Bài Viết (701)


Tánh Phật Này - Thiền Sư Hám Sơn, Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch

1,039

Cái thường được hiểu như là tu tập chỉ có nghĩa là sống thuận theo [bất cứ trạng thái nào của] tâm mà ngươi ở nơi đó để thanh tịnh hóa, và làm biến đi các vọng niệm và tập quán. Đưa nỗ lực của ngươi vào đây thì gọi là tu tập. Nếu chỉ trong nhất niệm, mà các vọng tưởng hốt nhiên ngưng lại, thì [ngươi sẽ] nhận ra bản tâm của ngươi một cách tận tường, và chứng ngộ rằng nó thì bao la và rộng mở, sáng tỏ và chiếu diệu – vốn đã sẵn viên mãn và tròn đầy. Trạng thái này, thanh tịnh tự nguyên thủy, không [chứa] một vật nào, thì gọi là giác ngộ. Ngoài tâm này ra, thì không hề có cái gì gọi là tu hay chứng. Tự tánh của tâm thì y hệt như một tấm gương, và mọi dấu vết của vọng niệm và chấp thủ như bụi phủ lên tâm.

  1. Cách Để Tu Tập và Đạt Ngộ

Về cội rễ và nhân duyên của Đại Sự này, [cái Tánh Phật này] thì đã nằm sẵn trong mọi người; do vậy, nó đã viên mãn bên trong ngươi, không thiếu gì cả. Điều khó chính là, từ vô thỉ, hạt giống mê đắm, vọng niệm, thọ tưởng chấp thủ, và tập quán sâu dày đã ngăn che tánh sáng chiếu diệu này. Ngươi không có thể thực chứng nó bởi vì ngươi đang chìm đắm trong vọng niệm rời rạc về thân, tâm và pháp giới, miệt mài phân biệt và say đắm [về cái này và cái kia]. Vì các lẽ đó, ngươi cứ luân hồi sinh tử bất tận.

Nhưng, tất cả chư Phật và chư tổ đã xuất hiện trong đời, dùng vô lượng lời nói và các phương tiện thiện xảo để giảng nghĩa về Thiền và làm sáng tỏ tông nghĩa. Để thích ứng với các căn cơ chúng sinh khác nhau, tất cả các phương tiện thiện xảo hệt như công cụ để nghiền nát cái tâm lăng xăng dính mắc, và chứng ngộ rằng ngay từ khởi thủy vốn thật không có cái gì gọi là “các pháp” (dharmas: vật) hay là [trong ý nghĩa của] “cái ngã” (self).

Cái thường được hiểu như là tu tập chỉ có nghĩa là sống thuận theo [bất cứ trạng thái nào của] tâm mà ngươi ở nơi đó để thanh tịnh hóa, và làm biến đi các vọng niệm và tập quán. Đưa nỗ lực của ngươi vào đây thì gọi là tu tập. Nếu chỉ trong nhất niệm, mà các vọng tưởng hốt nhiên ngưng lại, thì [ngươi sẽ] nhận ra bản tâm của ngươi một cách tận tường, và chứng ngộ rằng nó thì bao la và rộng mở, sáng tỏ và chiếu diệu – vốn đã sẵn viên mãn và tròn đầy. Trạng thái này, thanh tịnh tự nguyên thủy, không [chứa] một vật nào, thì gọi là giác ngộ. Ngoài tâm này ra, thì không hề có cái gì gọi là tu hay chứng. Tự tánh của tâm thì y hệt như một tấm gương, và mọi dấu vết của vọng niệm và chấp thủ như bụi phủ lên tâm. Khái niệm của ngươi về các hiện tướng chính là bụi này, và ý thức đầy cảm  xúc của ngươi chính là bụi đó. Nếu tất cả vọng niệm tan biến, tự tánh sẽ hiển lộ ra. Cũng hệt như khi bụi được lau, thì gương lại phản chiếu rõ ràng. Điều này y hệt như với Pháp (Dharma: pháp môn).

Tuy nhiên, tập quán, mê vọng và chấp thủ dính mắc được chồng chất từ vô lượng kiếp đã thành sâu dày. May mắn, nhờ hứơng dẫn của thiện tri thức, trí tuệ bát nhã vốn sẵn nơi ta có thể được hiển lộ. Tỉnh ngộ rằng trí tuệ đó vốn đã sẵn nơi mình, chúng ta sẽ có thể khởi Bồ Đề Tâm và phát sinh đại nguyện để vượt qua sinh tử. Việc nhổ gốc rễ sinh tử huân tập từ vô lượng kiếp ngay một lần lại là một việc hết sức tinh tế. Nếu ngươi không có sức mạnh lớn và lòng can đảm đủ để gánh vác đại sự như thế và cắt đứt thẳng [việc này] không chút do dự, thì [việc này] sẽ cực kỳ khó khăn. Một vị tổ đã nói, “Việc này y hệt như một người mà kình chống cả vạn người.” Đó không phải lời hư vọng.

 2.  Cửa Vào Tu Tập và Chứng Ngộ 

Nói một cách tổng quát, trong thời mạt pháp này, nhiều người tu mà không mấy người chứng. Cũng có nhiều người phí sức tu tập mà không mấy ai đón nhận thêm lực dụng tu tập. Tại sao như thế? Họ không đưa nỗ lực [tu] một cách trực tiếp, và không biết con đường tắt. Thay vậy, nhiều người chỉ làm đầy tâm trí họ với kiến thức quá khứ của chữ và ngôn ngữ dựa trên những gì họ đã nghe, hay là họ đo lường các việc bằng cách phân biệt theo cảm tính, hay là họ đè nén vọng niệm, hay là họ tự trùm hào quang với ảo cảnh hiện ra ở các căn của họ. Những người này dựa vào lời của người xưa trong tâm họ và tự cho là thực. Thêm nữa, họ dính vào các chữ này như cái thấy riêng của họ. Họ không biết rằng, không có cái nào [lời người xưa] hữu dụng bao nhiêu cả. Đó là cái được gọi là, “nắm giữ lấy cái giác ngộ của người khác, và làm che mờ cổng giác ngộ của mình.”

Để thiền tập, ngươi trước tiên phải dẹp bỏ hết mọi kiến thức và hiểu biết, và chỉ nhất tâm đưa tòan lực của ngươi đặt lên một niệm. Tin vững chắc vào [chân] tâm của ngươi rằng, nguyên thủy nó thanh tịnh và sáng rõ, không một chút trì trệ nào hết – nó thì sáng và hòan thiện, và bao trùm khắp Pháp giới. Trong tự tánh, thì không hề có thân, không hề có tâm, không hề có thế giới, mà cũng không hề có vọng niệm nào, không hề có bất kỳ thọ tưởng nào. Ngay trong khỏanh khắc này, chính ngay một niệm này tự nó đã là vô sinh. Tất cả mọi pháp đang hiển lộ trước ngươi bây giờ thực ra là ảo giác và vô tự tánh – tất cả vạn pháp đó đều là phản chiếu phóng hiện từ chân tâm của ngươi.

(LND. Câu vừa rồi là dịch sát nghĩa, nhưng có thể làm dễ hiểu hơn khi chuyển ngữ dài dòng như sau: Tất cả mọi pháp đang hiển lộ bây giờ trứơc mắt ngươi, đang hiển lộ bên tai ngươi, đang hiển lộ trứơc mũi ngươi… [với 6 căn]… thực ra là ảo giác và vô tự tánh – tất cả vạn pháp đó đều là phản chiếu phóng hiện từ chân tâm của ngươi.)

Hãy làm việc như thế để dẹp hết mọi vọng niệm. Hãy đặt tâm vào quan sát, nhìn xem niệm sinh từ đâu, và niệm diệt về đâu. Nếu ngươi tu tập như thế này, bất kể lọai vọng niệm nào sinh khởi, thì chỉ một cái chạm vào thôi là chúng đều sẽ tan ra manh mún. Tất cả sẽ tan đi và biến mất. Ngươi đừng bao giờ chạy theo, hay tiếp diễn lan man vọng niệm. Thiền Sư Vĩnh Gia (Yongjia) đã cảnh sách, “Người tu phải cắt đứt cái tâm [mong muốn] tiếp diễn.” Như thế bởi vì, cái vọng tâm vốn là không gốc rễ. Ngươi đừng bao giờ xem một vọng niệm nào là thật và tìm cách bám víu nó trong tâm. Ngay khi niệm khởi lên, hãy thấy nó ngay tức khắc. Khi ngươi nhận ra niệm đó, thì nó sẽ biến mất. Đừng bao giờ tìm cách đè nén các niệm, nhưng hãy cho phép các niệm như nó là, hệt như ngươi nhìn một quả bầu trôi nổi trên mặt nước.

Hãy dẹp hết tất cả thân, tâm và thế giới của ngươi, và hãy đơn giản đưa ra trước [tâm] một niệm, hệt như một mũi kiếm xuyên thủng bầu trời. Cho dù là Phật hay Ma xuất hiện, hãy cắt bỏ hết như một cuộn chỉ rối. Hãy đem tòan bộ nỗ lực và sức mạnh của ngươi, một cách kiên nhẫn, đẩy tâm ngươi đi tới tận cùng. Cái được biết như là “một tâm giữ chánh niệm về chân như” có nghĩa rằng chánh niệm tức là vô niệm. Nếu ngươi có thể quán vô niệm, thì ngươi đang hướng tới trí huệ chư Phật.

Những người tu nào mới khởi Bồ Đề Tâm nên có tín tâm về giáo lý duy tâm. Phật đã nói, “Ba cõi đều là tâm thôi, và vạn pháp thực ra là duy thức thôi.” Tòan bộ Phật Pháp chỉ là giải thích xa thêm về hai dòng này, để cho mọi người có thể phân biệt, hiểu được và khởi tín tâm vào hiện thực này. Những lối đi của phàm và thánh chỉ là những lối đi của mê vọng và giác ngộ trong bản tâm ngươi. Ngòai tâm ra, tất cả các hành nghiệp của thiện và ác đều không thể đạt.

Tự tánh của ngươi thì kỳ diệu. Nó là cái rất tự nhiên và hồn nhiên, không phải cái gì mà người có thể “làm cho giác ngộ” [bởi vì ngươi đã sẵn có nó rồi]. Như thế, cái gì ở đó mà còn bị mê chứ? Mê vọng chỉ để nói về sự thiếu giác ngộ của ngươi rằng tâm ngươi vốn không hề có một vật, và rằng thân, tâm và thế giới nguyên vốn là rỗng rang không tịch. Bởi vì ngươi bị ngăn che, cho nên mới có mê vọng. Ngươi đã luôn luôn xem cái tâm suy lường mê vọng, [cái tâm] cứ thường xuyên sinh ra và diệt đi, như là có thật. Vì lý do đó, ngươi cũng xem các chuyển biến mê vọng và các hiện tướng của các cõi của sáu trần (đối tượng của 6 căn) như là có thật.

Nếu hôm nay, ngươi phát tâm xuất trần và lấy con đường hướng thượng, thì ngươi nên dẹp hết mọi cái thấy và hiểu biết xưa cũ của ngươi. Nơi đây, không một chút xíu tri thức và khôn ngoan nào có thể hữu dụng. Ngươi phải, và chỉ phải, nhìn thấu suốt xuyên qua thân, tâm và thế giới đang hiện tiền, và chứng ngộ rằng chúng đều vô tự tánh. Y hệt như các ảnh chiếu – chúng cũng giống hệt như ảnh trong gương, hay như trăng hiện dưới nước.

Hãy nghe tất cả mọi âm thanh, tiếng nói hệt như gió xuyên qua rừng; hãy thấy tất cả mọi vật nhưng mây bay trên bầu trời. Vạn pháp đều liên tục lưu chảy, biến đổi; vạn pháp đều hư ảo và vô tự tánh. Không chỉ thế giới bên ngòai như thế, nhưng chính các vọng niệm của ngươi, mọi phân biệt khát ái của tâm, và tất cả các hạt giống của đam mê, tập quán, cũng như mọi phiền não cũng đều không gốc rễ và vô tự tánh.

Nếu ngươi có thể thiền quán như thế, thì rồi bất cứ khi nào một niệm khởi lên, ngươi sẽ thấy ngay cội gốc của nó. Đừng bao giờ lơi lỏng để nó đi qua ngươi [mà không thấy xuyên qua nó]. Đừng để bị nó đánh lừa. Nếu ngươi làm được như thế, thì đó là ngươi đang thiền tập chân thực. Đừng gom góp các tri kiến, suy tưởng về nó, và đừng tìm cách thêu dệt một số kiến giải thông minh về nó.

Dù vậy, ngay cả khi phải nói tới pháp tu thì thực sự y hệt như là lựa chọn cuối cùng. Thí dụ như, khi phải dùng tới binh khí, thì chúng thực sự không phải là vật kiết tường. Nhưng chúng được dùng như lựa chọn cuối cùng [trong chiến trận]. Cổ đức đã nói về việc khảo sát Thiền, và đưa ra thọai đầu (huatou). Những cái này, cũng đều là các lựa chọn cuối cùng. Ngay cho dù có vô số công án, thì chỉ riêng dùng câu thọai đầu, “Ai đang niệm Phật đó?” ngươi cũng có thể nhờ nó tăng sức dễ dàng giữa các tình huống phiền não. Ngay cả khi ngươi có thể dễ dàng được tăng lực nhờ nó, [thọai đầu này] chỉ đơn giản là một viên ngói [vỡ] để gõ các cánh cửa thôi. Thực sự, rồi ngươi sẽ phải ném nó đi thôi. Dù vậy, bây giờ thì ngươi phải dùng nó. Nếu ngươi muốn dùng thoại đầu để tham thiền, ngươi phải có tín tâm, có quyết tâm không lay động, và phải miên mật. Ngươi phải không vướng chút xíu nào dao động và bất định. Thêm nữa, ngươi không phải hôm nay làm kiểu này và ngày mai kiểu khác. Ngươi đừng quan tâm chuyện ngươi sẽ không được giác ngộ, cũng đừng cảm thấy rằng thọai đầu này không đủ thâm sâu. Tất cả các suy nghĩ như thế chỉ ngăn trở thôi. Ta phải nói về các thứ đó bây giờ, để ngươi sẽ không khởi chút ngờ vực nào, khi ngươi đối mặt với gian khó.

Nếu ngươi có thể lấy được sức mạnh từ năng lực của ngươi, thế giới bên ngòai sẽ không ảnh hưởng tới ngươi. Tuy nhiên, bên trong, tâm của ngươi có thể khởi lên nhiều lọan tâm mà [như dường] không vì lý do nào cả. Đôi khi tham dục khởi lên; có lúc bất an hiện ra. Nhiều trở ngại có thể khởi lên bên trong ngươi, làm cho ngươi cảm thấy cạn kiệt thân, tâm. Ngươi sẽ không biết nên làm gì. Đó là những nghiệp tập đã cất chứa trong thức thứ tám của ngươi từ vô lượng kiếp. Hôm nay, nhờ công năng thiền tập, chúng sẽ xuất lộ ra hết. Vào thời điểm quan trọng này, ngươi phải có thể nhận ra và nhìn xuyên qua chúng rồi vượt qua [những trở ngại này]. Đừng bao giờ để bị chúng kiểm sóat và dẫn dắt, và quan trọng nhất là đừng bao giờ xem chúng như là thật. Vào lúc đó, người phải chấn chỉnh lại, phải can đảm và miên mật, rồi tận lực bình sinh mà tham thọai đầu. Hãy chăm chú nhìn vào điểm từ đâu mà niệm  sinh khởi, và liên tục dấn tới và hỏi, “Nguyên khởi, không có gì bên trong tôi, vậy thì từ nơi đâu mà [trở ngại] tới? Cái gì đây?” Ngươi phải quyết tâm tìm ra tận gốc chuyện này. Cứ liên tục tham như thế, giết sạch tất cả [vọng hiện] mà không để lại một chút dấu vết nào, cho tới khi ngay cả tới quỷ thần cũng phải bật khóc. Nếu ngươi có thể tham thiền như thế, tin mừng sẽ tới với ngươi một cách tự nhiên.

Nếu ngươi có thể đập vỡ xuyên qua một niệm, thì tất cả vọng tâm đều đột nhiên bị gỡ bỏ. Ngươi sẽ cảm thấy như một bông hoa trong bầu trời mà không rọi ra bóng [râm] nào, hay là như một mặt trời sáng đang chiếu ra ánh sáng vô tận vô biên, hay là như hồ nước trong trẻo, thấy xuyên suốt và rõ ràng. Sau khi kinh nghiệm như thế, sẽ có vô lượng cảm xúc về ánh sáng và sự nhẹ nhàng thỏai mái, cũng như là một cảm giác về sự giải thóat. Đây là dấu hiệu tăng lực nhờ tham thiền cho người sơ học. Không có gì gọi là dị thường hay kỳ vĩ về điều này. Đừng sinh tâm quá vui mừng trong kinh nghiệm tuyệt đẹp này. Nếu ngươi sinh tâm như thế, con Ma Vui Mừng sẽ chiếm ngự ngươi, và ngươi sẽ gặp một lọai chướng ngại khác.

Giấu bên trong tạng thức lại là tập quán nhiều đời và hạt giống tham ái. Nếu ngươi tham thọai đầu mà không hiệu qủa, hay là ngươi không có thể an định (chỉ) và quán chiếu (quán) tâm của ngươi, hay chỉ đơn giản rằng ngươi không khép mình tu tập nổi, thì ngươi nên lễ bái quỳ lạy, tụng đọc kinh điển, và làm lễ sám hối. Ngươi cũng có thể tụng thần chú để nhận mật ấn chư Phật; nghiệp chướng trở ngại được gỡ nhẹ đi. Bởi vì tất cả mật chú đều là mật ấn của tâm kim cương của chư Phật. Khi ngươi dùng chúng, thì hệt như cầm tới chùy kim cương bất họai có thể phá vỡ mọi thứ. Bất cứ những gì tới gần đều sẽ bị đánh cho tan thành mảnh vụn. Cốt tủy của tòan bộ mật giáo của chư Phật và chư tổ đều chứa đựng trong mật chú. Do vậy mới có câu, “Tất cả Như Lai mười phương đã thành đạo chánh đẳng chánh giác xuyên qua các mật chú như thế.”

Mặc dù các vị Phật đã nói như thế rõ ràng, các vị tổ sư lo sợ là các lời đó có thể bị hiểu nhầm, nên đã giữ điều đó làm bí mật, và không sử dụng phương pháp đó. Tuy nhiên, để tăng lực nhờ sử dụng mật chú, ngươi phải tập chúng thường xuyên sau một thời gian lâu dài. Nhưng, dù vậy, ngươi đừng bao giờ mong chờ hay tìm kiếm các đáp ứng phép lạ kỳ bí khi dùng chúng.

3.  Giải Ngộ và Chứng Ngộ 

Có những người ngộ trứơc rồi mới tu sau, và có những người tu trước rồi mới ngộ sau. Ngòai ra, còn có một dị biệt giữa giải ngộ và chứng ngộ.

Những người nào hiểu được tâm họ sau khi nghe giáo pháp từ chư Phật và chư tổ sư thì gọi là giải ngộ. Trong hầu hết trường hợp, những người này rơi vào tri giải kiến thức. Khi chạm mặt với mọi tình huống, họ sẽ không có thể sử dụng những gì họ đã biết. Tâm của họ và ngọai vật ở thế đối nghịch nhau. Không có gì gọi là nhất thể hay hòa hài. Do vậy, họ đối mặt với trở ngại khắp mọi thời. Đó [cái mà họ đã ngộ] được gọi là “tương tự bát nhã” (prajna in semblance) và không đến từ tu tập chân chính.

Còn chứng ngộ thì tới từ thiền tập chân thực và kiên trì, khi mà ngươi tới một chỗ bế tắc, nơi mà núi đồi trần trụi và sông hồ cạn kiệt. Đột nhiên, [vào lúc mà] một niệm ngưng lại, ngươi sẽ nhận ra minh bạch bản tâm của ngươi. Vào lúc này, ngươi sẽ cảm thấy như là chính ngươi gặp lại cha ngươi tại một ngã tư đường – không có nghi ngờ gì về chuyện này. Nó y hệt như chính ngươi đang uống nước. Cho dù nước lạnh hay ấm, chỉ có ngươi biết thôi, và không phải là chuyện ngươi có thể mô tả cho người khác. Đây là thực tu và thực chứng. Trải qua kinh nghiệm như thế, ngươi có thể sống cái chứng ngộ này trong mọi tình huống của đời sống, và thanh tịnh hóa [cũng như giải thóat khỏi, cái nghiệp lực đã hiển lộ] dòng ý thức của ngươi, cái vọng tâm của ngươi và các kiến chấp cho tới khi tất cả các pháp đều hòa vào Một Tâm Chân Thực (One True Mind, có sách gọi là Nhất Chân Pháp Giới Tâm). Đây gọi là chứng ngộ.

Trình trạng chứng ngộ này có thể chia thêm ra, là ngộ cạn và ngộ sâu. Nếu ngươi đưa hết tận lực bình sinh vào gốc rễ [hiện sinh của ngươi], đập vỡ hang sâu của thức thứ tám, và chớp nhoáng đảo ngược hầm sâu căn bản vô minh, với một bước nhảy trực tiếp vào [cảnh giới giác ngộ], rồi thì không còn gì nữa để ngươi học. Cái này [hầm sâu] có gốc rễ nghiệp lực thâm căn. Sự chứng ngộ của ngươi phải thực sự thâm sâu. Chiều sâu của những người tu pháp tiệm tu, [mặt khác,] sẽ chỉ nông cạn thôi.

Điều tệ hại nhất là tự thỏa mãn với chút ít [kinh nghiệm]. Đừng bao giờ tự cho phép rơi vào các kinh nghiệm hào nhóang được sinh khởi từ các căn của ngươi. Tại sao? Bởi vì thức thứ tám của ngươi chưa được phá vỡ, nên bất cứ gì mà ngươi kinh nghiệm hay làm đều sẽ bị bao phủ bởi vọng thức và vọng tâm của ngươi. Nếu ngươi nghĩ rằng ý thức đó là thực, thì y hệt như nhận lầm tên cướp làm con mình. Cổ đức có nói, “Người tu chưa thấy được thực tướng chỉ là vì cứ nhận lầm ý thức của họ là thực; cái mà người ngu nhận là khuôn mặt bản lai của họ thực sự chỉ là gốc rễ căn bản của sinh tử.” Đây là rào cản mà ngươi phải vượt qua.

Cái được gọi là đốn ngộ và tiệm tu là chỉ cho người đã trải qua một chứng ngộ thâm sâu, nhưng vẫn còn tập quán dư lại chưa tức khắc thanh tịnh hóa được. Với những người này, họ phải thực hiện những công năng từ sự chứng ngộ đã trải qua của họ để đối mặt với mọi tình huống trong đời sống, và đưa ra sức mạnh từ sức an định (chỉ) và chiếu sáng (quán) của họ để tâm họ họat dụng trong các tình huống khó khăn. Khi một phần trong kinh nghiệm của họ ở các tình huống như thế khế hợp [với đạo], thì họ đã chứng được một phần Pháp Thân. Khi họ xóa tan đi một phần vọng tưởng, thì một phần trí huệ căn bản sẽ hiển lộ ra. Cốt tủy phải là tu tập liên tục miên mật. [Với những người này,] sẽ thấy hiệu   quả hơn khi họ tu tập trong các tình huống của đời thực.

 

Yếu Chỉ Tu Chứng Cho Người Sơ Học
Thiền Sư Hám Sơn Đức Thanh

Thiền Sư Hám Sơn Đức Thanh (1546-1623) là một vị thầy lớn trong Thiền Tông Trung Hoa. Năm 7 tuổi, cậu bé đã quan tâm về ý nghĩa sống và chết. Năm 9 tuổi, cậu rời nhà để vào chùa Báo Ân tu học, nơi vị trụ trì là Hòa Thượng Tây Lâm đang giữ chức Gián Nghị tại triều đình nên khuyến khích các học tăng học cả Tam Giáo – Phật, Nho, Lão. Tới năm 19 tuổi, ngài xuống tóc, chính thức xuất gia. Năm sau, ngài dự khóa thiền thất do Thiền Sư Vân Cốc mở tại chùa Thiên Giới, được trao cho tham công án, “Ai đang niệm Phật?” Trong 3 tháng liền, tâm ngài Hám Sơn không khởi một niệm, như sống trong mộng, không thấy đại chúng chung quanh…

Một lần, ngài hốt nhiên hiểu thông giáo lý tương tức trong khi nghe giảng về Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra) và bộ luận Thập Huyền Môn (The Ten Wondrous Gates). Một thời gian sau, ngài lại trải qua một kinh nghiệm chứng ngộ thâm sâu khác tại Ngũ Đài Sơn, khi ngài đọc bộ luận Vật Bất Thiên (Things Do Not Move, Vật Không Hề Chuyển Động) trong tập Triệu Luận (Book of Chao). Ngài sau đó còn trải qua nhiều lần ngộ đạo nữa.

Sau khi viên tịch, nhục thân ngài vẫn trụ trong tư thế ngồi kiết già, đưa về thờ tại Chùa Nam Hoa, bên cạnh nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng. Ngài Hám Sơn đã viết chú giải nhiều kinh luận. Khi hoằng pháp, ngài dạy cho tứ chúng cả Tịnh Độ Tông, khuyến khích lập các pháp hội Niệm Phật.

Bản Việt dịch trên đây dựa theo “Essentials of Practice and Enlightenment for Beginners,” bản Anh dịch của Guo-gu Shi. Bài viết cô đọng của ngài Hám Sơn gồm ba phần, và sẽ được dịch tòan văn nơi đây.

Thiền Tập - Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch -NXB. THIỆN TRI THỨC 2005

Theo: Thientrithuc.vn

1,039

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

SỐNG TRONG BỒN NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ   PHẬT DI ĐÀ  (Amitabha)Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng

15,880
THUẬN TÁNH KHỞI TU - Nguyễn Thế Đăng

THUẬN TÁNH KHỞI TU1. Thế nào là Thuận tánh khởi tu? Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa Thuận

16,009
KHÔNG ĐƯỢC BÁM VÍU VÀO BẤT CỨ GÌ CẢ - BUDDHADASA BHIKKHU

Giáo huấn của Đức Phật liên quan đến việc tu tập về tánh Không chính là cốt lõi của toàn bộ giáo huấn Phật giáo: «Không được bám víu vào bất cứ

904
ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN BỒ TÁT - ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỦA PHẬT

Đại từ, đại bi đã phân biệt ở trong đoạn nói về bốn tâm vô lượng rồi, nay sẽ nói lược thêm: Đại từ cho vui tất cả chúng sanh, đại bi

891
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - PHẨM THỨ MƯỜI CHÍN

Lại nữa Thường Tinh Tấn! Sau khi đức Như-Lai diệt độ, nếu có người thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói,

525
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,360
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,782
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,690
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,474
Chùa Việt
Sách Đọc