Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM CHIẾU MINH[1] THỨ 40.
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phần 2, Phẩm Đại Sư thứ 38)

 

KINH: Bấy giờ Tuệ-mạng Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn: Ấy là Bát-nhã ba-la-mật![2]
Phật dạy: Ấy là Bát-nhã ba-la-mật!
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật có thể chiếu rõ hết thảy pháp, vì rốt ráo thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, nên lễ Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, không dính mắc ba cõi.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật trừ các tối tăm, vì hết thảy phiền não vọng kiến đã trừ.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, là tối thượng trong hết thảy pháp trợ đạo.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật an ổn, vì dứt được hết thảy khổ não sợ hãi.

 


[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 434, Đại sư phẩm 38 (大師品第三十八), tr. 182a20; quyển 505, phẩm 10: Đại ngục (地獄品第十之一), tr. 576b17; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 9, phẩm Chiếu minh thứ 41 (照明品第四十一), tr. 61a17; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh  (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, phẩm Chiếu minh thứ 40 (照明品第四十), tr.302a17.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh  (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, tr. 302a12-16: Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát khi thực hành Đàn ba-la-mật, Thi-la ba-la-mật, Sằn-đề  ba-la-mật, Tỳ-lê-da ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, dùng lực phương tiện, các thiện căn nên hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề, không thủ tướng, vô sở đắc pháp; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 433, tr. 1829-12: Thiện Hiện! nếu Bồ-tát ma-ha-tát dùng vô tướng và vô sở đắc làm phương tiện, phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy. Ấy là Bồ-tát ma-ha-tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

* Trang 58 *
device

Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, hay cho ánh sáng, vì có năm mắt trang nghiêm.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, hay chỉ đạo các chúng sanh tà kiến xa lìa nhị biên.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, là trí nhất thiết chủng,[1] vì hết thảy phiền não và tập khí dứt.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ các Bồ-tát ma-ha-tát, vì hay sanh ra các Phật pháp.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật chẳng sanh chẳng diệt, vì tướng nó không.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật lìa xa sanh tử, vì chẳng phải thường chẳng phải diệt.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật làm thủ hộ kẻ không được cứu hộ, vì bố thí tất cả trân bảo.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ lực, vì không gì có thể phá hoại.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật hay chuyển xoay bánh xe pháp ba lần chuyển mười hai hành tướng, vì hết thảy các pháp không chuyển không trở lại.
 

[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 43, tr. 371a4-5: Bát-nhã ba-la-mật này, khi Bồ-tát thành phật, đổi gọi là trí nhất thiết chủng. 

* Trang 59 *
device

Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật, hay chỉ bày các pháp tánh, vì vô pháp hữu pháp không.
Bạch đức Thế Tôn, nên làm sao cúng dường Bát-nhã ba-la-mật?[1]
Phật dạy: Nên cúng dường Bát-nhã ba-la-mật như cúng dường Thế Tôn, nên lễ Bát-nhã ba-la-mật như lễ Thế tôn, vì sao? Vì Thế Tôn không khác Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không khác Thế Tôn; Thế Tôn tức là Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật tức là Thế Tôn. Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy xuất sanh chư Phật (Buddha), Bồ-tát (Bodhisattva), Bích-chi Phật (Pratyeka-Buddha), A-la-hán (arhan), A-na-hàm (ānagamin), Tư-đà-hàm (Sakṛdāgāmin, Tu-đà-hồn (Srota-āpanna). Từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sanh mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần. Từ trong Bát-nhã ba-la-mật ấy sanh ra Phật mười lực, mười tám pháp không chung, đại từ, đại bi, trí nhất thiết chủng.
Bấy giờ, Thích-đề-hồn-nhân tâm suy nghĩ rằng: Vì nhân duyên gì Xá-lợi-phất hỏi việc ấy? Suy nghĩ xong, nói với Xá-lợi-phất: Vì nhân duyên gì nên hỏi việc ấy?
Xá-lợi-phất nói với Thích-đề-hồn-nhân: Kiều-thi-ca, Bồ-tát ma-ha-tát được Bát-nhã ba-la-mật thủ
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 182b14-16: Nếu các Thanh-văn, hoặc thú hướng Thanh-văn thừa, hoặc các Độc-giác hoặc thú hướng Độc-giác thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này làm thế nào để trú? 

* Trang 60 *
device

hộ, có sức phương tiện thiện xảo (Âu-hồ-câu-xá-la-upaya-kauśalya), nên đối với thiện căn tạo tác được ở khoảng trung gian từ khi mới phát tâm cho đến khi trụ pháp vị của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả hòa hợp lại mà tùy hỷ hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì nhân duyên ấy, nên tôi hỏi việc ấy.[1]
Này Kiều-thi-ca, Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ma-ha-tát hơn Thí ba-la-mật, Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền ba-la-mật, ví như người mù bẩm sanh, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc trăm ngàn người mà không có ai dẫn trước thời không thể theo đường đi vào thành. Kiều-thi-ca, năm Ba-la-mật cũng như vậy, lìa Bát-nhã ba-la-mật thời như người mù bẩm sanh không kẻ dắt thì không thể đi đường, không thể được trí nhất thiết chủng.
Này Kiều-thi-ca, nếu năm Ba-la-mật được Bát-nhã ba-la-mật dẫn đạo, thời bấy giờ năm Ba-la-mật gọi là có mắt, có Bát-nhã ba-la-mật dẫn đạo, được gọi là Ba-la-mật.
Thích-đề-hồn-nhân nói với Xá-lợi-phất: Như lời Ngài nói, có Bát-nhã ba-la-mật dẫn đạo năm Ba-la-mật nên được gọi là Ba-la-mật. Xá-lợi-phất, nếu không có Thí ba-la-mật, thời năm Ba-la-mật cũng không được gọi là Ba-la-mật, nếu không có Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 182c9-16: Từ khi mới phát tâm cho đến được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, chuyển pháp luân độ vô lượng chúng sanh, nhập Vô dư y Niết-bàn giới cho đến pháp diệt, ở khoảng trung gian đó có hết thảy công đức thiện căn, hoặc công đức thiện căn của các Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát và hữu tình khác. Như vậy hết thảy đều dùng vô tướng và vô sở đắc làm phương tiện,  nhóm họp hiện tiền tùy hỷ, đã tùy hỷ rồi cùng các hữu tình bình đẳng cùng hồi hướng Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, vì nhân duyên ấy nên hỏi việc này. 

* Trang 61 *
device

mật, thời năm Ba-la-mật cũng không được gọi là Ba-la-mật. Nếu như vậy, cớ sao chỉ tán thán Bát-nhã ba-la-mật?
Xá-lợi-phất đáp: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca, không có Thí ba-la-mật thời năm Ba-la-mật không được gọi là Ba-la-mật; không có Giới ba-la-mật, Nhẫn, Tấn, Thiền ba-la-mật thời năm Ba-la-mật không được gọi là Ba-la-mật. Nhưng Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật thời có thể đầy đủ Thí ba-la-mật, Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền ba-la-mật. Vì vậy nên, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô đẳng, vô đẳng đẳng đối với năm ba-la-mật.
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao sanh Bát-nhã ba-la-mật? [1]
Phật bảo Xá-lợi-phất: Vì sắc chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh; vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh; vì Thí ba-la-mật chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh, cho đến vì Thiền ba-la-mật chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh; vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, Phật mười lực cho đến nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí chẳng sanh nên Bát-nhã ba-
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 183a19-11: Bạch đức Thế-tôn! Các Bồ-tát ma-ha-tát làm thế nào phát sanh Bát-nhã ba-la-mật?

* Trang 62 *
device

la-mật phát sanh. Như vậy vì các pháp chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh.
Xá-lợi-phất thưa: Bạch đức Thế Tôn! Tại sao vì sắc chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh? Cho đến vì các pháp chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh?
Phật dạy: Vì sắc không khởi không sanh, không được không mất, cho đến vì hết thảy pháp không khởi không sanh, không được không mất nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh.[1]
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Sanh Bát-nhã ba-la-mật như vậy, hợp với những pháp gì?
Phật dạy: Không hợp với gì cả, vì vậy nên được gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, không hợp những pháp gì?
Phật dạy: Không hợp với pháp bất thiện (akuśala), không hợp với pháp thiện (kuśala), không hợp với pháp thế gian, không hợp với pháp xuất thế gian, không hợp với pháp hữu lậu, không hợp với pháp vô lậu, không hợp với pháp có tội, không hợp với pháp không tội, không hợp với pháp hữu vi, không hợp với pháp vô vi, vì cớ sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không vì được các pháp nên sanh, vì thế nên đối với các pháp không hợp.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 183b3-6: Phật dạy: Xá-lợi-tử! Vì sắc cho đến hết thảy pháp không tạo tác, không sanh, không được, không hoại, vô tự tánh. Các Bồ-tát ma-ha-tát vì sắc không phát sanh cho đến hết thảy pháp nên Bát-nhã ba-la-mật-đa phát sanh.

* Trang 63 *
device

Bấy giờ, Thích-đề-hồn-nhân bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy, cũng không hợp Tát-bà-nhã.
Phật dạy: Như vậy, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật cũng không hợp Tát-bà-nhã, cũng không được.
Thích-đề-hồn-nhân thưa: Bạch đức Thế Tôn, tại sao Bát-nhã ba-la-mật cũng không hợp Tát-bà-nhã, cũng không được?
Phật dạy: Bát-nhã ba-la-mật không như danh tự, không như tướng, không như pháp khởi tác hợp.
Thích-đề-hồn-nhân thưa: Nay hợp thế nào?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát như không thủ, không thọ, không trú, không trước, không dứt, hợp như vậy, cũng không chỗ hợp. Như vậy, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật tùy hợp với hết thảy pháp, cũng không chỗ hợp.
Bấy giờ, Thích-đề-hồn-nhân bạch Phật: Chưa từng có vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy vì hết thảy pháp chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng được, chẳng mất nên phát sanh.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nghĩ

* Trang 64 *
device

rằng: “Bát-nhã ba-la-mật hoặc hợp với hết thảy pháp, hoặc không hợp” thì Bồ-tát ma-ha-tát ấy đã bỏ Bát-nhã ba-la-mật, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Lại có nhân duyên Bồ-tát ma-ha-tát bỏ Bát-nhã ba-la-mật, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ rằng: “Bát-nhã ba-la-mật ấy không có gì của chính nó, không hư, không kiên cố.”[1] Thời Bồ-tát ma-ha-tát ấy bỏ Bát-nhã ba-la-mật, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề, vì nhân duyên ấy, nên lìa bỏ Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin pháp gì?[2]
Phật bảo Tu-bồ-đề! Tin Bát-nhã ba-la-mật thời không tin sắc (rūpa), không tin thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna); không tin mắt (cakṣuḥ) cho đến ý (manāṃsi); không tin sắc (rūpa) cho đến pháp (dharma); không tin nhãn giới (cakṣurdhātu) cho đến ý thức giới (yāvanna manodhātuḥ); không tin Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật; không tin nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; không tin bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, không tin Phật mười lực, cho đến mười tám pháp không chung; không tin Tu-đà-hồn quả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả, Bích-chi Phật đạo; không tin Bồ-tát đạo, không tin Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến trí nhất thiết chủng.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 183c12-13: Như vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa không có gì của chính nó, không chơn thật, không kiên cố, không tự tại.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 183c15-16: Bạch đức Thế-tôn! Nếu khi Bồ-tát ma-ha-tát tin Bát-nhã ba-la-mật-đa là không tin pháp gì? 

* Trang 65 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, tại sao khi tin Bát-nhã ba-la-mật, thời không tin sắc cho đến trí nhất thiết chủng?
Phật bảo Tu-bồ-đề! Vì sắc không thể có được nên tin Bát-nhã ba-la-mật, thời không tin sắc;[1] cho đến vì trí nhất thiết chủng không thể có được nên tin Bát-nhã ba-la-mật, không tin trí nhất thiết chủng. Vì thế cho nên Tu-bồ-đề khi tin Bát-nhã ba-la-mật, thời không tin sắc cho đến không tin trí nhất thiết chủng.
LUẬN: Ở trên Phật cùng với Di-lặc, Tu-bồ-đề, Thích-đề-hồn-nhân, chung nói ý nghĩa tùy hỷ. Xá-lợi-phất tuy im lặng, lắng nghe nghĩa Bát-nhã ba-la-mật tùy hỷ ấy thậm thâm, vô lượng, vô biên, lợi ích lớn cho chúng sanh; tuy hết lậu hoặc được tịch diệt, mà phát tâm hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay, bạch Phật rằng: “Làm được sự tùy hỷ, dứt các hý luận, lợi ích vô lượng chúng sanh, khiến vào Phật đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật”. Phật ấn khả lời ấy, nên nói “Phải!” Trong Bát-nhã ba-la-mật nói thật tướng các pháp, trong thật tướng các pháp không có cấu trược hý luận (prapañca), nên gọi là rốt ráo thanh tịnh (pariśuddhi), rốt ráo thanh tịnh nên có thể chiếu khắp hết thảy năm pháp tạng[2] là quá khứ, vị lai, hiện tại, vô vi và bất khả thuyết.[3]
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 184a9-11: Các Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, quán hết thảy sắc không thể có được, tuy tin bát-nhã ba-la-mật-đa mà không tin sắc.
[2] Năm pháp tạng (Pañca-dharma-kośāḥ): Cũng gọi là Năm pháp hải. Chỉ cho 5 tạng, là thế giới quan của Độc tử bộ. Độc tử bộ chia vạn hữu trong vũ trụ ra làm 5 tạng: 1. Quá khứ tạng (atīta-kośa), 2. Hiện tại tạng (pratyutapanna-kośa), 3. Vị lai tạng (Anāgata-kośa), 4. Vô vi tạng (Asaṃskṛta-kośa), 5. Bất khả thuyết tạng (Anabhilāpya-kośa). Trong năm Tạng trên, ba tạng trước tập hợp các pháp hữu vi, gọi chung là Tam thế tạng, hoặc gọi là Hữu vi tụ. Vô vi tạng cũng gọi là Vô vi tụ, là tập hợp các pháp vô vi; Bất khả thuyết tạng, cũng gọi là Phi nhị tụ, tức là tập hợp các pháp chẳng phải Hữu vi chẳng phải Vô vi. Bởi vì Độc tử bộ vốn chủ trương “Ngã” chẳng phải uẩn chẳng phải lìa uẩn và cho rằng Ngã là có thực. Quan niệm này đã bị luận Trung quán, luận Thành duy thức, luận Câu xá, luận Thành thật….bài bác. Các ngài Trí khải, Pháp tạng v.v… cũng cho đó là Ngoại đạo trà trộn vào Phật giáo. Tham khảo, phẩm hữu ngã vô ngã trong luận Thành thật, quyển 3, phẩm Phá ngã trong luận Câu xá, quyển 29, luận Trung quán, quyển 2, luận Đại trí độ, quyển 1, luận Dị bộ tông luân.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 490, tr. 49a1-5: Thiện hiện! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát viên mãn sáu ba-la-mật-đa, vượt qua các địa vị Thanh-văn, Độc-giác v.v… lại trú trong sáu ba-la-mật-đa, hàng thánh chúng tam thừa có thể vượt qua năm pháp đến bờ bên kia. Thế nào là năm?  Quá khứ, vị lai, hiện tại, vô vi và bất khả thuyết; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (十 住 毘 婆 沙 論), quyển 15, tr.107c4-19: Mười thiện đạo có thể khiến đạt đến mười lực Như-lai. Như vậy tu tập mười thiện nghiệp đạo, hay khiến người đạt đến mười lực. Mười lực gọi là chánh biến tri, chánh biến tri tức là Phật. Vì năm nhân duyên ấy nên gọi là Phật: (1) đoạn nghi đời quá khứ, (2) đoạn nghi đời vị lai, (3) đoạn nghi đời hiện tại, (4) đoạn nghi pháp ba đời, (5) đoạn nghi pháp bất khả thuyết. như nói: đời quá khứ vô thỉ, thông đạt không có nghi ngờ, đời vị lai vô biên biết thông đạt không có nghi ngờ. Mười phương không có biên tế, hết thảy đời hiện tại vượt quá ba đời, pháp vi diệu vô vi, mười bốn bất khả thuyết, ấy là công đức tạng chư Phật gọi là Thế-tôn. 

* Trang 66 *
device

Thế nên Xá-lợi-phất thưa: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật có thể chiếu khắp hết thảy pháp, vì rốt ráo thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật hay thủ hộ Bồ-tát, cứu các khổ não, làm mãn sở nguyện. Như vua trời Phạm Thiên thủ hộ ba ngàn đại thiên thế giới, cho nên chúng sanh đều kính lễ.
Bùn ba độc trong ba cõi không làm ô nhiễm, nên nói là không dính mắc ba cõi.
Phá hết thảy 108 phiền não ái nhiễm v.v... 62 kiến chấp (dvāṣaṣṭi-dṛṣṭayaḥ) là ngã kiến (ātma-dṛṣṭi) v.v... nên nói là phá vô minh tối tăm.
Trong các pháp, trí tuệ hơn cả; trong trí tuệ, Bát-nhã ba-la-mật hơn cả, lấy trí tuệ làm gốc, phân biệt 37 phẩm như bốn niệm xứ v.v... nên nói trí tuệ là tối thượng trong tất cả pháp trợ đạo (bodhi-pākṣika).
Dứt được các khổ não sợ hãi sanh, già, bệnh, chết, nên nói là an ổn.
Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy thu nhiếp năm mắt-(pañca-cakṣūṃṣi), nên nói là hay cho ánh sáng.
Xa lìa nhị biên, hữu biên, vô biên v.v... nên nói hay chỉ bày chánh đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga).
Bồ-tát trụ ở Kim Cang tam-muội (vajrasamādhi) dứt hết thảy tập khí phiền não vi tế, khiến không còn sót lại, được vô ngại giải thốt, nên nói là trí nhất thiết chủng.

* Trang 67 *
device

* Lại nữa, biết tướng chung, tướng riêng của hết thảy pháp, biết nhân duyên của trí nhất thiết chủng, nên nói là trí nhất thiết chủng.
Hay sanh mười phương ba đời vô lượng Phật pháp, nên nói là mẹ các Bồ-tát.
Trong tất cả pháp vì mỗi mỗi tự tướng không, nên nói là bất sanh bất diệt (anutpannā aniruddhā).
Đoạn và thường là gốc các kiến chấp, các kiến chấp là gốc các kiết sử, các kiết sử là gốc khổ trong hết thảy sanh tử; thế nên nói là xa lìa sanh tử.
Hay làm cho chúng sanh tin các thiện pháp bảo của Tam-bảo, được các thiện pháp bảo nên được cái vui thế gian, xuất thế gian. Vì hay làm cho chúng sanh được hai thứ vui nên nói là người cứu hộ cho người không ai cứu hộ.
Tướng Bát-nhã ba-la-mật ấy cho đến mười phương chư Phật, không thể phá hoại, vì cớ sao? Vì rốt ráo không thể có được, huống gì người khác làm sao phá hoại. Cho nên nói là đầy đủ Ba-la-mật.
Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì không có tự tánh, nên nói các pháp không chuyển vận trong sanh tử, không trở lại vào Niết-bàn. Chẳng sanh nên chẳng chuyển vận, chẳng diệt nên chẳng trở lại. Cho nên nói hay chuyển vận pháp luân ba lần chuyển mười hai hành tướng.[1] Nghĩa
 

[1] Tương ưng bộ kinh V, 56. 11-12. Tương ưng sự thật (Saccasaṃyutta):  kinh Chuyển Pháp luân (Dhamma-cakkappavattana sutta) và Tathāgatas; T. 2: Tạp a hàm kinh (雜阿含經), quyển 15, kinh 379, tr. 103c13-104a8: Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác. Đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ Thánh đế đã biết, cần phải biết, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, cần phải đoạn, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, cần phải tác chứng; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, cần phải tu, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, Tỳ-kheo, đây là Khổ Thánh đế đã biết, đã biết xong, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn xong, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã tác chứng xong; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, đã tu xong; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta nếu không sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta không bao giờ được coi là đã giải thoát, đã xuất, đã ly, và cũng không tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác; do đó, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta đã giải thoát, đã xuất, đã ly, tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”
T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3, phẩm 7: Hóa thành dụ  (化城喻品7), tr. 25a1-12: Lúc bấy giờ đức Đại thông trí thắng Như-lai, nhận lời thưa thỉnh của mười phương các phạm thiên và mười sáu vương tử liền chuyển vận pháp luân ba lần chuyển mười hai hành tướng - Sa-môn, bà-la-môn, hoặc thiên, ma, phạm và thế gian khác không thể chuyển. Đó là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đạo; và rộng nói pháp 12 nhân duyên: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu, bi, khổ ưu, não. Vô minh diệt thời hành diệt, hành diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt, danh sắc diệt thời lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt, xúc diệt thời thọ diệt, thọ diệt thời ái diệt, ái diệt thời thủ diệt, thủ diệt thời hữu diệt, hữu diệt thời sanh diệt, sanh diệt thời lão tử sầu, bi, khổ ưu, não diệt.
Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Pūrvayogaparivartaḥ-7: Atha khalu bhikṣavaḥ sa bhagavān mahābhijñājñānābhibhūstathāgato'rhan samyaksaṁbuddhasteṣāṁ brahmakoṭīnayutaśatasahasrāṇāmadhyeṣaṇāṁ viditvā teṣāṁ ca ṣoḍaśānāṁ putrāṇāṁ rājakumārāṇām, tasyāṁ velāyāṁ dharmacakraṁ pravartayāmāsa triparivartaṁ dvādaśākāramapravartitaṁ śramaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā māreṇa vā brahmaṇā vā anyena vā kenacit punarloke saha dharmeṇa| yadidaṁ duḥkham, ayaṁ duḥkhasamudayaḥ, ayaṁ duḥkhanirodhaḥ, iyaṁ duḥkhanirodhagāminī pratipadāryasatyamiti| pratītyasamutpādapravṛttiṁ ca vistareṇa saṁprakāśayāmāsa-iti hi bhikṣavo'vidyāpratyayāḥ saṁskārāḥ, saṁskārapratyayaṁ vijñānam, vijñānapratyayaṁ nāmarūpam, nāmarūpapratyayaṁ ṣaḍāyatanam, ṣaḍāyatanapratyayaḥ sparśaḥ, sparśapratyayā vedanā vedanāpratyayā tṛṣṇā, tṛṣṇāpratyayamupādānam, upādānapratyayo bhavaḥ, bhavapratyayā jātiḥ, jātipratyayā jarāmaraṇaśokaparidevaduḥkhadaurmanasyopāyāsāḥ saṁbhavanti|
evamasya kevalasya mahato duḥkhaskandhasya samudayo bhavati| avidyānirodhāt saṁskāranirodhaḥ, saṁskāranirodhād vijñānanirodhaḥ, vijñānanirodhānnāmarūpanirodhaḥ, nāmarūpanirodhāt ṣaḍāyatananirodhaḥ, ṣaḍāyatananirodhāt sparśanirodhaḥ, sparśanirodhād vedanānirodhaḥ, vedanānirodhāttṛṣṇānirodhaḥ, tṛṣṇānirodhādupādānanirodhaḥ, upādānanirodhād bhavanirodhaḥ, bhavanirodhājjātinirodhaḥ, jātinirodhājjarāmaraṇaśokaparidevaduḥkhadaurmanasyopāyāsā nirudhyante| evamasya kevalasya mahato duḥkhaskandhasya nirodho bhavati.
T. 29: A tỳ đạt ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 24, phẩm 6: Phân biệt hiền thánh (分別賢聖品6), tr. 128c6-24: Căn cứ vào cái gì để nói rằng pháp luân chính là kiến đạo? Kinh nói rằng vào lúc kiến đạo sinh khởi ở Kiều-trần-na (Kauṇḍinya), v.v., thì (chư thiên) đều nói rằng bánh xe chánh pháp đã được chuyển. Tại sao kiến đạo được gọi là ba chuyển (triparivarta) và mười hai hành tướng? Tỳ-bà-sa nói: Ba chuyển là (1) đây là khổ thánh đế, (2) khổ thánh đế phải được liễu tri, (3) khổ thánh đế được liễu tri. Trong mỗi một lần chuyển lại phát sinh riêng các hành tướng là nhãn (cakṣus), trí (jñāna), minh (vidyā), và giác (buddhi). Tổng cộng cả ba lần chuyển có tất cả mười hai hành tướng (ākāra). Đối với các thánh đế khác cũng như vậy: Đây là tập thánh đế, v.v..
Vì các chuyển và các hành tướng đều giống nhau đối với mỗi thánh đế cho nên nói rằng pháp luân có ba chuyển và mười hai hành tướng chứ không phải mười hai chuyển và bốn mươi tám hành tướng. Cũng giống như “bài giảng về hai pháp” (dvayadeśanāvat) là một bài giảng về một số lượng lớn các pháp vận hành nhờ vào hai pháp (nhãn và sắc, nhĩ và thanh, v.v.); cũng giống như khi một người “giỏi bảy việc” là hàm ý người này tài giỏi trong rất nhiều trường hợp có bảy việc.
Theo thứ tự trên, ba chuyển tương xứng với kiến đạo, tu và vô học đạo. Đây là giải thích của Tỳ-bà-sa.
Nếu nói như vậy, kiến đạo sẽ không có ba chuyển và mười hai hành tướng thì làm thế nào pháp luân có thể là kiến đạo? Cần phải hiểu rằng pháp luân chính là bài thuyết này (dharmaparyāya), tức bài thuyết pháp ở thành Bénarēs đã làm vận chuyển (pravartana) bánh xe chánh pháp, bài thuyết pháp có đủ ba chuyển và mười hai hành tướng: Có ba chuyển vì đã làm cho các thánh đế vận chuyển ba lần (1) đây là khổ, tập, diệt, đạo; (2) điều này phải được liễu tri, đoạn trừ, chứng đắc, tu tập; (3) điều này đã được liễu tri, đoạn trừ, chứng đắc, tu tập.
Khi nói “làm vận chuyển” bài pháp này có nghĩa là bài pháp này đã vận hành (gamana), đã được thâm nhập sự hiểu biết của người khác (parasaṃtāne); bài pháp này đi vào sự hiểu biết của người khác có nghĩa là nó làm cho người khác hiểu được nó.
Hoặc chính tất cả thánh đạo, tức kiến đạo, Tu đạo và vô học đạo, đều là pháp luân bởi vì nó đi thâm nhập vào sự hiểu biết của những người có tín tâm (vineya). Nếu kinh nói rằng bánh xe được vận chuyển (pravartita) khi chứng được kiến đạo thì chính tiếp đầu ngữ pra đã hàm nghĩa là sự khởi đầu của hành động: pravartita có nghĩa là cái bắt đầu vartita. Khi kiến đạo được sinh khởi trong sự hiểu biết của người khác, trong sự hiểu biết của Kauṇḍinya thì bánh xe chánh pháp bắt đầu được chuyển động, bắt đầu truyền sự hiểu biết đến người khác.
Abhidharmakośa-śāstra, Mārgapudgalanirdeśaḥ, tr. 371: Kuta etat? āryakauṇḍinyasya tadutpattau “pravarttitaṃ dharmacakram” iti vacanāt| kathaṃ tat triparivartaṃ dvādaśākāraṃ ca? idaṃ duḥkham āryasatyam, tat khalu parijñeyam,  tat khalu parijñātamityete trayaḥ parivartāḥ | ekaikasmiṃśca parivarte cakṣurudapādi, jñānam, vidyā, buddhirudapādītyete dvādaśākārāḥ| pratisatyam evaṃ bhavanti | trikadvādaśakasādharmyāttu, triparivartaṃ dvādaśākāramuktam| dvayasaptasthānakauśaladeśanāvat| ebhiśca parivartairdarśanabhāvanāśaikṣamārgā yathāsaṅkhyaṃ darśitā iti vaibhāṣikāḥ| yadyevam, na tarhi darśanamārga eva triparivartto dvādaśākāra iti  kathamasau dharmacakraṃ vyavasthāpyate?  tasmāt sa eva dharmaparyāyo dharmacakraṃ triparivartaṃ dvādaśākāraṃ ca yujyate| kathaṃ ca punas triparivartam? satyānāṃ triḥparivarttanāt| kathaṃ dvādaśākāram? caturṇāṃ satyānāṃ tridhākaraṇāt| duḥkhaṃ samudayo nirodho mārga iti  parijñaptavyam, prahātavyam, sākṣātkatarvyam, bhāvayitavyamitiḥ  parijñātam, prahīṇam, sākṣātkṛtam, bhāvitamiti| tasya punaḥ pravartanaṃ parasantāne gamanam; arthajñāpanāt| atha vā sarva eva āryamārgo dharmacakram; vineyajanasantāne kramaṇāt| tattu parasantāne daśanamārgotpādanād vartayitumārabdham, ataḥ pravarttitam ity ucyate (54); T. 30: Trung luận (中論), quyển 4, phẩm 24: Quán tứ đế (Ārya-satya-parīkṣā), tr. 32b11-12; T. 30: Bát-nhã  đăng luận thích (般若燈論釋), quyển 14, phẩm 24 : Quán tứ đế (觀聖諦品24), tr.124b1; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 10, Tứ đế phẩm 24 (四諦品24), tr. 148b23-24; T. 26: A-tỳ-đạt-ma pháp uẩn túc luận (阿毘達磨法蘊足論), quyển 6, phẩm 10: Thánh đế (聖諦品10), tr. 479b24; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 46, tr. 240b24-c5; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 14, phẩm Cao tràng 24 (高幢品24), tr. 619a20-b6; T. 2: Phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh (佛說三轉法輪經), tr. 504a4-11. 

* Trang 68 *
device

pháp luân ba lần chuyển mười hai hành tướng như trên đã nói.[1]
Tất cả pháp có hai phần là hoặc có hoặc không có. Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy, có cũng không nên thủ, không có cũng không nên thủ, lìa có và không có ấy tức là thực tánh các pháp, cho nên nói là hay chỉ bày các pháp tánh (dharmatā).
Do vô lượng nhân duyên như vậy, tán thán Bát-nhã,[2] sau sẽ nói rộng.
Tướng Bát-nhã ba-la-mật ấy là vô tướng, có người tâm chưa thuần thục, cố tìm định tướng của Bát-nhã, không thể được, bèn sanh tâm kiêu mạn. Thế nên Xá-lợi-phất hỏi: Nên làm sao cúng dường? Phật dạy: Nên cúng dường Bát-nhã như cúng dường Phật. Vì người ta từ xa xưa lại đây đắm sâu vào tướng chúng sanh, đối với pháp tôn quý, tình mỏng nên nói như cúng dường Phật.
Người trí xem Phật với Bát-nhã không khác nhau, vì sao? Vì Bát-nhã được tu tập liền biến thành nhất thiết trí (sarvajña). Trong đây Phật tự nói nhân duyên. Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy xuất sanh hiền thánh, xuất sanh mười thiện đạo v.v... và pháp thế gian xuất thế gian cho đến trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).[3]
Bấy giờ Đế-thích khởi niệm ấy là ý rằng: Vì Xá-lợi-phất là người lậu tận lìa dục, mà như tuồng người chấp
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 25, 62, 77, 88.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh  (大般若波羅蜜多經), quyển 172, Tán bát-nhã  phẩm 32 (讚般若品32), tr.924c11-13: Khi ấy, Xá-lợi-tử lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn!  (1) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng làm soi sáng, vì rốt ráo tịnh vậy. (2) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đều nên lễ kính, vì được chúng trời người khâm phụng vậy. (3) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế không bị nhiễm đắm, vì các pháp thế gian chẳng thể ô vậy. (4) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế xa lìa tất cả mê mờ ba cõi, vì năng trừ phiền não các tà kiến tối tăm vậy. (5) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là thượng thủ, vì ở trong tất cả pháp chủng giác phần rất tôn thắng vậy. (6) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng làm yên ẩn, vì dứt hẳn việc làm kinh sợ bức não tai hoạch vậy. (7) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng cho ánh sáng nhiếp thọ các hữu tình, vì khiến được năm nhãn vậy. (8) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng chỉ dẫn Trung đạo, vì khiến kẻ lầm đường lìa hai bên  vậy. (9) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế khéo hay phát sanh Nhất thiết trí trí, vì dứt hẳn tất cả phiền não nối nhau và tập khí nữa vậy. (10) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là mẹ các Bồ-tát ma-ha-tát , vì Bồ Tát sở tu tất cả Phật pháp từ đây sanh vậy. (11) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế chẳng sanh chẳng diệt, vì tự tướng không vậy. (12) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế lìa sanh tử, vì phi thường phi hoại vậy. (13) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng làm nương dựa, vì cho các pháp bảo vậy. (14) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng thành Phật mười lực, vì chẳng khá khuất phục vậy. (15) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng quay xe Vô thượng pháp ba phen thành mười hai hành tướng, vì đạt tất cả pháp không thể quay trả được vậy. (16) Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế năng chỉ rõ tánh các pháp không điên đảo, vì hiển rõ vô tánh tự tánh không vậy.
[3] Nhất thiết chủng trí (sarvathā-jñāna): Cũng gọi là Phật trí (Buddha-jñāna), Trí tuệ này chỉ có đức Phật chứng được. Tức là dùng một loại trí tuệ mà biết được nhân chủng của tất cả các pháp và tất cả chúng sinh, đồng thời cũng là trí rõ suốt tướng vắng lặng và hành loại của các pháp. Là một trong ba trí. Luận Đại thừa khởi tín nói: “Chư Phật Như lai xa lìa tướng thấy, có đại trí dụng, tự thể chiếu rọi tất cả vọng pháp, có vô lượng phương tiện, tùy theo căn cơ của chúng sanh, đều có thể chỉ bày các pháp nghĩa, vì thế gọi là Nhất thiết chủng trí.”; Luận Đại trí độ, quyển 27 nói: “Phật biết rõ hết cả tổng tướng và biệt tướng của các pháp thiền định, trí tuệ nên gọi là Nhất thiết chủng trí … Nhất thiết trí là trí của Thanh văn, Duyên giác. Đạo trí là trí của Bồ tát, còn Nhất thiết chủng trí là trí của Phật.” 

* Trang 69 *
device

trước pháp tán thán Bát-nhã. Nay Xá-lợi-phất tự nói nhân duyên: Bồ-tát vì được Bát-nhã thủ hộ, dùng sức phương tiện, hay tùy hỷ phước đức hồi hướng mà không phá hoại tướng Bát-nhã ba-la-mật. Việc ấy quá hy hữu, nên tôn kính Bát-nhã ba-la-mật và hỏi Phật làm sao cúng dường?
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật tự có thế lực nên hơn năm Ba-la-mật kia.
Hỏi: Năm Ba-la-mật kia nên dùng năm người mù ví dụ là đủ, cớ sao nói đến trăm ngàn người?
Đáp: Trong đây cốt nói thế lực Bát-nhã, không luận nhiều ít.
* Lại nữa, nếu nói dẫn đạo năm người thì không đủ quý, nên nói dẫn đạo trăm ngàn người.
* Lại nữa, Ba-la-mật như trong hiền kiếp tam-muội có 84.000 ba-la-mật; nói rộng thì vô lượng.
Hỏi: Thí ba-la-mật cũng có mắt, vì sao? Vì tin có tội phước phá vô minh tà kiến, cho nên bố thí, cớ sao ví dụ người không có mắt?
Đáp: Ở trong bố thí, trí tuệ là khách từ ngồi đến, không phải chủ thể chính, ví như bốn đại (catvāri-mahā-bhūtani)[1] thường hòa hợp, không được rời nhau, các ba-la-mật hòa hợp với nhau cũng như vậy.
 

[1] Tứ đại (Catvāri-mahā-bhūtani): Chỉ cho 4 yếu tố tạo thành vật chất (sắc pháp), 1. Địa đại (Pṛthivī-dhātu), bản chất là tính cứng và có tác dụng bảo trì, 2. Thủy đại (Ab-dhātu), bản chất là tính ướt và có tác dụng thu nhiếp, tụ tập. 3. Hỏa đại (Tejo-dhātu), bản chất là tính nóng và có tác dụng thành thục. 4. Phong đại (Vāyu-dhātu), bản chất là tính động và có tác dụng sinh trưởng. Tham khảo T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận, quyển 1, 4, 13; luận Đại tỳ bà sa, quyển 75, 127, 131… T. 1: Trung a hàm kinh, Kinh tượng tích dụ, quyển 7, T. 1: kinh Trường a hàm, quyển 7, Phẩm loại túc luận, quyển 1, luận Đại trí độ, quyển 48, luận Hiển dương thánh giáo, quyển 5; luận Thuận chánh lí, quyển 2, Thành duy thức luận thuật kí, quyển 2…

* Trang 70 *
device

Không thể theo đường đi đến thành, con đường là con đường mười địa Bồ-tát, thành là trí nhất chủng và các Phật pháp.
* Lại nữa, con đường là tám Thánh đạo phần, thành là Niết-bàn.[1] Như người mù tuy có đủ sức lực tay chân, mà không thể tùy ý đi đến, được người có mắt sáng dẫn dắt mới tùy ý đi đến, thành tựu mọi việc. Năm ba-la-mật tuy mỗi mỗi có thể làm nên việc, nếu không được Bát-nhã chỉ đạo, thời còn không được hai thừa, huống gì đạo vô thượng. Năm Ba-la-mật được Bát-nhã ba-la-mật dẫn đạo, nên được gọi là Ba-la-mật, cho đến thành Phật đạo.
Đế-thích hỏi: Ông tự nói các ba-la-mật hòa hợp, giúp đỡ cho nhau như bốn đại không được rời nhau, như vậy thì Bát-nhã ba-la-mật cũng phải chờ năm pháp kia, cớ sao đây chỉ nói nhờ Bát-nhã nên năm pháp kia được gọi là ba-la-mật?
Đáp: Tuy sáu pháp hòa hợp giúp đỡ cho nhau, mà lực Bát-nhã ba-la-mật lớn, nên năm pháp kia nhân đó được gọi là ba-la-mật; ví như hợp các thứ thuốc đã tán thành bột, tuy các thứ thuốc đều có lực dụng, nhưng thế của đá lớn hơn nên gọi là thạch tán. Lại như đại quân đánh giặc, tuy mỗi người đều có sức, mà sức chủ tướng lớn hơn; nên chủ được gọi là tướng.
Xá-lợi-phất đã hỏi việc cúng dường Bát-nhã, nay hỏi hành giả làm sao phát sanh Bát-nhã ba-la-mật?
 

[1] Đạo (con đường) và Thành: Đạo là mười địa, Thành là Phật quả, Đạo là bát chánh đạo, Thành là Niết bàn.

* Trang 71 *
device

Phật đáp: Nếu hành giả quán thấy tướng các pháp sắc v.v... chẳng sanh, ấy thời phát sanh Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất lại hỏi: Làm sao quán thấy sắc chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật phát sanh?
Đáp: Sắc do nhân duyên hòa hợp sanh khởi, hành giả biết sắc hư vọng không để khởi lên, vì không khởi nên không sanh, không sanh nên không được, không được nên không mất.
Bấy giờ, Xá-lợi-phất ý hỏi: Bát-nhã không có chỗ làm duyên phát sanh, hành giả cũng không có sanh, như vậy Bát-nhã hợp với pháp gì? Cuối cùng về trụ chỗ nào? Được quả báo gì?
Đáp: Tướng Bát-nhã ba-la-mật vô sanh, cho nên không có hợp. Nếu Bát-nhã ba-la-mật có pháp hợp, hoặc thiện, hoặc bất thiện v.v... thời không gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Không hợp vào đâu, nên vào trong Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Nếu như vậy, Đế-thích đã biết tất cả pháp không hợp, cớ sao chỉ hỏi về Tát-bà-nhã không hợp?
Đáp: Đế-thích quí trọng, đắm sâu Bát-nhã ấy, còn đối với Tát-bà-nhã thì chưa dứt ái, nên nói cho đến Tát-bà-nhã cũng không hợp ư?
Phật đáp: Bát-nhã ba-la-mật với Tát-bà-nhã (sarvajña) cũng không hợp, vì tất cả pháp rốt ráo không sanh. Trong đây Phật phá tà kiến chấp đoạn diệt, nên nói hợp; Bát-nhã ba-
 

* Trang 72 *
device

la-mật không như người phàm phu chấp tướng chấp danh, hợp với pháp hữu vi tác khởi như hợp tâm Phật.
Hỏi: Thế nào như hợp Phật tâm?
Đáp: Biết tất cả tướng hư dối, nên không chấp tướng; biết trong tất cả pháp có tội lỗi vô thường nên không thọ; tâm chấp tôi ta trói buộc thế gian đều là tướng động, nên không trụ; hay sanh các thứ khổ não, sau biến đổi, nên không đắm trước; tất cả thế gian điên đảo, quả báo điên đảo không thật, như huyễn, như mộng, không diệt đi đâu, nên không đoạn. Thế nên Phật không chấp trước pháp, không sanh tâm cống cao, vào trong tướng lành rốt ráo không, thâm nhập tâm đại bi, để cứu chúng sanh, Bồ-tát nên hợp như tâm Phật.
Đế-thích hoan hỷ tán thán rằng: Hy hữu! Bát-nhã ba-la-mật ấy không phá hoại các pháp, chẳng sanh, chẳng được, chẳng mất, mà có thể thành tựu Bồ-tát, khiến được đi đến thành Phật.
Tu-bồ-đề thưa: Nếu Bồ-tát dùng tâm có sở đắc như vậy mà phân biệt nhất thiết trí v.v... tất cả pháp hoặc hợp hoặc không hợp, thời Bồ-tát ấy mất Bát-nhã ba-la-mật.
Phật ấn khả lời nói ấy! Như vậy lại có nhân duyên, Bồ-tát nếu thủ lấy lời ông nói, tất cả pháp không có hợp, chẳng hợp, thủ lấy tướng không ấy, nói rằng Bát-nhã 

* Trang 73 *
device

không, không có gì của chính nó, không kiên cố, ấy thời cũng mất Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề biết tướng Bát-nhã ba-la-mật là không thể có được, cho nên hỏi nếu tin Bát-nhã ba-la-mật, là tin pháp gì? Bát-nhã ba-la-mật không cũng không thể có được, thời tâm quyết định tin nơi pháp gì?
Phật dạy: Tất cả pháp sắc v.v... không thể tin, vì sao? Vì tất cả pháp sắc v.v... tự tánh không thể có được, cho nên không thể tin.
KINH: Tu-bồ-đề thưa Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật gọi là đại Ba-la-mật!
Tu-bồ-đề, vì nhân duyên gì nên Bát-nhã ba-la-mật gọi là đại ba-la-mật?
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy đối với sắc không tác ý lớn, không tác ý nhỏ, đối với thọ, tưởng, hành, thức không tác ý lớn không tác ý nhỏ; đối với mắt cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức giới cho đến ý thức giới không tác ý lớn, không tác ý nhỏ; đối với Thí ba-la-mật cho đến Thiền ba-la-mật không tác ý lớn, không tác ý nhỏ; đối với nội không (adhyātma-śūnyatā) cho đến vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā), không tác ý lớn không tác ý nhỏ; đối với bốn niệm xứ cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), không tác ý lớn, không tác ý nhỏ; đối với các Phật pháp không tác

* Trang 74 *
device

ý lớn không tác ý nhỏ; đối với Phật không tác ý lớn không tác ý nhỏ.
Bát-nhã ba-la-mật ấy, đối với sắc không tác ý hợp, không tác ý tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức không tác ý hợp không tác ý tán; cho đến đối với chư Phật không tác ý hợp, không tác ý tán. Đối với sắc không tác ý vô lượng, không tác ý chẳng phải vô lượng; cho đến đối với chư Phật không tác ý vô lượng, cũng không tác ý chẳng phải vô lượng. Đối với sắc không tác ý rộng, không tác ý hẹp; không tác ý sắc có lực, không tác ý sắc không có lực; cho đến đối với chư Phật không tác ý có lực, không tác ý không có lực.
Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên ấy, nên Bát-nhã ba-la-mật được gọi là đại Ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tân học, nếu không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, không xa lìa Thiền ba-la-mật, không xa lìa Tấn ba-la-mật, không xa lìa Nhẫn ba-la-mật, không xa lìa Giới ba-la-mật, không xa lìa Thí ba-la-mật, nhưng suy nghĩ như vầy: Bát-nhã ba-la-mật ấy không tác ý sắc lớn, không tác ý sắc nhỏ; cho đến đối với chư Phật không tác ý lớn, không tác ý nhỏ; đối với sắc không tác ý hợp, không tác ý tán, không tác ý sắc vô lượng, không tác ý sắc chẳng phải vô lượng, không tác ý sắc có lực, không 

* Trang 75 *
device

tác ý sắc không có lực, cho đến đối với chư Phật không tác ý có lực, không tác ý không có lực. Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát ấy nếu nghĩ như vậy là không thật hành Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì đó chẳng phải tướng Bát-nhã ba-la-mật, nghĩa là tác ý sắc lớn nhỏ, cho đến đối với chư Phật tác ý lớn nhỏ, sắc có lực, không có lực, cho đến chư Phật có lực không có lực.
Bạch đức Thế Tôn! Vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy dùng trí có sở đắc nên có lỗi lớn, tức là khi thật hành Bát-nhã ba-la-mật, mà tác ý sắc lớn, tác ý sắc nhỏ, cho đến đối với chư Phật tác ý có lực, tác ý không có lực, vì sao? Vì có tướng sở đắc, thời không có Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi),[1] vì cớ sao? Vì chúng sanh chẳng sanh, nên Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng sanh, vì sắc chẳng sanh nên Bát-nhã chẳng sanh; cho đến vì Phật chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng sanh.
Vì chúng sanh tánh không có, nên Bát-nhã ba-la-mật tánh không có; vì sắc tánh không có, nên Bát-nhã ba-la-mật tánh không có; cho đến Phật tánh không có, nên Bát-nhã ba-la-mật không có.
Vì chúng sanh chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải pháp; vì sắc chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải pháp; cho đến vì
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 434, Đại sư phẩm 38 (大師品38), tr. 184b24-186a2.

* Trang 76 *
device

Phật chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải pháp.
Vì chúng sanh không nên Bát-nhã ba-la-mật không; vì sắc không nên Bát-nhã ba-la-mật không; cho đến vì Phật không nên Bát-nhã ba-la-mật không.
Vì chúng sanh lìa tướng nên Bát-nhã ba-la-mật xa lìa, vì sắc lìa tướng nên Bát-nhã ba-la-mật lìa tướng; cho đến vì Phật lìa tướng nên Bát-nhã ba-la-mật lìa tướng.
Vì chúng sanh không có nên Bát-nhã ba-la-mật không có; vì sắc không có nên Bát-nhã ba-la-mật không có; cho đến vì Phật không có nên Bát-nhã ba-la-mật không có.
Vì chúng sanh không thể nghĩ bàn nên Bát-nhã ba-la-mật không thể nghĩ bàn; vì sắc không thể nghĩ bàn nên Bát-nhã ba-la-mật không thể nghĩ bàn; cho đến vì Phật không thể nghĩ bàn nên Bát-nhã ba-la-mật không thể nghĩ bàn.
Vì chúng sanh không diệt nên Bát-nhã ba-la-mật không diệt; vì sắc không diệt nên Bát-nhã ba-la-mật không diệt; cho đến vì Phật không diệt, nên Bát-nhã ba-la-mật không diệt.
Vì chúng sanh không thể biết nên Bát-nhã ba-la-mật không thể biết; vì sắc không thể biết nên Bát-nhã 

* Trang 77 *
device

ba-la-mật không thể biết; cho đến vì Phật không thể biết nên Bát-nhã ba-la-mật không thể biết.
Vì chúng sanh lực không thành tựu nên Bát-nhã ba-la-mật lực không thành tựu; vì sắc lực không thành tựu, nên Bát-nhã ba-la-mật lực không thành tựu; cho đến vì Phật lực không thành tựu nên Bát-nhã ba-la-mật lực không thành tựu.
Bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên ấy nên Bát-nhã ba-la-mật của các Bồ-tát được gọi là đại Ba-la-mật.[1]
LUẬN: Tu-bồ-đề nghe lời Phật dạy, cỡi mở tâm nghi, tán thán Bát-nhã ba-la-mật rằng: “Bát-nhã ấy gọi là đại Ba-la-mật”.
Phật trở lại hỏi Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Cớ sao gọi là đại Ba-la-mật?
Tu-bồ-đề đáp: Vì đối với các pháp sắc v.v... không tác ý lớn, không tác ý nhỏ. Tâm phàm phu đối với các pháp tùy ý tác lớn nhỏ, như người gặp khi cấp bách thời tâm họ rút nhỏ lại, khi an ổn giàu vui thì tâm họ mở rộng lớn.
Lại như trong tám pháp bội xả, vì hoặc theo tâm mà ngoại sắc biến thành hoặc lớn nhỏ.
Lại như người phàm phu, đối với sắc mắt thấy chẳng phải sắc cũng bảo là sắc, như nghiệp, lượng, số, pháp một, khác v.v... hợp làm sắc, ấy gọi là đối với sắc tác ý lớn. Có
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 434, Đại sư phẩm 38 (大師品38), tr. 186a2-c9.

* Trang 78 *
device

người mắt thấy sắc, chỗ thấy được gọi là sắc, chỗ không thấy được, không gọi là sắc.
Có người nói: Sắc thô, hư dối chẳng phải thật sắc, chỉ các vi trần thường có mới là sắc thật, vi trần khi hòa hợp lại giả danh là sắc, ấy gọi là đối với sắc tác ý nhỏ.
Có các nhân duyên như vậy, phàm phu đối với sắc hoặc tác ý lớn, hoặc tác ý nhỏ, theo ức tưởng phân biệt, cho nên phá hoại pháp tánh. Còn Bát-nhã ba-la-mật thì tùy theo sắc tánh mà quán đúng thật, không tác ý lớn, nhỏ, chẳng hợp, chẳng tán, trong Bát-nhã ba-la-mật không nói sắc vi trần hòa hợp lại liền có sắc sanh, mà chỉ có giả danh, không có sắc có định tướng, thế nên không hợp không tán.
Sắc vô biên nên vô lượng; không chỗ nào không có sắc, không lúc nào không có sắc, cho nên không có lượng.
Sắc là pháp có tạo tác, trong Bát-nhã ba-la-mật không cho vì vi trần hợp lại nên có sắc thô, không vì sắc thô tán ra nên trở về vi trần. Thế nên nói không hợp không tán.
Pháp sinh khởi thì có phân biệt trù lượng nhiều ít, không được nói là chẳng hợp chẳng tán vô lượng, như đối với người phàm vì “không” nên nói vô lượng, vì thật nên nói có lượng. Bát-nhã ba-la-mật xa lìa “không” “thật”, nên nói chẳng phải lượng chẳng phải vô lượng.

* Trang 79 *
device

Người phàm phu theo tâm ức niệm mà được hiểu, cho nên đối với sắc tác ý rộng tác ý hẹp, còn Bát-nhã ba-la-mật quán tướng thật pháp không theo tâm nên chẳng phải rộng chẳng phải hẹp.
Người phàm phu không biết do nhân duyên hòa hợp sanh các pháp, cho nên nói sắc có lực, như hợp các sợi làm dây, người không biết bảo dây có lực. Lại như tường đổ giết người, nói tường có lực. Nếu mỗi mỗi phân tán thời không có lực. Bát-nhã ba-la-mật biết tướng hòa hợp nên không nói một pháp có lực, không nói không có lực, vì thế nên gọi là đại Ba-la-mật.
Lại có nhân duyên lớn: Nếu Bồ-tát không xa lìa sáu Ba-la-mật, thời đối với các pháp sắc v.v... không tác ý lớn, không tác ý nhỏ, chỉ hành Bát-nhã ba-la-mật, thời tâm tán loạn không điều hòa nhu thuận, thường sanh nghi hối tà kiến, mất tướng Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bát-nhã cùng với năm Ba-la-mật hòa hợp thực hành thời điều hòa nhu thuận không sai lầm, thành tựu được mọi việc, thí như tám Thánh đạo phần, chánh kiến là đạo, nhưng nếu không có bảy việc kia trợ giúp thời không thành sự, cũng không gọi là chánh kiến. Vì thế nên Phật nói tất cả các thiện pháp, đều do nhân duyên hòa hợp cọng sanh, không có một pháp nào độc một mình tự sanh ra. Thế nên khi hòa hợp thì mỗi mỗi đều có lực, chỉ lực có lớn nhỏ, ấy gọi thật hành Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát lìa năm Ba-la-mật, mà thật hành Bát-nhã ba-la-mật, phân biệt các pháp

* Trang 80 *
device

sắc v.v... hoặc lớn hoặc nhỏ, người ấy liền rơi vào chỗ dùng có sở đắc, rơi vào hữu biên; nếu đối với các pháp sắc v.v... không phân biệt hoặc lớn hoặc nhỏ, lìa năm Ba-la-mật, thì đắm vào tướng “không” chẳng lớn chẳng nhỏ v.v... ấy! Trước phân biệt các pháp lớn nhỏ, có sở đắc, là sai; nay đắm vào tướng “không” chẳng lớn chẳng nhỏ, cũng là sai, vì cớ sao? Vì trong đây Tu-bồ-đề nói nhân duyên: Có tướng sở đắc là cho đến nói không có Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), cũng là tướng có sở đắc, vì cớ sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), tướng tịch diệt, tướng không sở đắc, tướng rốt ráo thanh tịnh. Tướng có sở đắc là sanh các hý luận cạnh tranh.
Tất cả pháp không sanh không diệt, không có tướng sở đắc, như ngã, chúng sanh, tìm khắp mười phương cũng không thể có được, chỉ có giả danh, thật chẳng sanh. Vì chúng sanh chẳng sanh nên Bát-nhã ba-la-mật cũng như tướng chúng sanh, phá tâm điên đảo chấp tôi ta, nên chẳng sanh chẳng diệt. Như các pháp sắc v.v... tìm tướng sanh không thể có được, nên chẳng sanh.
Hai pháp thu nhiếp hết thảy pháp (sarvadharma) là chúng sanh và pháp. Hai pháp ấy do nhân duyên hòa hợp sanh nên chỉ có giả danh, không có định tánh. Nếu pháp không có định tánh, pháp ấy tức là vô sanh. Vì hai pháp ấy vô sanh, cho nên biết các pháp sắc v.v... cũng vô sanh.
hã ba-la-mật, phân biệt các pháp

* Trang 81 *
device

Chúng sanh pháp không có tự tánh, không có gì của chính nó, “không” lìa tướng, không thể nghĩ bàn, không diệt, không thể biết, cũng như vậy.
Vì lực chúng sanh không thành tựu nên lực Bát-nhã ba-la-mật không thành tựu là, trước nói tất cả pháp tự nhân duyên hòa hợp sanh, mỗi mỗi không có tự lực. Bát-nhã ba-la-mật biết các pháp mỗi mỗi không có tự lực, nên không có tự tánh (asvabhāva);[1] không có tự tánh nên không.
Bát-nhã ba-la-mật từ các pháp sanh, nên không có tự lực, vì không có tự lực, nên cũng đồng các pháp rốt ráo không. Thế nên nói chúng sanh và pháp, lực không thành tựu nên Bát-nhã ba-la-mật lực cũng không thành tựu.
Hỏi: Trước nói đối với các pháp sắc v.v... không tác ý có lực, không tác ý vô lực, cớ sao nay lại nói chúng sanh và các pháp sắc v.v... lực không thành tựu nên Bát-nhã ba-la-mật lực cũng không thành tựu?
Đáp: Ở trên nói Bát-nhã quán các pháp không tác ý có lực, không tác ý vô lực, người nghe cho rằng Bát-nhã ba-la-mật hay khởi lên sự quán sát ấy, tức là có lực, cho nên trong đây nói lực chúng sanh và sắc v.v... không thành tựu nên lực Bát-nhã ba-la-mật cũng không thành tựu.
Có các nhân duyên như vậy, nên gọi là đại Ba-la-mật.
____________
 
 

[1] Không có tự tánh (Asvabhāva): Chỉ cho thực tại không có tự thể. Tức các pháp đều do nhân duyên sinh, không có tự tánh. Không có tự tánh (asvabhāva): là nền tảng  và là một tuyên bố tiêu biểu từ văn học Bát-nhã, như các đoạn nổi tiếng trong kinh Kim Cang (Vajracchedikā sūtra): Như-lai nói Bát-nhã ba-la-mật vốn không phải là Bát-nhã ba-la-mật, cho nên mới thật là Bát-nhã ba-la-mật (prajñāpāramitā tathāgatena bhāṣitā, sa eva apāramitā tathāgatena bhāṣitā, tena ucyate prajñāpāramitā iti), Như-lai nói là thế giới vốn không phải là thế giới, cho nên mới nói là thế giới (lokadhātustathāgatena bhāṣitaḥ, adhātuḥ sa eva tathāgatena bhāṣitaḥ, tena ucyate lokadhātur iti) v.v…(chữ tức (即) dịch là, chính như được tìm thấy một đoạn nổi tiếng từ Tâm kinh: 色即是空, 空即是色 (rūpaṃ śūnyatā, śūnyatā eva rūpam); Trung luận, quyển 1, Phẩm một: Quán về nhân duyên: “Giống như tự tánh của các pháp, không ở trong các duyên (điều kiện tương quan), vì không có tự tánh, nên tha tánh cũng không.” (如諸法自性, 不在於緣中;以無自性故, 他性亦復無); Madhyamaka-śāstra, Pratyaya-parīkṣā: Na hi svabhāvo bhāvānāṃ pratyayādiṣu vidyate, Avidyamāne svabhāve parabhāvo na vidyate.; T. 16: Đại thừa nhập lăng già kinh (大乘入楞伽經), quyển 2, phẩm 2: Tập nhất thiết pháp (集一切法品2), tr. 596b14-18: Này Đại Tuệ (Mahāmati)! Pháp tánh trôi chảy, Phật dạy tất cả tự tướng và cọng tướng của các pháp, tự tâm hiện nhân tướng tập khí, tánh phân biệt sai lầm chấp nhân tướng, lại tướng trói buộc, các thứ huyễn sự đều không có tự tánh, mà chúng sanh mỗi mỗi chấp thủ trước cho là thật, thảy đều không thể có được; T. 31: Duy thức tam thập tụng (唯識三十論頌), quyển 1, tr. 61a20-23: Nếu có ba tánh, vì sao Thế-tôn nói hết thảy pháp vô tự tánh? Tụng đáp: Chính nương ba tánh này, lập ba vô tánh kia, nên Phật “mật ý” nói: hết thảy pháp không tánh; Triṃśikākārikā: Tri-vidhasya svabhāvasya tri-vidhām niḥsvabhāvatām, sandhāya sarvadharmāṇāṃ deśitā niḥsvabhāvatā (23); T. 31: Đại thừa A tỳ đạt ma tạp tập luận (大乘阿毘達磨雜集論), quyển 12, phẩm 2: Pháp  (法品2), tr. 751a24-27; T. 32: Nhập đại thừa luận (入大乘論), quyển 1, phẩm 1: Nghĩa (義品1), tr. 40a19-20; T. 31: Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập luận (大乘阿毘達磨集論), quyển 6, phẩm 2: Pháp (法品2), tr. 688a4; T. 31: Phật tánh luận (佛性論), quyển 1, Phá ngoại đạo phẩm 2 (破外道品2), tr. 788c28-789a1.

* Trang 82 *
device

dường vô lượng vô biên, bất khả tư nghì vô số chư Phật nay sanh đến đây.
Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hoặc thấy hoặc nghe Bát-nhã ba-la-mật nghĩ rằng ta thấy Phật theo Phật nghe:
Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát ấy thường tùy thuận hiểu nghĩa Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, vì vô tướng (animitta), vô nhị, không sở đắc (aprāptitva).[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy, có thể nghe có thể thấy ư?
Phật bảo Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật không có ai nghe, không có ai thấy. Bát-nhã ba-la-mật không nghe không thấy, vì các pháp ám độn. Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, không nghe không thấy, vì các pháp ám độn! Nội không (adhyātma-śūnyatā), không nghe không thấy, vì các pháp ám độn! cho đến vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā), không nghe không thấy, vì các pháp ám độn. Bốn niệm xứ không nghe không thấy, vì các pháp ám độn! cho đến tám thánh đạo phần không nghe không thấy, vì các pháp ám độn! Phật mười lực cho đến mười tám pháp không chung, không nghe không thấy, vì các pháp ám độn.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 434, tr. 186c28-187a1: Xá-lợi-phất! là Bồ-tát ma-ha-tát dùng vô tướng, vô nhị, không sở đắc làm phương tiện, có thể tin hiểu nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy; Vô Sở đắc (aprāptitva) nghĩa là người đã thể ngộ chân lý vô tướng thì trong tâm không còn chỗ chấp, không chỗ phân biệt. Trái lại, nếu chấp trước tướng sai biệt của các pháp thì sẽ bị rơi vào tà kiến hữu biên, vô biên, được gọi là Hữu sở đắc. Các pháp đều do nhân duyên mà sinh ra, vốn không có tự tính, vì không có tự tính nên không có tướng quyết định có được, gọi là Vô sở đắc. Đó chính là Trung đạo chánh quán, không rơi vào bốn cặp tám chấp: Sinh diệt, thường đoạn, nhất dị và lai khứ (Trung quán, Phẩm một: phá nhân duyên: Anirodham-anutpādam-anucchedam-aśāśvatam, anekārtham-anānārtham-anāgamam-anirgamam. (1); Luận Đại trí độ, quyển 18 nói: Trong thực tướng các pháp, vì tướng quyết định không thể có được, nên gọi là Vô sở đắc (诸法实相中, 受决定相不可得故, 名无所得.” Lại vì Bồ tát đã dứt hẳn tất cả sinh tử, ra khỏi ba cõi, an trụ Nhất thiết trí, là chỗ cùng tột vô sở đắc của Đại thừa, cho nên Bồ tát cũng được gọi là Vô sở đắc; Kinh Đại bát niết bàn, quyển 17 nói: Hữu sở đắc gọi là Sinh tử luân, vì có sở kiến nên tất cả phàm phu đều phải luân hồi sinh tử. Còn Bồ tát, vì đã dứt hẳn tất cả sinh tử, cho nên được gọi là Vô sở đắc.
>), tr. 186c11-16: Bạch đức Thế-tôn! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể tin hiểu, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát từ chỗ nào sinh đến thế gian này? thời gian phát tâm vô thượng chánh đẳng bồ-đề trãi qua bao lâu?  tằng thân cận cúng dường bao nhiêu Như-lai ứng chánh đẳng giác? Tu tập bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thời gian bao lâu? Làm thế nào tin hiểu nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu? 

* Trang 84 *
device

Xem mục lục