Đại Bồ tát đúng với tâm nhất-thiết- trí nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vô-lượng vô-biên vô-số tất cả chúng sanh an trụ sáu ba-la-mật. Tôi sẽ đặt tất cả chúng sanh nơi tứ-niệm-xứ nhẫn đến mười tám pháp bất-cộng. Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được quả Tu-Đà-Hoàn đến nhất-thiết-chủng-trí. Nhưng thiệt không có chúng sanh an trụ sáu ba-la-mật nhẫn đến được nhất-thiết-chủng-trí.
Tại sao vậy? Vì pháp-tướng như ảo vậy ví như nhà ảo thuật giỏi.
Đây gọi là đại Bồ tát đại trang nghiêm.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Theo ý nghĩa mà con được nghe nơi đức Phật dạy thì đại Bồ tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm. Vì các pháp tự tướng rỗng không vậy.
Nghĩa là sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến thức tự tướng rỗng không, nhãn tự tướng rỗng không nhẫn đến ý tự tướng rỗng không, sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến pháp tự tướng rỗng không, nhãn-thức tự tướng rỗng không nhẫn đến ý-thức tự tướng rỗng không, nhãn-xúc tự tướng rỗng không nhẫn đến ý-xúc tự tướng rỗng không, nhãn-xúc nhân duyên sanh thọ tự tướng rỗng không nhẫn đến ý-xúc nhân duyên sanh thọ tự tướng rỗng không, đàn-na ba-la-mật đến bát-nhã ba-la-mật tự tướng rỗng không, nội-không nhẫn đến vô-pháp- hữu- pháp- không tự tướng rỗng không, tứ niệm-xứ nhẫn đến mười tám pháp bất-cộng tự tướng rỗng không, bồ tát tự tướng rỗng không.
Do duyên cớ trên đây mà biết rằng đại Bồ-tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm.”
Đức Phật nói: “phải lắm, đúng như lời ông nói. Này Tu Bồ Đề! Nhất-thiết-trí chẳng phải là tác-pháp, chúng sanh cũng chẳng phải là tác-pháp. Đại Bồ tát vì chúng sanh này mà đại trang nghiêm.
Tại sao vậy? Vì tác-giả bất- khả-đắc vậy.
Này Tu Bồ Đề! Nhất-thiết-trí chẳng phải là pháp làm ra sanh ra, chúng sanh này cũng chẳng phải là pháp làm ra sanh ra.
Tại sao vậy? Vì sắc chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, thọ tưởng hành thức chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, nhẫn đến ý-xúc nhơn duyên sanh thọ chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, ngã nhân nhẫn đến tri-giả kiến-giả chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra.
Tại sao vậy? Vì các pháp rốt ráo bất-khả-đắc vậy.
Này Tu-Bồ-Đề! Mộng nhẫn đến biến hóa chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất-khả-đắc vậy.
Thường tôn trọng, kính lễBậc kỳ lão trưởng thượng,Bốn pháp được tăng trưởng:Thọ, sắc, lạc, sức mạnh. (109)Dầu sống một trăm nămÁc giới, không thiền định,Tốt hơn sống một ngày,Trì giới, tu
Ảnh: Terma Gesar Ling do Terton Namkha Drimed Rinpoche khám phá Terton Namkha Drimed Rinpoche Bài báo này đã được xuất bản trong Nhật báo Tây Tạng, Dharamsala, Ấn Độ, mùa Đông năm
Kagyu là dòng Khẩu Truyền (hoặc có khi còn được gọi là Nhĩ Truyền) do chư đạo sư trực tiếp truyền lại cho đệ tử, từ miệng của Thầy qua tai của
BẬC TRƯỞNG LÃO Thích Quảng Tánh Một thời, Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà. Rồi Bà la môn Kandaràyana đi đến, thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna như sau:Tôi có nghe,
Chính văn hoá và triết học có một tương quan nội tại nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hoá là triết học, và ngược lại, nền tảng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt