(Bạn đến với Phật giáo, hiểu biết Phật giáo và tiến hành tu hành dựa trên niềm tin rằng Phật giáo nói đến một thực tại giải thoát đã có sẵn, cho dù chúng ta có những che chướng, những trở ngại nhưng chính che chướng cũng không ngoài thực tại giải thoát. Lỗi là chúng ta tưởng mình bị che, chớ không phải sự che chướng là có thật, nếu chúng ta tin che chướng là có thật sẽ tai hại cho việc tu hành thế nào, đây là một câu chuyện đến hồi kết thầy đã khai thị được cho nhân vật trong này, và cũng nói cho chúng ta một nguyên lý rất hữu ích:
Ai có nhận thức, đời mạt pháp khó tu, ai nói rằng mình yếu kém không thể thực hành pháp Phật vì nghiệp mình nặng… tất cả những ý nghĩ tiêu cực đó sẽ trù dập mình cả đời làm cho duyên của mình trong đời được gặp Phật pháp, được tiếp cận với giải thoát có sẵn mà mình không tận dụng nó để tu hành cho hiệu quả tốt hơn. Xin mời các bạn, thật hấp dẫn!)
-------------------------------------------
Anh Thiện là nhân vật chính đưa ra câu hỏi:
_Hồi nãy anh này nói là: phải thấy được cái thấy biết của mình, Thầy mới nói là phải thấy được cái nền tảng của sự thấy biết, có nghĩa là phải đi sâu hơn một tầng nữa. Theo như thầy, cái nền tảng đó là Pháp tánh, là bản thể của con người mình và của vạn vật. Như vậy có phải chăng ngoài cái cách thấy được nền tảng ở trong tâm ý mình, mình có thể đi bằng hướng khác là mình thấy được nền tảng của ngoại vật bên ngoài, thí dụ như mình thấy cái bình bông, khi người ta thấu được cái nền tảng của nó rồi, nó chính là nền tảng của tâm. Đó là một hướng đi khác nữa thưa thầy, con có nghe thầy dạy, con bắt chước thầy con nói chớ không phải ý của con, thưa thầy có phải như vậy không?
Thầy: _Thì đương nhiên đã là nền tảng rồi, cái thân này cũng xuất hiện từ nền tảng, mà cái thân nhiều khi nghiệp tùm lum đây, nó cũng xuất hiện từ nền tảng, cái thân thanh tịnh nào đó, nó cũng xuất hiện từ nền tảng, nó đồng nhất nhau trong cái nền tảng đó. Ngoài hay trong gì cũng nằm trong cái nền tảng đó, chớ nói ngoài là ngoài nền tảng đó rồi ai chấp nhận được? Nền tảng là ngoài hay trong gì cũng là nền tảng hết!
Có người khéo léo hơn dễ nhìn nền tảng trong này, khó nhìn thấy nền tảng bên ngoài, còn có người thì nhìn bên ngoài dễ, nhưng mà khi đạt tới nền tảng thì trong ngoài gì cũng nền tảng hết.
Thiện: _Thưa thầy con xin hỏi thêm. Vì thầy nói thông qua bên ngoài để thấy sự vật bên ngoài, cái đó cũng gọi là giác ngộ, nếu bây giờ con không cần truy cứu cái tâm con, chỉ là truy cứu cái bình bông trước mặt thôi. Bằng cái cách nào miễn con nhận ra cái nền tảng của cái bình bông, tạm nói vậy thôi, chớ con không thể nào nhận được, thì có phải là lúc đó con đã giác ngộ? Bởi vì giống như thầy nói rồi.
Thầy: _Thì đúng rồi.
Thiện: _Nhưng con đọc sách của Krishnamurty nói thế này, khi mình nhìn sự vật gì đó, lặng yên mà nhìn không khởi nghĩ tưởng gì hết, thì mình thấy sự vật đó đang diễn ra: ông dùng danh từ “đang là” ông nói giây phút đang là, cái đó chính là thực tại, cái đó chính là bản thể đó, con không hiểu cái điều ông nói đó có phải là cái điều thầy nói không?
Thầy: _Thì cái đang là đó chính là cái nền tảng, có cái gì mà không đang là đâu? Bây giờ thầy nghĩ bậy trong này nó cũng trên cái nền tảng đang là, cái bông này nó đỏ nó xanh gì cũng trên nền tảng đang là. Cái nền tảng là thầy nói vậy đó, và cái đang là đó không có không gian không có thời gian. Thành ra nó giải thoát, còn mình mà cái thấy của mình có thời gian có không gian, thì đó là nó vẫn kết vào trong không gian trong thời gian, phải hông?
Cái quan trọng là thầy nói vậy đó, mình nói nền tảng đồ, mình đừng có đặt ra xa quá. Nền tảng là cái thể và tất cả những biểu hiện là cái dụng, phải hông? Phải hông?
Cái người mà khéo léo, là ngay nơi cái dụng nó thấy cái thể. À, ví dụ như ngay cái âm thanh này:
Bốp!
(Thầy vỗ tay một tiếng)
Đó là nền tảng!
Chớ không có tìm tòi gì hết!
Phật tử: _Ví dụ như anh thấy cái bình bông tức nhiên cái bình bông không phải là anh, đúng hông? Nhưng mà anh nhìn xong cái bình bông đó giống như anh, cái chỗ đó cũng là nền tảng, vì trong ngoài nó giống nhau thì cái bình bông nó phải không khác ông mới được.
Thiện: _Nếu mà tôi, tôi trả lời theo kiểu đang là thôi. Bởi vì cái bình bông nó đang là, con người tôi nó cũng đang là, nên nó giống nhau kiểu đó thôi.
Phật tử: _Vấn đề nó không đúng, vì nó khác biệt ở chỗ là mình hiểu đang là hoặc là mình hiểu Chân Như gì đó thì nó khác, còn anh nhìn mà đang là, thì anh thấy được ánh sáng của sự nhận biết, anh thấy sự hợp nhất giữa cái thấy và cái bị thấy thì mới thật đang là.
Thầy: _Đúng rồi đang là nó như vậy nó mới có tám ngàn pháp môn chớ, đang là mà nó theo ông này, ông kia thì đó đâu phải là đang là.
Phật tử: _ Mình trồng cái cây, như thế nào để hái được trái đang là?
Thầy: _Nên nhớ trồng cây để làm sao hái được cái đang là, cái đang là nó hiện diện trước khi anh trồng cây nữa! Mà anh trồng cây khi đó là nó cũng đang là đó, và khi nó tiến triển ra mấy năm không biết nhưng mà nó cũng đang là!
Phật tử: _Bây giờ cho con ý kiến, để cho gọn lại đó anh Thiện, bây giờ tôi nói đây để cho anh nhận được hay không nhận được, tôi tin anh ngày nào sẽ thấy ra.
Người xưa nói là mình là người ở sông nước, mình đang ở dưới sông, nhưng mà mình lại đưa tay xin nước uống, vì cái nền tảng nó ở nơi mình, mà mình chưa nhận thì anh cứ hỏi thế nào, nó đầy ấp như vậy, mà mình đưa tay xin nước uống thì chuyện này có nói hoài cũng không ra.
Mà anh khéo nhận, nơi mình từ đi đứng ngồi nằm, khởi nghĩ hay không khởi nghĩ tất cả những sinh hoạt hằng ngày của anh đó, anh làm thế nào cũng không ra khỏi nền tảng hết. Anh có đi Tây đi Mỹ thì cũng không ra khỏi nền tảng, giống như anh đang ở dưới nước vậy.
Ý tôi là mình phải xoay lại để nhận ra nó trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mình. Thì bao nhiêu đó, anh kinh nghiệm cuộc sống của mình để khám phá.
Thiện: _Nghe cô diễn tả tôi thấy nó vô cùng hấp dẫn, thấy nó ham hết sức ham.
Phật tử: _Đúng ra anh làm kiểu nào, anh muốn ra khỏi cái nền tảng đó cũng không được.
Thiện: _Nhưng mà vấn đề cô nói từ đó tôi có một thắc mắc.
Phật tử: _Anh thắc mắc hoài cũng không giải quyết được.
Thiện: _Không, cô chờ tôi hỏi đi cô mới thấy câu hỏi này nó liên quan như thế nào? Tôi hỏi câu rất là thực tế, cô nói là mình giống như con cá ở trong nước, lúc nào cũng có nước, không ra khỏi nước, tôi rất rõ điều đó, nhưng mà nước trong con người mình là cái gì, thì đó là câu hỏi lớn?
Phật tử: _Tôi không nói con cá, mà tôi nói ở trong nước mà tại sao đưa tay xin nước, còn anh có thắc mắc thì anh hỏi thầy.
Thầy: _Thì bây giờ hỏi chung, câu hỏi này nó không phải hỏi cho vui, nó liên quan đến chuyện tu hành rất là mật thiết. Hỏi là: như cô Sáu trả lời, là mình đang ở trong nền tảng, mà tại sao mình lại không thấy nền tảng mà mình phải hỏi? Cái vấn đề chính là mình đang ở trong nền tàng mà mình không thấy mình ở trong nền tảng.
Phật tử: _Anh nói mà cái gì nằm ngoài nền tảng thì tôi chịu thua, cái anh đang hỏi đó nó cũng trong nền tảng.
Phật tử: _Vậy thì anh chưa nhận ra nền tảng.
Thiện: _Vậy thì cô nên lắng nghe câu hỏi của người chưa nhận được.
Chuyện này rất quan trọng đối với tôi, ngay lúc này nó sẽ có những thay đổi, nếu không cho tôi hỏi thì… như đã nói, mình đang ở trong nền tảng mà mình không biết, như vậy nguyên nhân do đâu mà mình không nhận biết điều đó.
Phật tử: _Nguyên nhân do mình.
(Trong chúng có rất nhiều người không chịu nổi những câu hỏi của anh Thiện, nhiều vị có ý định chỉ thẳng cho anh thấy nền tảng, nhưng thầy quyết định cho anh cả buổi sáng để giải quyết vấn đề của anh, nên câu hỏi của anh được tiếp tục)
Thiện: _Cho tôi xin vài phút để trình bày cái hiểu của bản thân tôi, về những gì tôi hỏi nãy giờ, có thể là cái hiểu lệch lạc của bản thân tôi thôi. Sở dĩ tôi không thấy được điều này là tôi bị một cái gì đó nó che chắn, tạm gọi là cái nhận thức lệch lạc của tôi. Tức là cái hiểu sai của tôi.
Sở dĩ mình ở trong cái nền tảng mà mình không nhận biết ra điều đó là bị cái che chắn, theo tôi cái lý mình sống trong cuộc đời, khi mà căn tiếp xúc với trần, mình hoạt động mình sống đủ thứ, tất cả hoạt động đó nó diễn ra hoàn toàn tự nhiên, có thể nói những cái đó diễn biến mình không làm chủ được. Bằng cớ rõ nhất là hoạt động của thân mình. Từ nhỏ tới giờ mình sinh sống mấy chục năm mà mình không làm chủ được tiến trình hoạt động của thân mình, thậm chí cả cái dòng tâm thức mình mình không bao giờ làm chủ được. Nhưng mà trong thâm tâm mình mình cho rằng mình có quyền làm chủ những cái đó. Theo bản thân tôi, tôi thấy chính cái ý niệm đó, ý niệm cho rằng mình làm chủ thân tâm, cái đó là cái che chắn.
Phật tử: _Anh thấy cái sự thật về bản thân anh nó rõ ràng như vậy, vì cái tác ý của anh anh không làm chủ được thành ra anh không thấy được cái kia, nếu anh muốn thấy được cái kia thì mọi hoạt động của anh, nếu anh có cái biết trước mọi hoạt động đó, thì cái hoạt động này nó có tia cực tím, cái dòng nước nó chảy tia cực tím nó soi ngang là nó sạch. Vì không thấy cái trước khi có niệm, có lời nói, đó là nền tảng, anh nói trong nền tảng thì cái nền tảng tự biết. Khi nó biết rồi thì anh nói đúng, nói sai gì cái nền tảng đó nó vẫn biết hoàn toàn. Nó không cho anh vượt cái mức cho phép và từ từ tình thương và từ bi nó sẽ trở lại với anh.
Thiện: _Anh nói hai cái này, ý nó không ăn nhau.
Hồi nãy mọi người giải thích thì con nghe nhưng mà không nắm được, chỉ có anh này ví dụ như đất sét là thể nó theo duyên nó nắn ra các hình tượng thì con nghe giống như mình có một chỗ mình bám vô. Đất sét hiện thân này là của chú Hùng, thân kia là của thầy, thân này là của con tất cả là từ thể đất sét, nhưng con đâu có chịu đâu, con nói cái thân này là của con, cái thân kia là của chú Hùng, hai cái hoàn toàn khác nhau, rồi sinh ra đủ thứ chuyện rắc rối, trên đời thì con thấy chú này gợi ý rất là hay.
Tất cả là biểu hiện của nền tảng thôi, nhưng mà cái ý niệm chấp biểu hiện đó là mình cho nên nó che chắn khiến cho mình không thấy được nền tảng. Trong khi đó ngay lúc mình bị che chắn, đang lúc mình chấp vào cái tôi thì mọi thứ biểu hiện hoàn toàn không bao giờ có cái tôi. Hoàn toàn vô ngã, đó là điều con muốn nói, điều này con muốn nói nhưng mà cũng là suy đoán mình thôi chớ thật sự, mình chưa có chứng nghiệm được điều này.
Bởi vì con đọc kinh Vô Ngã, đức Phật thuyết pháp xong thì năm anh em Kiều Trần Như chứng đạo, tóm tắt câu đó là: “Thân này không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã.” Như vậy mà ngài Kiều Trân Như chứng đạo, mà sau này con đọc câu đó, đọc đi đọc lại chừng một ngàn lần mình không chứng gì hết, sau này con áp dụng một câu giống như phương pháp đối trị để tu, để vượt qua những cám dỗ cái này cái kia của mình, thì con có chút xíu thành công, nhưng cuối cùng cũng chẳng được cái gì hết.
Tại sao một câu nói của bậc giác ngộ nói ra một kinh nghiệm thật sự, tại sao đối với mình mình nghe rồi mà nó không có giá trị gì hết?
Vậy con xin hỏi thầy vấn đề nằm ở chỗ nào?
Thầy: _Vấn đề thứ nhất là câu đó Phật nói ra mà mình không chứng ngộ được là mình không hành theo nó.
Còn cái thứ hai nữa theo thầy nghĩ, mình phải tin, cái tin đó nó mới quyết định cho mình hành.
Mình tin là sao?
Mỗi cái niềm tin của mình là đặt trên những cái định đề, tiền đề khác nhau, cái quan trọng là ở đó. Ví dụ như: Thiện nói là có những che chắn làm cho mình không thấy được nền tảng, phải hông?
Đó là tiền đề có những che chắn.
Mình phải đi ngược lại, mà sáng giờ thầy vẫn nói vậy, thầy đi ngược lại, là cái tiền đề của thầy, cái định đề của thầy là:
“Tất cả đều phát xuất từ nền tảng, cho nên tất cả những che chắn đó đều là diệu dụng của nền tảng”
Đó, thầy chỉ nói được tới đó thôi. Chớ thầy không đặt cái tiền đề là che chắn, vọng tưởng hay cái quái gì đó, ngã hay cái gì đó đều phát xuất từ nền tảng, nên nó là diệu dụng của nền tảng, cho nên đối với thầy, đối với người mà tu hành như vậy đó, chớ không phải đối với thầy đâu. Đối với người tu hành như vậy thì không có che chướng, chỉ có diệu dụng thôi.
Thiện: _Nghe thầy nói con thấy như hé ra được chút ánh sáng, con chưa dám tin lắm, con vẫn cứ nghĩ rằng…
Thầy: _ Đó thầy nói có chừng đó, Bây giờ có bóp cổ thầy thầy cũng không nói ra được nữa. Ông Thiện này ông cứ dụ miết hà!
Thiện: _Vì con cứ nghĩ rằng chính những ý niệm đó là che chắn thật sự, con bị ám ảnh bởi nó, đó thầy!
Thầy: _Thì bởi vì do mình không tin, mình cứ tiền đề, thầy nói rồi cái tiền đề không tin là nó nhiều che chướng lắm! Còn cái tiền đề của thầy, là thầy cũng theo kinh thôi chớ không phải thầy biết gì đâu, theo kinh:
Tất cả đều sanh ra từ Như Lai Tạng, tất cả đều sanh ra từ nền tảng, cho nên ngay những che chắn đó cũng là Như Lai Tạng.
Khi cái tiền đề như vậy thì cái che chắn của mình nó trở thành dễ dàng, còn mình cứ ám ảnh đó là con ma, nói thẳng là nó rất khó, mà mình nói nó là tấm màng nó che chắn mình thì mình tới mình khoát ra thôi chớ có gì đâu. Nhưng mà mình nói nó là con ma nó che chắn mình, thì mình sợ mình không dám đến gần nó, nó cứ che chắn miết, còn nói nó là Như Lai Tạng, nó là cái này cái nọ, thì tấm màn nó che chắn, tôi tới tôi vén nó ra chớ có gì đâu?
Đó tất cả mọi che chắn đều là diệu dụng của Như Lai Tạng, đều là diệu dụng của nền tảng, thì mình đi theo cái lối này, mình tin theo như vậy thì nó dễ dàng hơn, chớ còn mình cứ nói che chắn, che chắn, cả đời cứ che chắn, nhiều khi không có che chắn mình cũng bị cái câu che chắn nó che chắn miết rồi nó trở thành thiệt!
Phật tử: _Thầy nói như vậy hết ý rồi, anh đồng ý không anh Thiện?
Thầy: _Không, không đồng ý mới tốt chớ còn đồng ý …
Phật tử: _Thấy khỏe trong mình chưa anh?
Thiện: _Thấy khỏe hơn năm mươi phần trăm rồi đó, con cám ơn thầy!
Thầy: _Rồi được năm chục phần trăm phải hông? Còn năm chục phần trăm khác bữa khác tới, chớ bữa nay hông có thêm nữa đâu. Chỉ bán bữa nay năm chục phần trăm thôi. Không có bán nữa.
Thiện: _Con xin phép chấm dứt chuyện của mình, cảm ơn đại chúng!
Mọi người vỗ tay hoan hỷ.
Tánh Hải Kính ghi.
AYANG RINPOCHE VÀ PHÁP MÔN PHOWANăm 1982 HH Dalai Lama và HH Karmapa đều lần lượt yêu cầu Ayang Rinpoche du hành đến “những đất nước phương Tây” và hoằng truyền Phowa
Tên thường gọi: Phật Thầy.Địa chỉ: ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 863216.Chùa toạ lạc ở ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị
Chiêm ngưỡng Đàn tràng Dược Sư Phật tại chùa Huê Nghiêm Pháp hội Dược Sư Tiêu tai tăng diên thọ - Kỳ quốc thới dân an do Ban Trị sự THPG TP.HCM
Đại sư CHODEN Rinpoche thăm Việt NamĐạo sư, bậc Thầy nổi tiếng là Hành giả Du Già và Học giả của Tây Tạng Choden Rinpoche - thuộc Tu viện Sera Je – là
Vấn đề quan trọng nhất của mình là trong khi thiền định là mình phải sống được với ông chủ, đó là khi dễ nhất để mà mình tìm ra ông chủ,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt