Tin Tức (680)


TU HÀNH LÀ PHÁT HIỆN RA CÁI ĐÃ CÓ SẴN

630

_ Rồi Long.
_Con muốn hỏi thầy, mình có tư tưởng, không có tư tưởng thì nó vẫn chánh niệm tỉnh giác, theo lời thầy nếu mình chạm vật thì mình biết; Như vậy, khi chạm là mình dừng ở chỗ đó mình biết, mình không khởi tư tưởng hay suy nghĩ về nó; mà con nghĩ có suy nghĩ hay không suy nghĩ gì nó cũng chánh niệm tỉnh giác. Thì khi đó mình tu tập hay làm việc hằng ngày mình làm trong chánh niệm tỉnh giác, nhưng mà làm sao để mình chánh niệm tỉnh giác tương tục?
_Thì trước khi Long hỏi đó đã có cái đó rồi, chánh niệm tỉnh giác nó có trước khi Long hỏi kìa. Xoay lại trước khi mình hỏi mình có thấy cái đó chưa? Có rồi thì mình hết thắc mắc; hỏi là chuyện riêng của mình, chiều nay ông hỏi cái này, biết đâu chiều mai ông hỏi cái khác. Câu hỏi thay đổi nhưng mà chánh niệm tỉnh giác nó có trước khi Long hỏi, phải hông? Cái chánh niệm tỉnh giác nó có trước khi Long hỏi kìa.
Thì cứ tham cái chuyện đó đi, tham là tham thiền đó, rõ ràng có một cái gì đó, cái biết trước khi mình chánh niệm tỉnh giác. Mà cái biết trước khi chánh niệm tỉnh giác nó vốn như vậy cho nên mới gọi là: “Chánh niệm tỉnh giác bổn nguyên”, nó vốn như vậy. Còn chánh niệm tỉnh giác của mình là tùy theo duyên tùy theo cái nghiệp của mình thôi. Bây giờ ông ở bên Mỹ thì ông sẽ hỏi câu hỏi khác, phải hông; chớ ông đâu có hỏi ba cái chuyện này, nhưng mà cái có trước khi hỏi, cái đó là đồng nhất giữa tất cả mọi người, phải hông? Xoay ngược lại, nói theo người xưa hay nói đó: “Trước khi một niệm sanh ra, anh là cái gì?” ngồi thiền là biết trước khi một niệm sanh ra, trước khi một tư tưởng sanh ra, là mình đồng nhất với tất cả chúng sanh và tất cả chư Phật.
Thì tu là tu cái đó, chớ còn tu sự sai biệt thì biết đời nào.

_Thưa thầy khi ngày xưa con thực hành chánh niệm tỉnh giác thì con, con thí dụ như mình nói mình biết mình nói, mình ăn mình biết mình ăn…nhưng qua thời gian con trải nghiệm thì con thấy; thầy giảng cái chánh niệm tỉnh giác đó nó không có liên hệ gì đến cái chủ thể và đối tượng, nó là một cái độc lập và nó diễn ra, rõ ràng như vậy và chỉ có con là con không nhận nó thôi, lúc nào chánh niệm tỉnh giác cũng ở đó và nó soi rọi, nếu con ngừng suy nghĩ dừng tạo tác lại thì mình thấy rõ chính xác: cái tánh biết, cái tánh nghe, tánh thấy là nó ở đó; tại sao mình không muốn nhận mà mình lại kẹt vô chánh niệm tỉnh giác.
Làm sao biết chánh niệm tỉnh giác hay không chánh niệm tỉnh giác, mình cứ làm như mình đang chánh niệm tỉnh giác, con nghĩ là khi mình bị kẹt vào chủ thể và đối tượng, mà những cái chung quanh mình nhận thấy là đang chánh niệm tỉnh giác vì bản thân chánh niệm tỉnh giác không có nghĩa là làm ra, mà nó luôn ở đó và hiện diện ở đó chỉ cần mình an lập lại, mình đặt nó xuống những cái thấy ở nơi mình thì mình thấy; mà cho dù mình không thấy đi chăng nữa thì con vẫn thấy cái chánh niệm tỉnh giác, cái nghe cái thấy cái biết như nó là nó vẫn diễn ra như vậy. Nó không có kẹt vào bất cứ khái niệm nào, không kẹt vào chủ thể đối tượng nữa, nó cứ diễn ra như vậy; cho dù con có từ chối bao nhiêu lần thì nó vẫn ở đó như vậy rồi, bây giờ con thích nhìn nhận hay không thích nhìn nhận thì…
_Thì đó, mình thấy như mình tu Vipassana là chánh niệm tỉnh giác trên cảm thọ, trên thân, trên tâm, trên pháp. Tất cả cái đó nó tập cho mình nhận ra cái chánh niệm tỉnh giác vốn có nơi mình, khi nào mình nhận ra cái đó, chánh niệm tỉnh giác đó chính là Niết bàn đó. Phải hông? Chớ tu không phải để rình mò cảm thọ chi hết.
Cái đối tượng đó, cũng giống như mấy vị quán về đất thì dán cụt đất đâu trên vách rồi ngồi cứ nhìn nó miết, nhìn đối tượng đó để nhận ra chánh niệm tỉnh giác nó vốn nơi mình, có đất hay không có đất gì cũng chánh niệm tỉnh giác hết, chớ không phải dò tìm cái thân thọ tâm pháp để làm gì hết. Mà để một ngày nào đó mình nhận ra cái chánh niệm tỉnh giác của mình là không sanh không diệt, không tăng không giảm thì đó chính là Niết bàn.

_Thưa thầy, thầy nói hôm bữa pháp đàm đó thầy, lúc mà thầy nói lát cắt của ngài Padmasambhava đó, thầy vừa nói như vậy thì con nhận ra một lát cắt đó chính là chánh niệm tỉnh giác. Nó đem đến cho mình mà nó chỉ một lát cắt đó thôi mà mình tỉnh thức ở trên chính tất cả mọi thứ, là cái bổn nguyên thanh tịnh mà thầy luôn luôn dạy chúng con, đó là chánh niệm tỉnh giác rõ ràng nhất ở trên mọi sự luôn. Và không có bày ra cái này bày ra cái kia, chính vì vậy mà con thấy là mình bắt đầu bày ra là mình bị kẹt trong chủ thể và đối tượng đó, thì khi đó mình mất chánh niệm tỉnh giác, là ở mình thôi. Tất cả mọi sự nó đều diễn ra là chính nó hết không kẹt vô cái gì, cho dù con chánh niệm tỉnh giác nhưng là mọi sự ở ngoài đó con thấy nó vẫn như vậy, nó rõ ràng…
_Thì bởi các vị thiền sư ngày xưa họ dùng một tiếng hét, hoặc là một cái đánh chỉ cho mình trong một nhát cắt là mình sững cái tâm đó, “Ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt”: là cái đường ngôn ngữ nó dứt đi, và chỗ đó là chỗ hành động của tâm nó diệt mất; ngay khoảnh khắc đó các thiền sư thì như vậy, bên Tây Tạng họ dùng cái chữ “Phát” hét lên một chữ Phát là nó.
_Hết lộn xộn.
_ Chỉ có mình lộn xộn, chớ cái đó nó gọi là Tantra, Tantra là một dòng thanh tịnh tương tục, chặt đứt đường ngôn ngữ, đứt tâm hành thì tự nhiên nó lòi ra một dòng thanh tịnh tương tục, vô thủy tới vô chung đó là ý nghĩa của chữ Tantra. Thành ra cái vấn đề là mình không cần đánh hét gì mà mình cũng phải nhận ra được cái đó. Mình thấy nhiều khi chiếc xe nó tông tới rồi mình thấy mình hết tránh nổi chỉ chờ chết, thì lúc đó tự nhiên mình thấy tâm thức nó vắng bặt, nó dứt tuyệt; tất cả đều tịch diệt, vắng lặng kinh khủng lắm, đó chính là cái chết, sợ quá nó chết, đó chính là thầy nói hồi nãy: “Pháp đó trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ” tướng thế gian thường trụ có nghĩa là tướng thế gian nó vẫn tịch diệt lâu nay như vậy thôi.

Tánh Hải Kính ghi

630

TÂM LINH VÀ TÔN GIÁO - ECKHART TOLLE

Vậy thì vai trò của các tôn giáo chính thống trong việc hình thành ý thức mới là gì? Nhiều người đã nhận thức được sự khác biệt giữa tâm linh và

837
PHÁP ĐÀM CHIA SẼ KINH NGHIỆM THỰC HÀNH - Kính ghi: Tánh Hải

Rồi cứ bàn đi, thì nói tiếp đi… (Thầy nói rồi thầy đi vào trong)_Ờ, anh Hải, khai hỏa đi anh Hải, anh em hứng được cái gì thì hứng chớ._Mình thì

505
NIỀM VUI TRONG CÔNG VIỆC

Nếu bạn làm việc mà không có thương yêu, bạn đang làm việc như một nô lệ. Khi bạn làm việc với tình thương yêu, bạn làm việc như một hoàng đế.

896
Năm giới là quyền lợi của mỗi con người

Năm giới là quyền lợi của mỗi con ngườiMục đích chính yếu của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của mỗi con người. Sự trừng phạt của pháp luật là trừng

19,032
Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc...Đến Dược Thảo

Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc. . . Đến Dược ThảoTrong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi

19,397
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,340
Chùa Việt
Sách Đọc