Bài Viết (701)


Tánh Không là không Chứng không Đắc

1,040

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Vị Tu Đà Hoàn có thể khởi lên niệm này, ‘Ta đắc quả Tu Đà Hoàn’ chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Quả thật không, bạch Thế Tôn. Vì sao thế? Tu Đà Hoàn gọi là Vào Dòng, mà thật không có chỗ vào, không vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu Đà Hoàn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Vị Tư Đà Hoàn có thể khởi lên niệm này, ‘Ta đắc quả Tư Đà Hoàn chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Quả thật không, bạch Thế Tôn. Vì sao thế? Tư Đà Hoàn nghĩa là Một Lần Trở Lại, mà không có gì là một lần trở lại, ấy gọi là Tư Đà Hoàn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Vị A Na Hàm có thể khởi lên niệm này, ‘Ta đắc quả A Na Hàm’ chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Quả thật không, bạch Thế Tôn. Vì sao thế? A Na Hàm nghĩa là Chẳng Trở Lại, mà thật không có gì là chẳng trở lại, ấy gọi là A Na Hàm.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Vị A La Hán có thể khởi lên niệm này, ‘Ta đắc đạo A La Hán’ chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Quả thật không, bạch Thế Tôn. Vì sao thế? Thật không có pháp gì gọi là A La Hán. Bạch Thế Tôn, nếu vị A La Hán khởi niệm này, ‘Ta đắc đạo A La Hán’, tức là bám vào ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Bạch Thế Tôn, Phật nói con được Vô tránh tam muội đệ nhất trong loài người, là A La Hán ly dục đệ nhất. Bạch Thế Tôn, con chẳng khởi niệm này, ‘Ta là A La Hán ly dục’. Bạch Thế Tôn, nếu con khởi niệm này, ‘Ta đắc đạo A La Hán’, thì Thế Tôn đã không nói Tu Bồ Đề thường an trụ trong hạnh tịch tịnh. Vì Tu Bồ Đề thật không chỗ hành, nên gọi là Tu Bồ Đề an trụ trong hạnh tịch tịnh.

Một bậc thánh từ Tu Đà Hoàn cho đến A La Hán thì không có niệm, hay ý nghĩ, về một chủ thể “ta” (vô ngã) và một đối tượng “vào dòng” (vô pháp), nghĩa là không có ai vào, và không có chỗ nào để vào. Tánh Không là sự vô ngã và vô pháp này, và tánh Không được chứng tron vẹn ở cấp độ A La Hán.

Không có niệm, hay không có ý nghĩ, đó là trạng thái Vô niệm, hay trạng thái tánh Không của tâm. Ý nghĩ là cái sanh ra giữa một chủ thể và một đối tượng.  Không có ý nghĩ thì chủ thể và đối tượng cũng không có, đó là trạng thái tánh Không.

Không có niệm, đó là trạng thái tánh Không. Nhưng dù có các niệm, đó vẫn là trạng thái tánh Không, bởi vì các niệm là vô tự tánh. Quan sát liên tục điều này, người ta dần dần nhận ra tánh Không. Không có niệm hay có niệm, tâm tĩnh hay động, tánh Không vẫn là nền tảng không nền tảng thường trực luôn luôn có mặt.

Một người đã đạt đến Nền tảng là tánh Không, thì dù có khởi niệm, niệm ấy khởi từ tánh Không, trụ trong tánh Không và diệt mất trong tánh Không, nên niệm ấy tự giải thoát, như tánh Không.

Bậc A La Hán đã đạt đến trọn vẹn tánh Không, không có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả và giải thoát hoàn toàn, sau khi thân mạng này chấm dứt thì vào Niết Bàn. Bậc Bồ tát ở địa thứ tám cũng có thể nhập Niết Bàn như vậy, nhưng vì bổn nguyện đại bi độ cho chúng sanh, nên vẫn tiếp tục con đường cho đến khi thành Phật. Bồ tát vẫn học hỏi tánh Không mà không giải tán thân tâm mình vào tánh Không (Kinh Đại Bát Nhã gọi là Học Không Bất Chứng), mà ở trong sanh tử cứu đời, do đó vẫn đi trên con đường thành Phật, con đường trí huệ và phước đức đầy đủ.

Chính vì đi trên tánh Không đồng thời vẫn ở nơi sanh tử như vậy mà tánh Không của Bồ tát thì cực kỳ vi diệu. Đó là “sắc tức là Không, Không tức là sắc”, nghĩa là “sanh tử tức Niết Bàn, Niết Bàn tức sanh tử”. Đây là vô trụ xứ Niết Bàn của hàng Bồ tát.

Tánh Không của hàng Bồ tát nhấn mạnh vào tánh Như, và do đó tánh Không của Bồ tát là Chân Không Diệu Hữu.

Nhưng ngay lúc này chẳng phải chúng ta không đang ở trong tánh Không bổn nhiên chăng, không “ thường an trụ trong hạnh thanh tịnh” chăng? Phải thấy hiện giờ tất cả đang ở trong tánh Không bổn nhiên, đang thường an trụ trong hạnh thanh tịnh, đó là cửa giải thoát.

Đương Đạo

Theo: Thientrithuc.vn

1,040

Vấn Đáp Cơ Bản về Sự Buông Bỏ, Bất Bạo Động và Lòng Bi Mẫn

Alexander Berzin, Singapore 10 tháng Tám, 1988Trích đoạn đã được duyệt lại từBerzin, Alexander and Chodron, Thubten.Glimpse of Reality.Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.Hỏi: Sự buông bỏ (detachment) có nghĩa là gì?Đáp: Chữ

1,224
Các Sự Chuẩn Bị Thiết Yếu - H.H. Orgyen Kusum Lingpa

Ba bardo thứ nhất mà chúng ta sẽ thảo luận là ba bardo mà ta có thể làm việc với chúng trong đời này. Cái đầu tiên được gọi là Bardo Đời

308
Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng? - Hòa thượng Giới Nghiêm dịch

- Thưa đại đức! Trẫm còn thắc mắc về một câu hỏi trước đây, khi Đức Thế Tôn khen ngợi rằng tỳ khưu Bàkula cao quý không ai sánh bằng... Đại đức

1,128
GIẢI NGHI VỀ NHÂN QUẢ - HT. Thích Thanh Từ

GIẢI NGHI VỀ NHÂN QUẢ HT. Thích Thanh TừHôm nay là buổi đầu tiên gặp tất cả quí vị, trước hết tôi chúc mừng Tăng Ni cũng như Phật tử được khỏe

18,871
Giòng Sông Của Ðời Sống - Krishnamurti - Diệu Quế dịch

Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh

2,061
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc