy này

Cũng đồng đẳng với vô số Kinh điển,

Bấy giờ tự cam kết với hình thức thực hành này,

Một nguồn bao la của hiểu biết sẽ tìm thấy

Mau chóng dẫn đến giải thoát.

46

Nhờ bởi sự giải thích này

Và bởi năng lực của cam lồ không bám giữ

Nguyện tất cả chúng sanh khổ đau trong thời đại khốn khổ này

Đạt được một trạng thái an bình đích thực.

Những câu kệ này được Mipham Nampar Gyalba viết ra năm con Thỏ Kim (1891)
vào ngày mười tám tháng chòm sao Thất Tinh.

Nguyện tất cả chúng sanh được hạnh phúc !

Xem mục lục