Con nói với cư sĩ: “Hội Pháp thí là thế nào?”
Cư sĩ đáp: “Hội Pháp thí thì không trước không sau, nhất thời mà cúng dường tất cả chúng sanh. Đó là hội pháp thí”.
Con hỏi: “Như vậy là thế nào?”
Trưởng giả nói: “Nghĩa là: Vì Giác Ngộ, khởi lòng từ. Vì cứu chúng sanh, khởi lòng đại bi. Vì giữ gìn chánh pháp, khởi lòng hỷ. Vì nhiếp lấy trí tuệ, hành lòng xả. Vì nhiếp người tham tiếc, khởi bố thí ba la mật. Vì hóa độ người phạm giới, khởi trì giới ba la mật. Vì pháp không có ngã, khởi nhẫn nhục ba la mật. Vì lìa tướng thân tâm, khởi tinh tiến ba la mật. Vì Bồ để, khởi thiền định ba la mật. Vì Nhất Thiết Trí, khởi trí huệ ba la mật. Giáo hóa chúng sanh, khởi thiền định về Tánh Không. Không bỏ hữu vi, khởi Vô tướng. Thị hiện thọ sanh, khởi Vô tác. Hộ trì chánh pháp, khởi lực phương tiện. Vì độ chúng sanh, khởi bốn nhiếp pháp. Vì cung kính phụng sự tất cả, khởi pháp trừ khinh mạn. Nơi thân, mạng và tài sản, khởi ba pháp thân, mạng, tài không thể hủy hoại. Nơi sáu sự tưởng niệm, khởi chánh niệm. Nơi sáu pháp hòa kính, khởi tâm chất trực. Thực hành Pháp đúng đắn, khởi nơi đời sống trong sạch. Tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi nơi đời sống trong sạch. Tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi nơi gần gũi bậc thánh hiền. Không ghét người ác, khởi tâm điều phục. Vì pháp xuất gia, khởi nơi thâm tâm. Vì làm đúng như nói, khởi nơi đa văn. Vì pháp không tranh, khởi tâm rỗng rang. Hướng đến trí huệ Phật, khởi nơi sự ngồi yên. Vì cởi mở cho sự ràng buộc của chúng sanh, khởi địa thiền định. Vì đầy đủ tướng tốt và làm tịnh cõi Phật, khởi nghiệp phước đức. Để biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, ứng hợp mà thuyết pháp, khởi nơi trí nghiệp. Để biết tất cả các pháp vốn không lấy không bỏ, hằng ở trong Một Tướng, khởi nơi huệ nghiệp. Để đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện, khởi lên tất cả thiện nghiệp. Để đắc tất cả trí huệ, tất cả thiện pháp, khởi nơi tất cả pháp hỗ trợ giác ngộ.
“Như thế, thiện nam tử! Đó là hội Pháp thí. Nếu Bồ tát trụ nơi hội Pháp thí này, là bậc thí chủ, cũng là ruộng phước của tất cả thế gian”.
“Thưa Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật thuyết pháp như vậy, trong chúng Bà la môn hai trăm người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc ấy, tâm con được thanh tịnh, ca ngợi là chưa từng có. Con đảnh lễ dưới chân ngài Duy Ma Cật, bèn cởi xâu chuỗi ngọc giá trị trăm ngàn mà dâng lên. Ông không chịu nhận. Con nói: “Thưa cư sĩ! Xin ngài hãy nhận, rồi cho ai thì tùy ý ngài”.
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi
Chúng ta thấy trên một số ảnh, tượng Phật giáo có những mặt người có ba con mắt, tức là ở giữa hai mắt có thêm một mắt nữa. Thực ra, người
Nói một cách khác nghiêm khắc, người Trung Quốc là theo Phật giáo tạp tu. Tỉ dụ như để cầu xin được sức khỏe, sống lâu, tránh tai nạn, họ trì tụng
KINH PHẠM VÕNG NGHI TỤNG GIỚI BỒ-TÁTThích Trí Tịnh Bài Tán Lư HươngLò Hương vừa ngún chiên đànKhói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xaLòng con kính ngưỡng thiết-thaNgửa mong chư Phật
TRÍ THANH TỊNH NHƯ LAIKINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNGTích tập nghiệp là tâmQuán sát pháp là tríHuệ hay chứng vô tướngLiền tự tại oai quang.Cảnh giới buộc là tâmGiác
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt