Tin Tức (680)


ERIK ERIKSON VÀ HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

1,090

Đời người có 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này được giải quyết, nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.

Erik Erikson (1905-1994) sinh tại Franfurt (Đức). Ông đã từng học nghệ thuật và vẽ chân dung trẻ em. Sau đó ông vào học tại viện phân tâm học của thành phố Viên (Áo) và được đào tạo trực tiếp bởi S.Freud, Anna Freud và nhiều nhà phân tâm tài năng khác.

Năm 1933, ông trở thành nhà phân tâm trẻ em đầu tiên của Boston (Mỹ), giảng dạy tại trường y Harvard và nhiều viện danh tiếng khác, cuối cùng ông làm việc tại bệnh viện ở San Fracisco.
Các tác phẩm chính của ông là: Trẻ em và xã hội(1950), Bản sắc, Tuổi trẻ và khủng hoảng (1968).

Ông đã chỉnh sửa một số hạn chế của học thuyết phân tâm của S.Freud và được xếp vào dòng Phân tâm mới. Trong học thuyết phát triển của mình, ông đã rời khỏi cách tiếp cận sinh học của Freud mà xem xét nhiều hơn ảnh hưởng to lớn của yếu tố văn hoá xã hội tới sự phát triển của nhân cách. Học thuyết Erikson đối khi được gọi là thuyết tâm lý xã hội (psychosocial theory) bởi lý do này.

Ông chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn trong đó có 5 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội mô tả đặc điểm quá trình phát triển nhân cách trẻ. Trong mỗi giai đoạn có một mâu thuẫn trọng tâm cần được giải quyết dứt điểm để có thể ứng phó thắng lợi với các mâu thuẫn ở các giai đoạn sau. Theo Erik Erikson, hoàn cảnh chung quanh ảnh hưởng rất mãnh liệt trong việc phát triển tính tình con người. Ông nhấn mạnh rằng người ta chỉ có thể phát triển đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương diện tình cảm, tâm lý, xã hội, nếu giai đoạn trước đó không bị gián đoạn bởi các mâu thuẫn. Có thể hiểu rằng khi mâu thuẫn ở một giai đoạn được giải quyết, con người phát triển sang giai đoạn kế tiếp. Nếu nó không được giải quyết, con người có thể thoái lui về thời kỳ trước đó.

🤹🤹🤹 8 giai đoạn và các mâu thuẫn đó là:

👉 Giai đoạn 1: Từ khi mới sinh đến 1 tuổi rưỡi - Mâu thuẫn giữa niềm tin và nghi ngờ.

👉 Giai đoạn 2: Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi - Mâu thuẫn giữa tự chủ và tự hoài nghi và xấu hổ.

👉 Giai đoạn 3: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi - Mâu thuẫn giữa việc tự khởi xướng và mặc cảm thiếu khả năng.

👉 Giai đoạn 4: Từ 6 tuổi đến lúc dậy thì 12 tuổi - Mâu thuẫn giữa tài năng và sự tự ti hay mâu thuẫn giữa sự chăm chỉ và sự thấp kém.

👉 Giai đoạn 5: Thanh thiếu niên từ 13 - 20 tuổi - Mâu thuẫn giữa cái chính mình và sự mơ hồ về vai trò bản thân.

👉 Giai đoạn 6: Thanh niên - từ 20 đến 35 Tuổi - mâu thuẫn giữa Gắn bó và Cô lập trong các mối quan hệ hay mâu thuẫn giữa sự thân thiện với sự tách biệt.

👉 Giai đoạn 7: Trung niên - từ 35 đến 60 tuổi - mâu thuẫn giữa Sáng tạo và đình trệ.

👉 Giai đoạn 8: Cao niên - từ 60 tuổi trở lên - mâu thuẫn giữa Hoàn thành và Thất vọng.

Trong 8 giai đoạn trên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, lành mạnh và không lành mạnh. Theo Erikson, hầu hết mọi người đều không đạt được hoàn toàn sự tích cực trong mỗi giai đoạn phát triển của mình.

Quan điểm của Erikson được chấp nhận rộng rãi ở các nước phương Tây hiện nay và có nhiều ứng dụng trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Học thuyết của Erik Erikson về sự phát triển của cái tôi là một trong những học thuyết phân tâm mới. Nếu S.Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng sinh học trong phát triển tâm lý, thì Erik Erikson lại đánh giá cao tác nhân xã hội đối với sự phát triển tâm lý của con người. Ông chia đời người thành 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này được giải quyết, nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.

🤹 Giai đoạn 1 (từ 0 – 1 tuổi): Niềm tin và nghi ngờ

Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp em bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này. Lòng tin là một tình cảm tự nhiên đi kèm một mối quan hệ gắn bó khăng khít với một ngời chăm sóc, cung cấp thức ăn, hơi ấm, và sự an toàn nhờ sự gần gũi thân xác.
Nếu được giải quyết thoả đáng nhu cầu này, bé sẽ có ý thức cơ bản về sự an toàn. Và ngược lại, nếu không được giải quyết thoả đáng, chẳng hạn bị đối xử không nhất quán, thiiếu sự gần gũi và ấm áp thân xác, nhất là của ngời mẹ, hay thường xuyên vắng mặt một ngời lớn làm nhiệm vụ chăm sóc, bé nảy sinh một cảm giác mất lòng tin, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa. Như vậy, bé sẽ không được chuẩn bị cho giai đoạn thứ 2 đòi hỏi con người phải biết phiêu lưu.

🤹 Giai đoạn 2 ( từ hơn 1 – 3 tuổi): Tự chủ và nghi ngờ, xấu hổ

Ở tuổi này, em bé bắt đầu khám phá ra những hoàn cảnh chung quanh xem chúng liên quan với mình như thế nào. Em bắt đầu "thử xem" mình có thể làm được những gì. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ và chưa có kinh nghiệm để "thành công". Những hoạt động này giúp cho các em có được cảm giác thoải mái về tính tự chủ, trở thành một con người có năng lực và đáng tôn trọng.
Trong thời gian này, hoặc là em bé có được sự tự tin và độc lập, hoặc sẽ trở thành con người liều lĩnh hoặc mặc cảm tự ti. Đây là giai đoạn hình thành tính tự chủ, ý thức độc lập, mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ. Trẻ luôn luôn nói “để con”, “của con”, “tự con làm”… và đôi khi chúng tỏ ra bướng bỉnh.
Những hành vi luôn ngăn cấm và phê phán quá mức hoặc hạn chế sự thể hiện tính độc lập của trẻ sẽ làm cho trẻ dễ này sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn đến nhút nhát và lệ thuộc vào người khác. Cũng không nên có những đòi hỏi vượt quá năng lực của trẻ, vì có thể làm nản lòng những cố gắng có thể có khi kiên trì làm các nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, những đòi hỏi như vậy cũng có thể tạo ra những đối đầu căng thẳng phá vỡ mối quan hệ nâng đỡ giữa bố mẹ và con cái. Cha mẹ cần ủng hộ và khuyến khích em hơn là làm cho em sợ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá bảo vệ em đến nỗi không dám để cho em được tự do khám phá và hành động một mình.

🤹 Giai đoạn 3 (từ 3 – 6 tuổi): Khả năng khởi sự công việc và mặc cảm thiếu khả năng

Bé bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, em cũng tìm cách hành động theo cách riêng của mình. Em bắt đầu tập đương đầu với những khó khăn do ngoại cảnh, tập tranh đấu và thi đua với bạn bè. Đây còn được coi là giai đoạn của óc sang kiến – giai đoạn của sự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con đường. Chính vì vậy chúng thường có những trò chơi nguy hiểm, hay đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao?”.

Nếu đáp ứng được những đòi hỏi này một cách thoả đáng, các em sẽ có sự tự tin, từ đó khuyến khích tự do sáng tạo của các em. Và ngược lại, nếu cấm đoán, chê bai hoặc để mặc các em khi thất bại, các em sẽ có cảm giác thiếu tự trọng (self-worth). Cần động viên, khuyến khích trí tưởng tượng, tò mò của trẻ dưới sự kiểm soát của người lớn. Nếu không được sự khuyến khích, không có cơ hội để khám phá, trẻ sẽ không biết làm, có xu hướng rụt rè và cảm giác tội lỗi. Cha mẹ và người lớn cần phải để cho em có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn hơn là khiển trách hoặc coi thường. Hơn nữa, đôi khi em cũng cần có kinh nghiệm thất bại để học hỏi thêm, nhưng quá nhiều thất bại có thể biến em thành con người mất tự tin. Nếu làm gì cũng bị mắng, hay hơi sai đã bị khiển trách, em sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở nên khép kín, dần dần đi đến bi quan và không dám tự mình làm lấy điều gì. Lối giáo dục ép buộc, hoặc không cho phép các em khởi xướng và thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn này sẽ hạn chế sự phát triển nhân cách của các em.

🤹 Giai đoạn 4 (từ 6 – 12 tuổi): Chăm chỉ và Kém cỏi

Ở tuổi này em bắt đầu một mình bước vào xã hội với các cuộc giao tiếp và ganh đua với bạn bè tại trường học. Em tập phát triển các tài năng và năng khiếu riêng nhờ các sinh hoạt chung và giao tiếp với mọi người. Trẻ ở giai đoạn này thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Quan hệ xã hội với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn.
Nếu giai đoạn này thành công, em sẽ có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để đương đầu với những khó khăn và khủng hoảng sau này trong cuộc đời. Nếu không phát triển trong giai đoạn này, trong tương lai, em sẽ dễ cảm thấy mình thua kém bạn bè, co mình khi gặp những thử thách khó khăn.
Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối. Sự điều hòa, phối hợp chân tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp, do vậy đôi khi trẻ tỏ ra vụng về. Không vì vậy mà trách mắng trẻ, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. Đây là tiền đề cho việc hình thành cảm giác thành công ở trẻ. Sự cấm đoán sẽ làm cho trẻ không dám giao tiếp, không có cơ hội để phát triển trí tuệ. Cảm giác tự ti, kém cỏi cũng bắt nguồn từ chính những hạn chế này.

🤹 Giai đoạn 5 (Vị thành niên):Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò

Lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “người lớn” ở mình nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng cho mình lòng tự trọng rất lớn. Khi hoạt động với bạn bè trong một nhóm, trẻ chập chững làm người lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương quan với con người và xã hội. Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên phải đối mặt với những nhiệm vụ để trở thành người trưởng thành. Đó là xác định lại các vai trò xã hội, kể cả việc dành quyền tự chủ đối với cha mẹ, và đưa ra các quyết định trên các mục tiêu nghề nghiệp. Việc tạo ra một bản sắc giới tính cũng là một vấn đề rất lớn với các em.

Erikson cho rằng bước ngoặt cốt lõi của tuổi vị thành niên là khám phá ra bản sắc đích thực của mình giữa cái hỗn độn do đóng nhiều vai khác nhau trong xã hội. Bản sắc cái tôi chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách của các em độ tuổi này. Mối ràng buộc với gia đình giãn ra bởi sự mở rộng trong quan hệ tình bạn - đặc biệt là tình bạn khác giới.

Các lực kép vừa của cha mẹ, vừa của bạn bè đôi khi bộc lộ các mâu thuẫn thúc đẩy sự tách biệt khỏi cha mẹ và gia tăng sự đồng nhất hoá với bạn bè cùng trang lứa. Việc quyết định lập nghiệp là một mốc quan trọng trong việc xác định bản sắc của các em. Thông qua lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em có thể phân biệt mình với người khác, đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính các em với những chuẩn mực xã hội.
Nếu học hỏi và có thêm những cảm nghiệm tích cực về bản thân, trẻ bắt đầu có lòng tự hào và tự trọng, đồng thời biết tôn trọng người khác. Nếu không được như vậy, trẻ sẽ mất ý thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với xã hội.Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn.

🤹 Giai đoạn 6 (Mới trưởng thành):Gắn bó và Cô lập

Erik Erikson xem đây là tuổi của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, bố mẹ, con cái..), của học hành và nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, khả năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khá cao. Ở lứa tuổi thanh niên này, con người có khuynh hướng tạo mối tương quan với người khác một cách riêng tư và thân mật hơn.
Nếu thất bại, người thanh niên sẽ vụng về trong giao tiếp xã hội và khó kết thân với người khác, nhất là những người khác phái. Nếu không có được sự yêu thương, con người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình.

🤹 Giai đoạn 7 (Trung niên): Sáng tạo và ngừng trệ

Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người ta thường coi đây là giai đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và xã hội. Ở tuổi trung niên, người ta bắt đầu quan tâm đến con người trong xã hội và thế giới hơn là chính mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ mai sau.

Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về cuộc sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho người khác. Nếu như cá nhân trong giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.

🤹 Giai đoạn 8 (Cao niên): Hoàn thành và Thất vọng

Khi đã ở giai đoạn này, con người thường có thay đổi lớn theo hướng giảm sút về sức khỏe, về thu nhập và các mối quan hệ xã hội. Việc con cái trưởng thành, lập gia đình và sống độc lập, hay chuyển từ hoạt động lao động sang nghỉ ngơi để về hưu dễ làm cho họ có cảm giác hụt hẫng, thậm chí cảm thấy cô đơn, lo lắng. Nhìn lại cuộc đời quá khứ, người ta nhìn thấy và cảm thấy rõ hơn về địa vị của mình trong thế giới. Một là họ chấp nhận sự chết sắp đến như một điều phải đến và hài lòng về cuộc sống quá khứ của mình; hai là họ hối hận đau buồn và bất mãn thất vọng về quá khứ của họ.

Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt được ở các giai đoạn trước như sự nghiệp, gia đình, con cái,…thì họ dễ dàng chấp nhận những giảm sút về sức khỏe, thu nhập và vị thế xã hội, họ cũng không day dứt khi cận kề cái chết. Ngược lại, những người thấy mình chưa làm được nhiều điều, chưa hoàn thành “nghĩa vụ” đối với gia đình và xã hội, khi về già họ thường kém thích nghi với những thay đổi, quá trình lão hóa ở họ diễn ra nhanh hơn và họ thường hối tiếc về quá khứ.

1,090

TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN

1. Thế Nào Là Tự Nhận Thức Về Bản Thân?- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm

926
Thiền viện Liễu Đức - Đồng Nai

Tên thường gọi: Thiền viện Liễu ĐứcThiền viện tọa lạc ở ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1,4 hecta. ĐT: 061.841382. Thiền

1,324
TẤT CẢ ĐỀU LÀ PHÉP LẠ

_Thưa thầy khi nói chuyện với anh em ở đây con mới thấy có một vấn đề, trong tham thiền phần lớn anh em chỉ chú trọng tới trạng thái của tâm,

612
NHỮNG THỰC HÀNH TỐI YẾU

NHỮNG THỰC HÀNH TỐI YẾUMỤC LỤC    Sống theo Giới nguyện    Năng lực của Tâm Toàn trí    Câu chuyện về Ông Lão và Con Ruồi    Năng lực của những Đối tượng Linh thánh   

21,550
Cái Thiện và Hạnh phúc

Cái Thiện và Hạnh phúcTừ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là

23,063
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc