Lúc đó Phổ Hiền Bồ tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Trong một vi trần nhiều sát hải
Chỗ nơi riêng khác đều nghiêm tịnh
Vô lượng như vậy và một cõi
Mỗi mỗi chia khác không xen tạp.
Trong mỗi vi trần vô lượng Phật
Tùy tâm chúng sanh khắp hiện tiền
Tất cả quốc độ đều cùng khắp
Phương tiện như vậy vô sai biệt.
Trong mỗi vi trần những thọ vương
Nhiều thứ trang nghiêm đều thòng rũ
Thập phương quốc độ đều đồng hiện
Tất cả như vậy vô sai biệt.
Trong mỗi trần có vi trần chúng
Cùng nhau bao quanh đức Thế Tôn
Siêu việt tất cả khắp thế gian
Cũng chẳng chật hẹp tạp loạn nhau.
Trong mỗi trần có vô lượng quang
Chiếu khắp mười phương các cõi nước
Ðều hiện chư Phật hạnh Bồ đề
Tất cả sát độ vô sai biệt.
Trong mỗi trần có vô lượng thân
Biến hóa như mây đều cùng khắp
Phật dùng thần thông độ chúng sanh
Thập phương quốc độ vô sai biệt.
Trong mỗi trần diễn nói các pháp
Pháp đó thanh tịnh như luân chuyển
Các môn phương tiện đều tự tại
Tất cả diễn thuyết vô sai biệt.
Một trần diễn khắp tiếng chư Phật
Ðầy khắp pháp khí các chúng sanh
Trụ khắp sát hải vô biên kiếp
Thinh âm như vậy cũng không khác.
Sát hải vô lượng trang nghiêm đẹp
Trong một vi trần đều vào cả
Thần thông chư Phật sức tự tại
Tất cả đều do nghiệp tánh hiện.
Trong mỗi vi trần tam thế Phật
Tùy chỗ sở thích đều khiến thấy
Thể tánh không đến cũng không đi
Do nơi nguyện lực khắp thế gian.
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên
Không Sát Sanh, Tôn Trọng Sự Sống.Thích Minh Châu--- o0o ---Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống
Tôi nhớ đã đọc một mô tả chỉ quản đả toạ do một thiền sư Nhật Bản đương thời. Vị ấy diễn tả chỉ quản đả toạ là một loại thực hành
Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Lóng nghe! Lóng nghe! Như Lai sẽ vì ông mà nói nghiệp nhơn trường thọ của Như Lai đã được. Do nơi nghiệp nhơn này mà
Trong phần cuối bài giảng về Phật tánh, Đức Di Lặc đã dạy về năm sự bất lợi do không hiểu biết Phật tánh, và năm lợi ích do hiểu biết Phật
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt