Tin Tức (680)


CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC HAY VÔ BIÊN CỦA TÂM (tiếp theo)

602

_Dạ thưa, lần đầu tiên thì con có tham gia học, thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác, trong kỳ pháp đàm vừa rồi thì thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác; thầy nói về con người với sự vô hạn của tâm; thầy cũng nói do tâm con người đặt ra cho nên cái thấy hạn hẹp, và nếu chúng ta tương tác với mọi vật chung quanh mà không dính mắc, thì chúng ta cảm nghiệm được “Một là tất cả tất cả là một”. Con xin hỏi thầy, có phải là pháp giới không thầy? Dạ, con xin thầy giải thích thêm ạ.

_Thì “Một là tất cả tất cả là một” là vậy đó, đơn giản là mình nói một hình ảnh cho nó rõ ràng; là, tất cả sóng đều là nước của đại dương, tất cả sóng đều là đại dương; và một đại dương nó sinh ra tất cả sóng, nhưng mà sóng nó không khác nhau, nó chỉ là biến dạng của cùng một cái thôi; cũng như khoa học nói tất cả vật chất này đều là năng lượng bị ép lại thôi, chớ thật sự ra là một cái biển năng lượng vô tận.

Đó là cách nói của khoa học, nhưng mà bây giờ không phải mình nói vậy là mình vẫn khổ đâu, mình phải chứng nghiệm được cái này, chớ mình nói khổ khi mình là bao la vô tận, thì mình hết khổ thôi chớ gì đâu; bởi gì tất cả những cái khổ của mình thì nó y như cái ly vậy đó: có buồn vui gì đó nó thả vô trong này (thầy chỉ vào cái ly trước mặt), và nó dính cứng trong này một chập rồi nó đầy, nó thoát ra không được, phải hông?

Còn, khi mà mình chứng nghiệm được cái tâm mình nó không có đáy, nó vô tận; thì bao nhiêu cái thứ kỷ niệm vui buồn gì gì đó, thả vô trong này, nó rớt, rớt đâu hết; nó không chứa cái gì hết, bởi vì nó vô tận mà, phải hông? Cái mà vô tận thì nó không chứa cái gì hết, thì vấn đề là vậy đó: mình không nói trên lý thuyết, ngay tại đây bây giờ mình phải cảm nghiệm được cái tâm mình là vô tận; vậy thôi, và suốt cả từ lúc một giờ rưỡi hôm nay, cho tới một rưỡi ngày mai mình phải luôn luôn cảm nghiệm được cái tâm vô tận của mình.

Phải thí nghiệm thôi, thí nghiệm để cảm nghiệm cho được, chứng nghiệm cho được cái tâm vô tận của mình; mà chứng nghiệm cái đó thì mình thoát khỏi sanh lão bệnh tử; còn khi nào mình nói mình chỉ là cái thân này thôi, thì chắc chắn là mình sẽ khổ đau; bởi vì thân này nó sanh lão bệnh tử, thân này nó sanh ra nó diệt mất.

Pháp giới là gì? Pháp giới là một không gian vô tận vậy thôi, trong đó có những cõi Phật, trong đó có những cái nghề này nọ; nhưng mà tất cả mọi cái đều nằm trong không gian vô tận đó hết.

Thật sự ra, bây giờ mình cứ soi cái thân mình, như soi thân mình bằng tia x quang chẳng hạn, mình thấy nó trống rỗng chỉ có một vài cái xương vậy thôi; mà nếu như mình soi bằng cái kính hiển vi điện tử, thì mình sẽ thấy nó trống lốc hết; thân mình là một cái không gian vô tận, bởi vì nó rỗng không trong đó; bằng cớ đơn giản nhất, ông nào đã đi dự những buổi lễ mai táng mà bằng hỏa thiêu chẳng hạn; mình thấy cái thân này to be như vậy, chớ thiêu xong rồi, còn có một chút tro hà, một nhúm tro và nén lại còn chỉ bằng cái ly này.

Chứng tỏ thân mình trống không trong đó, nhưng mà mình cứ nghĩ là nó đặt, và ở đời này chỉ có cái thân mình thôi; chớ mình không thấy được xung quanh là không gian bao la, vô tận; thành ra như hồi nãy anh Hải nói, bởi vì mình cứ chánh niệm tỉnh giác, mình chánh niệm tỉnh giác một cách sai lầm là chấp một cái ta nhỏ hẹp quá; cho nên cuộc đời mình nó nhỏ hẹp quá. Còn bây giờ mình chánh niệm tỉnh giác vào trong cuộc đời rộng lớn hơn, cho tới khi mình chánh niệm tỉnh giác tới cái không gian bao la vô tận, thì mình thôi chết; bởi vì, đơn giản là mình thấy, sở dĩ mà mình di động được trong cái phòng này là bởi vì sao, bởi vì nó có một cái không gian trống không trong đó, phải hông?

Rồi, xe cộ chạy ngoài đường, nó không bị kẹt xe là vì sao? Vì có cái không gian trống không trong đó; cho nên bất kỳ vật gì hiện hữu là hiện hữu trong cái không gian vô tận đó, tiêu tan thì tiêu tan trong không gian vô tận đó. Cuộc đời mình sai lầm là bởi vì mình chỉ nhìn vào sự vật, chớ mình không nhìn thấy cái môi trường của sự vật đó di chuyển! Tất cả những hành tinh bây giờ nó còn chạy, còn xoay đủ thứ, nó chuyển động là nó chuyển động trong cái không gian vô tận, mình không bao giờ mình để ý đến cái môi trường, cái không gian vô tận đó; thành ra cuộc đời mình nó cứ trôi nổi, chìm nổi vậy thôi; còn khi nào mà mình chánh niệm tỉnh giác vào không gian vô tận đó, thì mình hết chết. Bởi vì thân này nó sẽ chết; nhưng mà không gian không chết.

Vũ trụ này nó khởi sinh từ một vụ nổ Big Bang chẳng hạn, là nó khởi sinh từ một cái không gian vô tận nào đó, cái vụ nổ đó xảy ra trong một không gian trống không nào đó, chớ mà nó đặc cứng vầy làm sao mà nổ? Đặc thì nó cũng nằm trong đó thôi; ví dụ như mình sẽ thấy là trong thiền định theo thứ lớp nào đó thì: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, cho tới không vô biên xứ; xứ là cái cõi cái nơi chốn, không vô biên là nó trống không một cách vô biên; rồi thức vô biên xứ, là cái thức của mình lúc đó nó trùm khắp và nó lại vô biên, nó không bị chướng ngại một cái gì hết; cái này mình phải thực nghiệm chớ không phải chỉ hiểu.

Bên Đông phương nó hay nói con người mình là một tiểu vũ trụ, tất cả cái gì ở ngoài vũ trụ có, trong này đều có hết; không những là ở ngoài có đất nước lửa gió, mà trong đây cũng có đất nước lửa gió; trong đây cũng có những trung tâm kinh mạch. Ví dụ như là bên Trung Hoa nó nói huyệt đạo, đường long mạch long gì đó; trong này cũng có những huyệt đạo, những trung tâm gì đó đầy đủ hết; chỉ cần khám phá cái này là mình biết vũ trụ này hết; đó, thì không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ; là cái nơi mà không có cái vật gì hết, vô sở hữu, không có cái gì trong đó hết.

Cái thấy của mình nó sẽ lên lần lần, lần lần; nhưng mà qua từng tầng đó mình mới thấy là cái tâm mình vô tận; và khi mình thấy tâm mình vô tận đó; trước hết, khi chánh niệm tỉnh giác của mình đủ, thì cái thân mình mình sẽ thấy: nó khinh an, nói theo trong kinh Viên Giác, thân mình nó nhẹ như đám mây vậy. Thân mình nó nhẹ như một đám mây, mà thật sự như vậy; thân mình là gì, chỉ là một đám mây điện tử thôi, phải hông? Nhưng mà mình thấy nặng nề là bởi vì sao? Bởi vì mình nghĩ là nó nặng nề, nó tưởng như thế; thành ra, cái thân mình chỉ là đám mây nguyên tử thôi. Thật sự ra thân mình là một đám mây, mà chỉ có thiền định mình mới thấy được cái này; bởi vì khi thiền định, khi mà chánh niệm tỉnh giác sâu sắc, mình rọi vô, mình mới thấy được cái đó; còn bình thường mình không thấy.

Thân mình chỉ là một đám mây nguyên tử, vậy thôi; không có gì ghê gớm hết, nhưng mà bao giờ mình cũng tưởng, mình là cái tối ưu, là lỗ rún của vũ trụ; mình cứ tưởng như vậy; cái thân mình chỉ là một đám mây, rồi mình thấy cả ngày bao nhiêu ý tưởng của mình gì đó chỉ để lo cho mình thôi, phải hông?

Khi nào mình mới khổ một chút là mình la làng rồi, trong khi đó cái giờ phút này biết bao nhiêu người đang chết, phải hông? Đánh nhau đâu bên Trung Đông đang còn chết, đánh nhau khói lửa trong đó; đó, nhiều người đang trong bệnh viện, không biết lên bàn mỗ là sống chết như thế nào, mà trong khi mình chỉ lo cho mình thôi, mình tưởng là vũ trụ này có cái thân này thôi, chớ thiệt ra vũ trụ này nó bao la lắm!

Quan trọng nhất là mình có cảm nghiệm được cái vô tận đó không? Những lời nói này không phải là những lời nói mà mình bỏ qua, mình phải cảm nghiệm được sau những lời nói đó có sự thật; sự thật là mình ngồi đây, mình bao la; có ai hiện giờ tin được chuyện đó hông? Mình ngồi đây nè, nhưng mà cái tâm mình nó bao la lắm, còn tin chưa được thì phải khám phá nó.

Trong kinh Lăng Nghiêm nó dùng hai chữ “phát minh” đó; mình phải phát minh ra việc sự thật này; bây giờ mình không tin nổi, trước đây mình cứ tin mình là một cụt thịt nào thôi; bây giờ mình phải khám phá cho ra sự thật là vậy, mình chỉ là một đám mây nguyên tử thôi, không có gì khác hết.

Cho nên là 24 tiếng là để vậy đó, mình phải biết lợi dụng 24 tiếng này để mà khám phá ra được, thầy cũng chẳng hay ho gì đâu, thầy chỉ nói lại những lời trong kinh điển thôi; ờ, cái mức độ hiểu của thầy là thầy nói lại như vậy thôi, chớ mình phải khám phá ra trong 24 giờ đồng hồ này, bởi vì mình đã lăn lộn nhiều lắm rồi, tới bây giờ cái tuổi này rồi mà mình chưa biết mình là đám mây nguyên tử; mình vẫn là một đứa bé ngu ngốc ở trên cuộc đời này thôi, mình không biết mình là một đám mây nguyên tử.

Bây giờ ai cũng nói hết; mình không biết mình là sự đông lại, sự ép nén lại của một loại năng lượng; và bởi vì những cái khuôn nó khác nhau thì hình hài nó khác nhau; chớ thật sự ra nó đều là nguyên tử hết. Thành ra mình coi trong những nhà khoa học họ nói vậy đó, thật sự chúng ta đây đều là cùng những nguyên tử của vụ nổ Big Bang ngay từ đầu thôi, mình không tin chuyện đó, tất cả mình chỉ là cái vụ nổ đầu tiên có từ đó kìa. Rồi bây giờ người ta khám phá ra là cái hạt lúa với mình nó khác nhau có mấy gien hà, mình một trăm gien thì nó tám mươi chín gien, mình với con chó thì cũng khác nhau có vài gien, chứng tỏ là mọi sự nó đều khác một chút xíu thôi; chớ mình tưởng mình là cái gì ghê gớm lắm mình khác nhau nhiều lắm, nó không có khác nhau nhiều lắm đâu.

Thì Phật giáo nói cũng là đất nước lửa gió với nhau thôi, anh nào cũng đất nước lửa gió, nhưng mà cái vọng tưởng của mình mình tưởng mình khác biệt gien, không có gì khác biệt hết á, và chính càng khác biệt chừng nào, nó tạo ra sự phân biệt, và chính cái sự phân biệt đó nó làm khổ mình; càng phân biệt chừng nào cái nghiệp của mình nó càng giới hạn lại, càng giới hạn lại, giới hạn lại; cho nên nó không thấy được cái vô biên đó nữa.

Rồi cả ngôn ngữ của mình, cũng là một cái ám ảnh, cũng làm cho mình tư duy sai lầm; ví dụ như bây giờ ngôn ngữ của mình là nó dựa theo một cái điểm qui chiếu là cái thân của mình, phải hông? Tôi nói cái này nó ở trên tôi (Thầy chỉ lên phía trên cây xà nhà), thiệt ra tôi lấy cái thân tôi làm qui chiếu; như vậy, tôi là trung tâm vũ trụ tôi mới nói cái này nó ở trên tôi; chớ con khủng long nó ở trên cao nữa thì nó nói cái xà này ở dưới nó.

Thành ra cái vô minh của một người là vậy, mình sử dụng ngôn ngữ, chính nó giúp đỡ để cho mình thông tin, nhưng mà mình rớt vào trong ngôn ngữ là mình chết, tất cả đầu óc của mình, tất cả tâm trí của mình bị qui định bởi ngôn ngữ, mà ngôn ngữ bị qui định bởi cái gì? Bởi cái thân này!

Ví dụ thầy nói đây là trước đây là sau; thật ra nếu tôi có con mắt ở sau, thì đâu có nói đây trước, đây sau đâu? Rồi đây là bên phải đây là bên trái, nếu mà con người tôi mà nó tròn vo như là cái con gì đó; thì nó đâu có thấy phải trái gì nữa đâu; rồi từ cái ngôn ngữ đó, nó sinh ra cái ngôn ngữ của chính trị nữa; ví dụ, bên này là cánh hữu, bên này là cánh tả, phải hông? Tất cả mọi cái, đều là lấy cái thân mình làm chính hết, cái ngôn ngữ chánh trị, cánh hữu cánh tả là do tay phải tay trái này thôi, nếu thằng cha nào mà có bốn tay thì đâu có nói cánh hữu cánh tả gì đâu, đâu nói phe hữu phe tả đâu?

Thành ra mình thấy vậy đó, cái ngôn ngữ mình là nó sai lầm bởi vì nó qui chiếu theo cái thân có thước sáu này thôi; thành ra, càng ngày cái thế giới của mình nó càng bị giới hạn lại, chớ không bao giờ nó mở ra được để mình biết là cái tâm mình và thế giới mình nó vô tận. Càng ngày mình càng hẹp vô, hẹp vô; tất cả mọi cái đều làm cho cái thấy mình sai lầm hết, thành ra Phật giáo nó mới gọi chữ “vô minh” là đầu tiên hết là vậy; vô minh là không biết.

Mình để ý ngôn ngữ của tất cả mọi nước trên thế giới này đều lấy cái thân làm điểm qui chiếu, mà cái thân mình đâu phải là điểm qui chiếu duy nhất đâu?

Tất cả mọi cái theo cái thân làm qui chiếu, rồi nó bị ám ảnh bởi những cái đó, cuối cùng rồi nó đánh lộn nhau, phải hông?

Đó để ý coi, những người ở trên trạm không gian, họ nói là trái đất nó không có biên giới, họ dòm xuống có thấy biên giới nào đâu? Chẳng qua loài người giành nhau rồi chia ra biên giới, ông định ra một thước, ông lấn tôi một thước thì tôi đánh ông, vậy thôi; thật sự ra thiên nhiên nó không có biên giới.

Đó là những cái giả tạo, rồi ngay cả như cái thân mình đây, thật sự ra nó cũng không có biên giới, phải hông? Không có biên giới, đây là một mớ nguyên tử; ngoài này cũng không gian, không khí này cũng một mớ nguyên tử, tới kia cũng một mớ nguyên tử; tất cả nó không có biên giới, nhưng mà cái ý tưởng của mình càng ngày nó càng hẹp lại, hẹp lại; nó xác nhận tôi là một con người giới hạn như vậy, cho nên là nó càng ngày nó càng thiết lập biên giới.

Thành ra thiết lập biên giới đó chính là cái nghiệp căn bản của con người. Ví vụ như bây giờ ai hỏi tôi cái ly này của ai, thì tôi nói: à, không của tôi; chớ thiệt ra cái ly này nó của ai đâu, phải hông? Tại sao mình vội vàng khi hỏi cái ly của ai, cái mình nói của tôi, mà ông nào uống cái ly của tôi thì tôi giận? Cái tư tưởng của mình, cái ý tưởng của mình nó luôn luôn thiết lập biên giới, chính một lần nó thiết lập biên giới như vậy là nó thiết lập mình; thành ra trong kinh nó có nói vậy đó, con người y như con tằm nó nhả tơ vậy đó, nó tự trói buộc nó trong cái kén, càng ngày, mỗi ý tưởng nó đều trói, trói trói…Cho tới khi nó thấy vũ trụ của nó chỉ là cái kén này thôi; còn ngoài ra nó không biết gì hết.

Mỗi người từ cái ý tưởng của mình, thành ra ý tưởng của mình trong đạo Phật nó kêu vọng tưởng là vậy, vọng là sai lầm; bất kỳ cái gì, ý tưởng của mình đều trói mình hết, nó trói đến cái độ nhiều khi mình thấy con người nó quá ngu si đi. Ví vụ như mình thấy hai anh mà ra ngoài đường quẹt xe nhau, rồi đâm nhau chết là ngu si phải hông, tại sao người ta ngu si đến như vậy?

​Thì mình cũng xem xem vậy đó thôi, chẳng qua mình không có máu nóng như thằng cha kia, chớ mình cũng vậy thôi; nó trói, trói lại; thành ra đối với Phật giáo chỉ nói vậy thôi, mình bị giới hạn, bị trói buộc trong cái tôi và cái của tôi. Thế giới của mình là: tôi và cái của tôi, thành ra thế giới của mình nó nhỏ chút hà, phải hông? Thế giới mình có chút hà; tôi, và cái của tôi; cứ sàng đi sàng lại thì đó là sanh tử sàng qua sàng về thì cũng là tôi và cái của tôi thôi. Cái của tôi càng sàng nhiều nó càng hẹp chừng đó, cái ông già này càng hẹp chừng đó; nó già nó trói buộc càng nhiều nó hẹp lắm.

Quan niệm thì lỗi thời rồi mà khi nào cũng nhớ về quá khứ; ồ, hồi xưa tao không phải như tụi bây, tao ngon lắm; thành ra con người ta tự trói buộc lấy mình, chớ thật sự ra cuộc đời này như hồi nãy ông gì đó nói đó, pháp giới đó; pháp giới là một cái gì vô tận, chỉ có mình tự trói buộc lấy mình cho nên mình thấy thế giới càng ngày càng nhỏ hẹp.

Ban đầu thế giới rộng lắm, nhưng mà sau đó thế giới của Ấn Độ, thế giới của Trung Quốc, thế giới của Việt Nam, thế giới Cam Pu Chia…rồi trong cái hẹp, từng nước nhỏ hẹp như vậy, còn phân biệt tôi là người Cam Pu Chia; tôi vậy, vợ tôi như vậy, con tôi như vậy, tôi học hành như vậy…trói, trói, trói…Cuối cùng mình chỉ còn một thước mấy; gia tài của mình thay vì là cả vũ trụ, bây giờ mình còn có một thước mấy, mai mốt cái mình còn chỉ một nhúm tro, con người bi thảm lắm, nhưng mà nó không biết, nó điên lắm.

Thầy đắc ý thấy trong kinh điển nói một câu là: “Điên đảo”, nó đã nghĩ nghịch rồi là đảo rồi, mà còn điên nữa; thật sự ra đối với phân tâm học, đối với tâm lý học chiều sâu; thì mỗi con người là mỗi một thằng điên hết á, mà cái thứ điên mà tỉnh như mình đây mới khó trị nè,(mọi người đều cười); chớ còn điên mà nó ra đây nó nhảy múa thì dễ trị lắm, bắt nó vô Biên Hòa chích thuốc còn dễ trị, còn mình điên mà mình tỉnh mình không biết mình điên; cũng như mấy anh mà uống rượu say xỉn, có bao giờ là anh nói anh say đâu, anh thấy anh còn đi được mà.

Thành ra con người chẳng qua là một cái điên, nó điên trong đó, bây giờ mình cứ thử, thầy là nói cái gì nó cụ thể lắm, ví vụ như tôi nói đây là thân của tôi, phải hông? Đó là một cái điên đó!
Thật sự thân của tôi như thầy nói, nó là một vũ trụ không biên giới, chớ không phải thân này là thân của tôi; rồi đây là thân của ông Hải rồi có chuyện gì tôi với ổng đánh lộn nhau. Thân này không phải là thân của tôi, thật sự thân của tôi là một cái vũ trụ, không có biên giới; chẳng qua là tôi tự đồng hóa lấy vô một cái này; cũng như mình coi phim đó, mình coi phim thì mình cũng biết rồi; cái phim đó nó vậy thôi, mình thấy anh chàng này đẹp trai quá, tự nhiên mình đồng hóa với anh ta trong đó, rồi mình bắt đầu lo sợ; đánh nhau mình sợ ảnh chết; bởi vì, mình là ảnh rồi, cái vô minh của mình là vậy, phải hông?

Khi mà mình đồng hóa mình với nhân vật trong đó, là mình sợ ảnh chết lắm; đánh nhau thì sợ chết, chẳng qua là do mê lầm của mình đồng hóa với nhân vật đó; mà thường thường mình đồng hóa mình với nhân vật đẹp trai đồ không, chớ những nhân vật mà xấu xí võ dỡ, thì mình có đồng hóa đâu, thành ra khi mà mình đồng hóa với nó rồi thì…

Đó, đây cũng là một cuộn phim vậy đó, mà mình đồng hóa vào đây, tôi chỉ là ông Đăng này thôi, là mình đồng hóa sướng khổ của mình theo cái nhân vật này. Chớ thiệt ra nó là một cuộn phim, khách quan là một cuộn phim; mình cứ thử đeo một cặp mắt kiếng trăm năm mà nhìn lại, một trăm năm hoàn cảnh như vậy mình sẽ thấy mình, chỉ là một cuồn phim vĩ đại vậy thôi. Kéo dài một trăm năm chẳng qua là mình đồng hóa với những cái này, cái nọ; đồng hóa, đồng hóa…; đồng hóa với hoàn cảnh này, đồng hóa với nhân vật này, thành ra mình khổ, càng đồng hóa chừng nào mình càng hữu hạn chừng đó. Bởi vậy, những vị giải thoát, họ không có đồng hóa; cho nên, trong kinh đức Phật khi có người hỏi, ngài là một con người vĩ đại, phải hông? Không không phải. Ngài là một chư thiên? Không phải. Ngài là một đạo sư của trời người? Ông là một cái gì bao la phải hông? Chớ đạo sư là phải đồng hóa với cái gì đó, hư không mà đi đồng hóa với một cái ly này thì nó uổng quá!

Rồi bây giờ thầy nói sơ sơ vậy rồi chút nữa mình thực hành, trước hết có vị nào hỏi cái gì nữa hông, có tin nổi mình khám phá ra ngay, thậm chí 24 tiếng này thôi những cái gì mà thầy đang nói đây mà mình khám phá ra được, ví dụ đơn giản ở đây có một người hồi đó họ đi dự, một khóa tu Vipassana mười ngày, thì độ vài ngày là họ thấy thật sự ra cái thân họ tưởng chắc thật lắm, nhưng họ nhìn thấy là y như những cái bong bóng nó hợp lại với nhau vậy.

Cái này mình phải chứng nghiệm chớ không có lôi thôi gì hết, thật sự là phải chứng nghiệm được; chớ còn không chứng nghiệm được thì mình cứ vậy thôi, mình cũng loanh quanh lẫn quẩn cũng chừng đó thôi hà; tôi thì học giỏi hơn người ta, tôi thì giàu có hơn người ta, thậm chí tôi tu hành thì tôi cũng đạo đức hơn người ta, hơn đủ thứ chuyện; mà anh có hơn một người nào có nghĩa là anh có một vị trí rồi; thì đó là hỏng bét. Bởi vậy mới gọi là: “Ưng vô sở trụ như sanh kỳ tâm” không trụ ở chỗ nào hết thì anh là không gian vô biên, đơn giản vậy thôi, đó là giải thoát; còn anh có trụ, tôi ở cao ở thấp gì đó, cao thấp gì cũng là có trụ hết.

Thành ra con người mình thấy vậy chớ tội nghiệp lắm, mình coi lại cuộc đời mình, mình đọc kinh điển mình coi lại cuộc đời mình mình thấy tôi nghiệp; rồi mình ở đời nhiều khi mình giành giựt nhau cho đã đời cũng chưa đã nữa; bây giờ mình vô tu mình nói trên trời dưới đất vậy chớ mình vô tu mình cũng giành giựt nhau hà; bởi vì thầy thấy vậy đó, thầy ở trong chùa nên thầy biết mà; thí dụ như Hòa thượng khen ông này tự nhiên mình nổi máu đố kỵ lên liền, cái đó nó rất tầm thường, phải hông?

Đó như mình thấy, đời của ngài Huệ Năng tức nhiên là cái đời rất cao cấp hơn mình nhiều lắm, đến đổi ngài Huệ Năng mà ngộ đạo rồi là ngài Ngũ tổ phải giấu đi, giả bộ nói láo là thằng này nó chẳng biết gì đâu; ông cho nó trốn đi đâu mất, cái đời đó mà nó còn vậy huống gì cái đời bây giờ, nó giành giựt nhau từng chút một, giành giựt nhau về bằng cấp giành giựt nhau chức tước…thì ra nhiều khi mình không ham giải thoát mà mình ham chức tước ở trong này.

Thành ra con người mình nó rất tệ, mà thấy được cái tệ đó rồi mình mới cương quyết, bây giờ mình có tin nổi mình thật ra chỉ là một nhúm tro không, phải hông? Có gì đâu? Hồi đó thầy ở trên chùa Tây Tạng, thầy đi dọn mấy bình tro đó, mình cầm bình tro lên là mình thấy, mình cười liền; cuộc đời nó chỉ chừng đấy thôi, tại sao rắc rối đến như vậy, phải hông?

Loi choi gì cho nó mệt, cuộc đời nó chỉ có một nhúm tro vậy, bây giờ hỏi ai đây?
Cũng không có ai trả lời!
Ha! Ha! Ha!

(Thầy cười lớn và cả chúng đều cười)

(Kết thúc bài giảng về mục đích và ý nghĩa thực hành chánh niệm tỉnh giác kỳ 8)

Kính ghi Tánh Hải

602

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đạiChúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học

20,341
Phong Thủy

Sơ Lược Phong Thủy Con người – tuy cũng như mọi loài động, thực vật khác – mang tính độc lập, có thể tự phát sinh, phát triển và tồn tại. Nhưng

18,644
Nước lọc có thể phòng và trị bệnh thường gặp?

Nước lọc có thể phòng và trị bệnh thường gặp?(Dân trí) - Qua nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm phương pháp uống nước tinh khiết có định lượng 2 lần/ngày trước và

19,513
TÂM AN ĐỊNH - Tánh Hải Ghi

(Định tâm đúng sẽ mở ra con đường đúng trong tu hành Phật giáo, định tâm đúng là lần đầu chạm tới tánh Không, hay bản tánh của tâm ở góc độ

1,320
DOANH NHÂN LÀ GÌ? - INAMORI KAZUO chủ tịch hãng hàng không Nhật Bản JAL

Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Ngoài sách chuyên ngành, những cuốn sách gối đầu giường của tôi

691
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc