Bài Viết (701)


Guru Yoga - Thiền Du già Bổn sư Đức Karmapa thứ 16.

493

THIỀN DU GIÀ ĐỨC KARMAPA THỨ XVI

Ta cảm nhận luồng khí vô hình đi qua đỉnh mũi và để cho mọi suy nghĩ và cảm xúc trôi qua mà không đánh giá chúng.

(Hít thở 3 hoặc 7 hoặc 21 lần)

Bốn Tư Tưởng Căn bản 

Sau đó, ta tập trung vào bốn tư tưởng căn bản, hướng tâm tới giải thoát và giác ngộ.

Ta nhận ra cơ hội quý báu trong đời sống này là ta có thể mang lại lợi lạc cho vô vàn chúng sinh thông qua các Pháp của Đức Phật. Ít người biết tới các phương pháp thực hành Kim Cương Thừa và còn ít hơn nữa, những người có thể sử dụng được chúng.

Ta ghi nhớ sự vô thường của vạn vật hữu vi. Chỉ có không gian trong sáng, vô hạn của tâm là còn mãi và không biết là các điều kiện sẽ tồn tại bao lâu để ta nhận biết được điều này.

Ta hiểu Luật Nhân Quả, tất cả đều do ta tự khởi sinh. Tất cả những suy nghĩ, lời nói và hành động trong quá khứ tạo nên hiện trạng của ta hôm nay, và ngay lúc này đây, ta đang gieo những hạt giống cho tương lai của mình.

Cuối cùng, ta biết tại sao lại phải học cách điều tâm. Giác ngộ là niềm hạnh phúc vô biên, và ta không thể mang lại lợi lạc cho người khác khi bản thân vẫn còn mơ hồ và bất an. 

Do đó, ta mở lòng với những ai có thể hướng dẫn mình.

 

Quay về nương tựa và thái độ giác ngộ

Vì lợi lạc của tất cả chúng sinh, ta nương tựa vào:

Đức Phật – Sự phát triển toàn diện của tâm

Bài giảng của Đức Phật – những phương pháp đưa ta tới sự phát triển toàn diện đó;

Các vị Bồ tát – bạn đồng hành trên con đường tu tập;

Và đặc biệt là vào thầy. Ở đây, là Đức Karmapa thứ 16. Ngài là tổng hợp của tất cả phúc lành, phương tiện và sự bảo hộ và là điều cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của ta trên con đường tu tập.

 

Giai đoạn chuẩn bị

Giờ đây, trong khoảng không trước mặt ta, xuất hiện hình tướng Đức Karmapa thứ 16 trong suốt, màu vàng, một khoảng không lớn, tràn đầy năng lượng và ánh sáng.

Ngài đội chiếc Vương miện màu đen. Hình tướng của Vương miện có thể thức tỉnh tuệ giác sâu sắc nhất trong tâm ta. Gương mặt Ngài ánh sắc vàng, bình an và phúc thiện. Karmapa nhìn rõ ta, hiểu ta và mong cho ta mọi điều tốt lành.

Hai tay Ngài bắt chéo ngay trước ngực, nâng một chiếc Kim Cương Xử và một chiếc khánh, biểu hiện của tình thương và tuệ giác không tách rời. Trong tư thế thiền tọa, Ngài được bao bọc bởi ánh sáng.

Đức Karmapa là sự hợp nhất của cả không gian và phúc lành. Ngài chính là hoạt động của tất cả chư Phật. Ngài đang hiện diện nơi đây cho dù hình ảnh của ngài có được nhận thức rõ ràng hay không. Ta thành tâm cầu nguyện đạt đến bậc giác ngộ của Ngài vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Đức Karmapa hiểu được ước nguyện của ta, Ngài mỉm cười và tiến đến gần hơn, xuyên qua không gian. Lúc này, Ngài đang ở cách ta một khoảng ngắn:

“Bạch Đức Lama, tinh túy của các vị Phật, hãy cho chúng con thấy sức mạnh giúp vượt qua vô minh và chướng ngại của tất cả chúng sinh và của chúng con. Hãy để ánh sáng vô hạn của tâm được nhận thức trong chúng con.”

 

Âm chú niệm – Thân

Một luồng sáng trong suốt ở giữa hai chân mày của Đức Karmapa chiếu thẳng vào vị trí tương tự trên trán của ta. Luồng sáng đầy quyền năng và trong suốt tràn ngập trong đầu ta. 

Luồng sáng này xóa tan mọi ấn tượng vướng mắc trong não bộ, thần kinh và cảm giác. Tất cả những nguyên nhân và hậu quả của những hành động bất thiện tan biến, toàn thân ta được thư giãn. Thân thể này trở thành một phương tiện có ý thức để bảo vệ và giúp đỡ người khác. 

Ta giữ ánh sáng trong suốt bao lâu ta muốn, đồng thời cảm nhận các rung động sâu xa của âm OM

Tạm dừng – Duy trì ánh sáng và sự rung động của âm OM.

 

Âm chú niệm - Khẩu

Từ cổ của Đức Karmapa, một luồng ánh sáng đỏ tỏa ra, chiếu vào miệng và cổ ta và xóa tan mọi khúc mắc trong lời nói. 

Tất cả những ấn tượng của các ngôn từ bất thiện và mơ hồ đều tan biến, ta trở nên có nhận thức về lời nói của mình. Và chúng trở thành tình thương và tuệ giác, là phương thiện đầy quyền năng đem lại lợi ích cho người khác. 

Cùng với ánh sáng đỏ, ta cảm nhận các rung động sâu xa của âm AH

Tạm dừng – Duy trì ánh sáng và sự rung động của âm AH.

 

Âm chú niệm - Tâm

Từ vị trí trái tim trong cơ thể trong suốt của Đức Karmapa, ánh sáng xanh da trời mãnh liệt lan tỏa chiếu tới giữa ngực ta. 

Tất cả những điều bất thiện rời khỏi tâm trí ta. Cảm xúc phiền não và tư tưởng cứng chắc tan biến và tâm trở nên an vui vô điều kiện. Tâm trở thành không gian và hạnh phúc không tách rời. 

Cùng với ánh sáng màu xanh là những rung động của âm HUNG.

Tạm dừng – Duy trì ánh sáng và sự rung động của âm HUNG.

 

Trao truyền Đại Ấn

Lúc này, cả ba ánh sáng cùng chiếu tới ta. Ánh sáng trong lành tràn ngập đầu ta, ánh sáng đỏ đến cổ ta và ánh sáng xanh da trời chiếu vào tim ta. Ta thư giãn trong sự hợp nhất của tất cả mọi hiện tượng.

Duy trì cả ba luồng sáng cùng chiếu vào ta.

Bây giờ, ta có thể sử dụng câu chú KARMAPA CHENNO, có nghĩa là: “năng lực của tất cả vị Phật thực hành qua ta”. Ta niệm thầm hoặc lớn câu chú:

 

KARMAPA CHENNO

(Lặp lại bao nhiêu lần tùy thích)

 

Giai đoạn hoàn tất

Trước mặt ta, hình tướng Đức Karmapa sắc vàng và chiếc vương miện màu đen tan biến thành ánh sáng cầu vồng. Ánh sáng này hoà tan vào ta, từ mọi hướng và tất cả các hình tướng đều tan biến, chỉ còn nhận thức, không có điểm trung tâm, không có giới hạn.

(Thư giãn trong bản tính bổn nguyên của tâm)

 

Tất cả những gì xuất hiện đều là biểu hiện tự do của không gian.

(Thư giãn trong bản tính bổn nguyên của tâm)

 

Giai đoạn hành động

Lúc này, mọi thứ xung quanh, thế giới này và tất cả các thế giới khác lại hiện ra một cách hoàn hảo và tinh nguyên. Tất cả mọi vật rung động cùng với sự an vui và kết nối với nhau bằng tình thương. Mọi thứ đều tươi mới và có nghĩa, tỏa chiếu với tiềm năng vô hạn.

Chúng sinh dần dần xuất hiện, xa và gần. Tất cả đều là hiện thân của các vị Phật nam hoặc Phật nữ, dù họ có biết điều đó hay không. Tất cả các âm thanh là thần chú, tất cả mọi ý tưởng đều là hiểu biết vô biên vì một lý do duy nhất là chúng hoàn toàn có thể xảy ra.

Ta cảm nhận thân thể ta xuất hiện trong không gian, mạnh mẽ và an vui. Một điều gì đó rất căn bản đã xảy ra. Trước kia, Ta LÀ thân thể này và do đó, phải chịu sinh - lão - bệnh - tử và mất mát. Bây giờ, Ta CÓ thân thể này. Thân thể và lời nói trở thành phương tiện có nhận thức để lợi lạc cho người khác.

Tinh tuý  của ta, giờ ta đã biết, là tính giác vô tận vượt thoát khỏi mọi trung tâm và giới hạn. Tinh tuý của ta tạo nên mọi thứ.

 

Hồi hướng

Ta quyết định sẽ duy trì kinh nghiệm này trong tất cả các tình huống của cuộc sống và nguyện rằng những ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp vừa nảy sinh sẽ trở nên không giới hạn, đem lại an vui trường cửu và tâm tỉnh thức cho tất cả chúng sinh.

493

Nguồn Gốc Đạo Đức Phật Giáo - Thích Chí Thiện

Nguồn Gốc Đạo Đức Phật GiáoThích Chí Thiện(Hội thảo "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện Nghiên cứu Phật học VN, Sài Gòn, 1993) --- o0o ---  Đạo đức Phật giáo

17,489
KINH MA HA BÁT NHÃ – PHẨM ĐÀM VÔ KIỆT THỨ 89

Thường Đề Bồ Tát (Tát Đà Ba Luân) bạch Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát rằng:Ngày trước lúc tôi cầu Bát nhã ba la mật, ở trong rừng vắng vẻ nghe tiếng trên

1,525
THIỀN SƯ BÁC SƠN KHAI THỊ VỀ GIẢI NGỘ VÀ CHỨNG NGỘ

Một chữ ngộ, môn hạ Tổ Sư gọi là thuốc độc, hãy còn chẳng lưu lại, huống là ngộ ư? Nay chẳng tránh phạm húy, mà nói đến chữ ngộ, khiến trí

645
GIỚI THIỆU KINH PHÁP HOA, Thích Viên Giác

GIỚI THIỆU KINH PHÁP HOAThích Viên Giác Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho

13,982
Milarepa Khai Thị Về Tâm và Cách Thực Hành - Garchen Rinpoche. Việt Dịch: Thanh Liên

Tâm đến từ tánh Không và tan hòa trở lại vào tánh Không, giống như nước đông lại thành băng và lại tan chảy ra. Tượng Đức Milarepa trong Tu viện Drirapuk,

12,277
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc