Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Trong tiếng Tây Tạng, danh từ "thiền định" có cùng một nguồn gốc với từ "quen thuộc" hay "làm quen". Thế nên trong thiền định người ta thử quen nhìn thấy thế giới đúng như nó là và làm quen với một cái nhìn thây chính xác về thực tại, để loại bỏ mọi quan niệm sai lầm và những thái độ phiền não.

Thiền định, đó không phải là xua đuổi mọi tư tưởng khỏi tâm thức để ở trong một trạng thái trông không. Không có gì khả quan trong một trạng thái trổng không. Những tư tưởng được lèo lái khéo léo có thể giúp chúng ta, nhất là ở những cấp độ đầu của thiền định. Chúng ta phải đến chỗ vượt khỏi những giới hạn của ý niệm, điều này không có nghĩa là ở trong một trạng thái trống .không hôn mê, mà là tri giác rõ ràng và trực tiếp thực tại.

Để bắt đầu việc này, phải nghe những giáo huấn về cách thiền định và về những đối tượng thiền định. Thiền định/ không phải chỉ ngồi khoanh chân và nhắm mắt. Đó là hướng tâm thức mình đến một đối tượng tích cực và trau dồi điều tốt. Để biết tiến hành thế nào, cần thiết phải nghe những giáo huấn của một vị thầy có kinh nghiệm.

Tiếp theo phải suy nghĩ về những giáo huấn: hiểu chủ đề trướe khi làm quen với nó. Điều này có thể hoàn thành bằng cách thảo luận những giáo huấn với những người bạn và những người thầy trong Pháp. Điều này cũng có thể làm một mình, ngồi trong tư thế thiền định.

Chúng ta có trước hết một thông hiểu trí thức về chủ đề, rồi chúng ta hòa nhập nó vào tâm thức chúng ta bằng thiền đinh. Nếu chúng ta khiến tâm thức làm quen với một sô" thái độ và một sô" ý tựởng nào đó - như tình thương không thiên vị hay thực tại của trí tuệ - chúng dần dần ữở thành tự phát trong chúng ta.

Tư thế thiền đinh cổ điển như sau: ngồi hai cKân tréo nhau trên một cái gối, thân cao hơn đùi. Hai vai buông thõng và lưng thẳng, như thể người ta bị Kéo về phía ữên từ đỉnh đầu. Hai tay để dưới rốn, sát bụng, tay phải trên tay trái và những ngón cái chạm nhau. Hai cánh tay không sát vào thân cũng không quá cách hở, mà một tư thế thoải mái. Đầu hơi cúi xuống, miệng ngậm, lưỡi chạm khẩu cái.

Hai mắt mở hé để tránh buồn ngủ, nhưng chúng không thấy gì. Chúng chỉ hướng về đàng trước, khoảng kéo dài của mũi hay nhìn xuống đất. Thiền định làm việc với ý thức chứ không phải với nhãn thức. Không nên thử "nhìn" với hai mắt suốt thời thiền.

Thiền định buổi sáng trước khi bắt đầu những hoạt động ban ngày là tốt. Vì tâm thức lúc đõ tươi mới hơn. Nếu người ta tập trung vào những thái độ lợi lạc trong thiền định buổi sáng, người ta sẽ cảnh giác và bình an hơn trong suốt ngày. Thiền định buổi chiều cho phép chúng ta xếp đặt và "tiêu hóa" cái gì đã xảy ra trong ngày trước khi ngủ

Lúc đầu, những buổi thiền định không nên quá dài. Hãy chọn một độ dài thích hợp với khả năng và thời gian biểu của bạn. Quàn trọng là đều đặn trong thực hành thiền định để làm quen với những thái dộ lợi lạc. Thiền định mười lăm phút mỗi ngày thì tốt hơn là ba giờ một ngày rồi những ngày còn lại không có buổi liào cả.

Như động cơ của chúng ta quyết định hành động của chúng ta là tốt hay không, cực kỳ quan trọng trau dồi một ý định tốt trước khi thiền định. Nếu người ta bắt đầu mỗi thời thiền với một động cơ mạnh mẽ, sẽ dễ dàng tập ữung hơn Thế nên, trước khi đặt sự chú ý vào đối tượng thiền định, cần thiết trong một phút chốc nghĩ đến những lợi lạc của thiền định cho mình và người khác.

Người ta có thể phát sanh ra ý định vị tha theo cách sau: "Thật tuyệt vời nếu tất cả chúng sanh được hạnh phúc và thoát khỏi mọi khó khăn! Tôi mong được thực sự đóng góp vào việc đó, chỉ cho họ con đường giác ngộ. Nhưng bao giờ tâm thức tôi chưa sáng tỏ, tôi không thể tự giúp mình, và còn kém hơn trong sự giúp đỡ những người khác. Thế nên tôi muôn tự hoàn thiện mình - loại bỏ những tiêu cực và ữiển khai những tiềm năng của tôi - để có thể phụng sự tốt hơn cho những người khác. Thế nên tôi sắp làm buổi thiền đinh này, nó sẽ là một giai đoạn nữa trên con đường."

Có nhiều thiền định trong Phật giáo, chủ yếu chia thành hai phạm trù: thiền đinh nhằm đạt đến samatha (định tâm, chỉ) và những thiền định nhằm đạt đến vipassana (quán, nhìn thấy thấu suốt). Đức Phật nói ữong Kinh những Phắt Giác của những Tư Tiêng của Phật:

Mặc dù ta đã dạy nhiều loại thiền định - những cái của Thanh Văn (nhằm đạt đến trạng thái A ỉa hán), những cái của Bồ tát và những cái của chư Phật - hãy biết rằng chúng đều bao gồm trong hai thực hành Định và Tuệ (nhìn thấy thấu suốt).

  1. Định tâm

Đinh tâm là khả năng ổn đinh của tâm thức trên đối tượng thiền đinh với sự sáng tỏ và vững chắc lâu như người ta muốn. Với sự bình lặng, tâm thức chúng ta trở nên rất mềm mại, điều này cho chúng ta tự do để an định trên mọi đối tượng đức hạnh nào. Nếu sự bình lặng không thể một mình triệt hạ những phiền não, nó cũng làm giảm đáng kể sức mạnh của chúng. Sự tức giận, tham luyến và ghen tỵ thô không nổi lên, đến mức người ta cảm thấy nhiều sự hài hòa với thế giới.

Để cho tâm thức an trụ trong bình lặng, phải tự thoát khỏi những lo âu, những thành kiên, những xao lãng phóng dật. Thế nên để khai triển sự bình lặng người ta thực hành tập trung hay nhập định, nơi tâm thức trụ vào đối tượng thiền định.

Đức Phật đã cho chúng ta nhiều đối tượng khác nhau để trụ sự chú ý vào đó hầu khai triển tập trung vào một điểm, dù đó là thiền đinh về tình thương như một đối ữị với tức giận hay thiền định về sự đáng ghê tởm như một đối trị với bám luyến. Người ta cũng có thể thiền định về bản chất sáng tỏ và thức giác của tâm thức. Hình ảnh Phật có thể là một đối tượng thiền định, người ta quán tưởng Phật trong con mắt của tâm thức và tập trung vào đó. Hơi thở là một trong những đối tượng chánh dùng để tăng trưởng sự bình lặng.

Để thiền định về hơi thở, hãy ngồi thoải mái và thở bình thường. Không tìm cách thở sâu hay cưỡng ép hơi thở bạn theo một cách nàọ. Hãy thở như bình thường và qụan sát và sống'trọn vẹn hơi thở của bạn. Hãy tập trung sự chú ý trên đầu mũi quan sát cảm giác về hơi thở ra và vào.

Lần đầu khi thiền định, chúng ta thường ngạc nhiên và lo, vì chúng ta có cảm tưởng tâm thức cũng rộn rịp như một đường phố đông ngựờỉ - có quá nhiều tiếng động, quá nhiều tư tưởng và quá nhiều xao động. Không phải thiền định tạo ra một hỗn loạn như vậy trong tâm thức bạn. Thật ra, tâm thức chúng ta đã tán loạn như vậy lâu rồi, nhưng chúng ta không ý thức. Không có gì phải chán nản vì sự nói nắng huyên thuyên này của tâm thức. Bằng thực hành đều đặn, tâm thức chúng ta sẽ tập trung và ít dần những phóng dật xao lãng.

Hôn trầm và xáo động là hai chướng ngại chánh cho sự khai ữiển tập trung. Hôn trầm đến khi tâm thức biếng nhác. Nếu không làm gì cả, người ta thậm chí ngủ quên, thế nên phải thực hành những đối trị thích hợp. Bấy giờ chúng ta có thể tạm thời ngưng tập trung vào hơi thở như đối tượng thiền đinh và nghĩ đến cái gì nâng cao tâm thức, như sự tái sanh làm người tôt đẹp hay tiềm năng Phật tánh đang trở thành của chủng ta. Để làm tan hôn trầm, người ta cũng quán tưỗng ánh sáng trong trẻo đầy phòng hay lưu thông trong thân. Sau đó có thể trở lại thiền định về hơi thở

Có lời khuyên cho ngựờỉ mới học có khuynh hướng buồn ngủ khi thiền định là hãy rửa mặt bằng nước lạnh trước khi ngồi giữa hai thời thiền, bạn có thể nhìn ra xa, điều làm tâm thức tươi tỉnh trở lại.

Xáo động là chướng ngại chánh khác cho sự bình lặng bên trong. Nó xảy ra khi tâm thức bị lôi kéo bởi cái mà chúng ta quá bám luyến. Chẳng hạn, chúng ta định tâm trên hơi thở đã ba mươi phút thì thình lình sự chú ý chạy qua chuyện thức ăn. Rồi chúng ta nghĩ đến những người chúng ta yêu thích, ngày nghỉ cuối tuần sắp đến.

Xáo động khác với xao lãng phóng dật. Xáo động bị kéo về những đối tượng hấp dẫn mà chúng ta bám luyến, còn trong phóng dật sự chú ý của chúng ta bị lôi kéo bởi những cái khác. Chẳng hạn phóng dật là nhớ đến những gì chúng ta làm cách đây vài năm, cũng như nghĩ đến phẩm tính Phật khi chúng ta đang tập trung vào hơi thở

Xáo động chỉ ra tâm thức bị tăng quá cường độ và khích động. Đối trị là nghĩ đến cái gì buồn bã, như vô thường, những mặt khó chịu của sự bám luyến hay khổ đau của vòng sanh tử. Ngay khi tâm thức trở nên nghiêm chỉnh hơn, người tá trở lại thiền định về hơi thở.

Chú ý và phản tỉnh là hai yếu tô" cho phép chúng ta tránh và chống lại phóng dật, biếng nhác và xáo động. Với chú ý chúng ta nhớ đến đối tượng thiền định: hơi thở. Sự nhớ hay ý thức về hơi thở là mạnh mẽ đến độ không có tư tưởng nào có thể làm xao lãng chúng ta.

Sự trông coi cẩn mật cho chúng ta kiểm nghiệm rằng mình không xao lãng, không ngủ, không xáo động và mình luôn luôn tập trung vào đối tượng thiền đinh Nó giống như một người thám thính thỉnh thoảng đến quan sát xem chú ý của chúng ta có luôn luôn tập trung vào hơi thở hay đi đâu rồi. Nó cũng cho phép chúng ta xem sự tập trung có buông lỏng hay không. Nếu sự trông coi nhận thấy chúng ta luôn luôn tập trung, chúng ta tiếp tục, nếu nó phát hiện chúng ta xao lãng, biếng nhác hay xáo động, chúng ta làm mạnh thêm tập trung và dẫn tâm thức về đối tượng và áp dụng những đối trị.

Kiên nhẫn là một phẩm tính cần thiết khác cho sự khai triển bình an bên trong Chúng ta phải tự chấp nhận chính mình và được làm cho sinh động bằng sự tự tin và nhiệt thành để làm bình lặng tâm thức. Mong muốn quá và chờ đợi những kết quả tức thời cũng là những chướng ngại. Ngược lại, không có tiến bộ nào đạt được nếu lười biếng. Vậy thì chúng ta hãy trau dồi một "nỗ lực mà thư giãn".

Khai triển sự bình lặng của tâm thức là một tiến trình dài hơi. Chớ tin rằng chỉ vài thời thiền địrih là đủ đạt đến tập trung vào một điểm. Nhưng khi theo những giáo huấn tốt đẹp của một vị thầy và kiên trì với vui vẻ không trông đợi, người ta sẽ đạt đến sự bình lặng của tâm thức.

  1. Cái thấy thấu suôt (tuệ quấn)

Cái thấy thấu suốt là sự nhận rõ đúng đắn đối tượng thiền định, phối hợp với sự tập trung vào chỉ một điểm của sự bình lặng tâm thức. Để tu tập cái thấy thâu suốt, phải hoàn thiện khả năng phân tích đối tượng thiền đinh. Nếu người ta kiên trì định tâm, sự thiền định phân tích cho phép đạt đến cái thấy thấu suốt. Thiền định phân tích cũng có thể được dùng để khai triển định tâm, cũng như định tâm góp phần vào cái thấy thấu suốt. Thật vậy, cái thấy thấu suốt cũng như tuệ quán là một phối hợp của thiền định phân tích và định tâm.

Thiền đinh phân tích, hay cái thấy thấu suốt, hay tuệ quán không có nghĩa là người ta phải trải qua thời gian để tạo tác ý niệm và mất mình trong sự lắm mồm của tâm thức. Trái lại, nếu người ta hiểu rõ đối tượng thiền định, người ta có thể biến nó thành kinh nghiệm. Trong khi thiền định phân tích, người ta có thể đi từ một tư tưởng suy lý đến một tư tưởng vi tế hơn để nhận rõ đúng đắn đốì tượng. Rồi người ta tập trung vào đối tượng này để cho nó một sự vững chắc và hòa nhập nó vào trong tâm thức, theo cách này sự hiểu biết ý niệm trở thành một kinh nghiệm trực tiếp. Kết quả cuối cùng của sự phân tích bởi thế là một kinh nghiêm không phải ý niệm. Trong Kinh những Câu Hỏi của Kasyapa, đức Phật nói:

Kasyapa, như ngọn lửạ bừng cháy khi người ta cọ xát hai thanh củi với nhau, trí tuệ phấn tích khởi ỉên từ một trạng thái có ý niệm. Và cũng như lửa cuối cùng thiêu rụi tất cả gỗ, trí tuệ phân tích lớn dần đến độ thiêu hủy mọi trạng thái có ý niệm.

Có hai loại thiền định phân tích chánh yếu, một loại thì chuyển hóa những thái độ của chứng ta. Chẳng hạn nếu chúng ta thiền định về tình thương, thái độ của chúng ta đi từ tức giận hay ác cảm đến sự thương mến đích thực. Trong loại thứ hai, người ta phân tích đối tượng thiền định để hiểu nó và ưi giác nó. Những thiền định về vô thường và tánh Không là những thí dụ cho loại này.

Trong loại thiền định phân tích thứ nhất, người ta tìm cách chuyển hóa thái độ của mình. Khi chúng ta thiền định về tình thương, dối tượng thiền định là người khác. Chúng ta xem xét lòng tốt của họ đối với chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đã hiểu sâu xa rằng mọi người đều như chúng ta, muốn hạnh phúc và không khổ đau, chúng ta mong ước họ biết được hạnh phúc chân thật.

Khi những tư tưởng đủ mạnh, tâm thức chúng ta tràn ngập một tình thương sâu thẳm và bình đẳng cho tất cả chúng sanh. Một tình cảm mãnh liệt - mong muốn tất cả đều được hanh phúc - nảy sanh nơi chúng ta. Sau khi đã làm nảy sanh một thái độ thương mến qua phân tích, người ta duy trì kinh nghiệm sâu thẳm về tình thương này bằng nhập định. Người ta cũng có thể tiếp tục thiền định về tình thương và như vậy trau dồi định tâm.

Trong thiền định về vô thường, phân tích giúp chúng ta hiểu bản chất đổi thay chóng vánh của thế giới chúng ta. Chẳng hạn lấy cái gì chúng ta thích, như âm nhạc và suy ngẫm tính chất đổi thay của nó. Một điệu nhạc có một khởi đầu, một khoảng giữa và một kết thúc. Nó không còn nữa Ngay trong khi nó còn tồn tại, nó không ngừng đổi thay. Mỗi âm thanh của nó kéo dài một giây phút, và ngay cả trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó nó cũng thay đổi.

Nếu xem xét sâu xa sự vô thường, người ta thấy ra rằng vũ trụ của chúng ta thường trực trong chuyển động. Nó có vẻ cứng chắc và vững vàng với tri giác bình thường của chúng ta, nhưng phân tích cho cùng nó là phù du. Hiểu điều đó giúp chúng ta tránh bám luyến cũng như khổ sở và mê mờ đi theo bám luyến. Khi hiểu vô thường chúng ta có thể thưởng thức những sự vật và sông chúng trọn vẹn bao giờ chúng còn kéo dài. Khi chúng biến mất, chúng ta không khóc lóc vì chúng, điều không làm chúng ta mất bình an trong cuộc sống ngày thường.

Thiền định về tánh Không, người ta phân tích bản tánh tối hậu của những cá nhân và hiện tượng. Như chúng ta đã thấy trong đoạn về trí tuệ, người ta tìm cách thấy tri giác của mình về cách thế hiện hữu của những cá nhân và hiện tượng là đúng hay không. Một khảo sát chăm chú làm cho chúng ta ý thức rằng chúng trống không mọi phóng chiếu sai lầm về một hiện hữu tự thân. Tới điểm này, chúng ta đã hiểu tánh Không là gì.

Để đi đến cái thấy thấu suốt về tánh Không, người ta phôi hợp sự thông hiểu đúng về tánh Không với định tâm, điều cho phép tâm thức chúng ta an định trên tánh Không trong một khoảng thời gian dài. Khi tập trung như vậy vào thực tại, tâm thức chúng ta sẽ được tịnh hóa khỏi mọi tấm màn phiền não.

Tất cả những chủ đề được nói đến trong cuốn sách này là những dối tượng để thiền định. Ngựời ta có thể thực hành thiền định phân tích về tái sanh và về nhân quả để hiểu cơ chế của chúng. Khi tham thiền về lòng tốt của những người khác và những tai hại của ích kỷ, người ta phát sanh tình thương và mong muốn tự phát được phụng sự họ. Tóm lại, tất cả điều đức Phật dạy đều nuôi dưỡng thiền định.

Hai loại thiền định này, suy ngẫm và phân tích, đều quan trọng. Nếu người ta chỉ có khả năng tập trung mà không có thể phân tích đứng những đối tượng thiền định như tánh Không, người ta sẽ không thể tiệt trừ gốc vô minh. Ngược lại, nếu chúng ta hiểu đúng tánh Không mà không thể duy ữì sự tập trung, sự thông hiểu của chúng ta không có một ảnh hưởng sâu xa với tâm thức chúng ta, và vô minh của chúng ta sẽ không hoàn toàn bị loại bỏ. Chỉ sự hợp nhất giữa bình lặng tâm thức và cái thấy thấu suốt (samatha và vipassana) mới làm cho chúng ta thực sự tiến bộ trên con đường giải thoát.

Xem mục lục