_Thưa thầy con muốn hỏi thầy, tại sao con thấy mỗi ngày mình lại càng khô khan đi?
_Đơn giản thôi, hồi sáng thầy mới đọc một bài nói mười một mười hai điều gì đó, nó nói người chỉ số cảm xúc quá yếu. Y như thầy vẫn nói mấy ông làm tổng thống Mỹ chỉ số cảm xúc ổng lớn lắm. Chớ còn chỉ số thông minh ông cũng vừa vừa vậy thôi, ông lên được tới đó là bởi vì có những cái đam mê, những cái cảm xúc.
Tu hành thầy đã nói rất rõ ràng, Phật giáo nó cảm xúc nhiều lắm. Bất kỳ một lời phát nguyện nào, đó là cảm xúc chớ gì nữa, phải hông. Nguyện đâu có thiệt đâu, nguyện là muốn, nguyện vọng là: nguyện vọng một nguyện vọng hai, nguyện là muốn, chớ mình có thiệt gì đâu, nếu mình được thiệt mình hành động chớ không có nguyện gì nữa hết á. Nguyện là muốn cho nên nguyện là một cảm xúc. Thành ra Phật giáo nó đi vừa trí huệ vừa đại bi hai cái đó nó đi song song với nhau đại bi và nguyện và tất cả những thứ gì là do cảm xúc mà ra. Nếu mà mình yếu một cái đó thì con người mình không đủ sức hoàn chỉnh. Mình sẽ thấy ông thánh nào mà thành tựu từ trước tới giờ thì chỉ số cảm xúc rất là mạnh. Bởi vì cái chỉ số cảm xúc nó sẽ cộng thêm cái chỉ số đạo đức trong đó nữa.
Có những người họ làm họ thấy chuyện đó họ nổi giận, họ thấy chuyện giận là bình thường, nhưng mà chỉ số cảm xúc họ mạnh, họ không chấp nhận sự nổi giận này, chứng tỏ nổi giận, là con ma này nó nhiều lắm. À, nó phải trị và đó là chỉ số cảm xúc.
Rồi cái tinh tấn, anh có chỉ số cảm xúc mạnh anh mới đủ sức tinh tấn Ba la mật thôi. Chớ không thôi giống như là công chức vậy, sáng đi làm bảy giờ chiều năm giờ về, thì nó đâu có cảm xúc.
Mà thầy thấy Long cái chỉ số cảm xúc đồ yếu, mà yếu thì phải đọc sách vở, tụng kinh đồ này nọ, không thôi phải đi chơi với ông nào mà chỉ số cảm xúc nó mạnh mạnh một chút, họa may nó lây, nó bốc lên. Còn chỉ số cảm xúc hông được thì thầy cho một ngày hai lon bia, buổi chiều mình ra mình coi tay nào uống được đó. Trong chúng này cũng có nhiều ông uống được lắm chớ. Rồi mình ăn nói trời đất lên, họa may. Chớ bữa trước mấy cô trước bàn ăn cũng nói Long không có lửa, không có động lực đó.
Chỉ số cảm xúc chính là cái động lực đó, ngay cả những vị Bồ tát lớn như ngài Quán Thế Âm, ngài Địa Tạng, bắt đầu là chỉ số cảm xúc thôi. Thầy nhớ ngài Địa Tạng có một kiếp nào đó bà mẹ bà mất, mà cái cô đó cô chẳng biết bà đi đâu, bà rớt xuống địa ngục nào đó, cô làm tùm lum túa lua, đó là chỉ số cảm xúc, rồi từ đó mới phát nguyện này nọ. Nếu cô biết chỗ cứu mẹ, cô cần gì phát nguyện cần gì khóc lóc vậy? Biết bà mẹ ở dưới đó thì tôi thò tay xuống như là ngài Mục Kiền Liên vậy thôi.
Đó, mình mới thấy tất cả mọi cái mà không có chỉ số cảm xúc là không được. Ở đời này người ta hay nói vậy, muốn thành công phải đam mê, rề rề, ngay cả một ông thợ xây vách tường, mà ông không đam mê ông cũng không khá nổi đâu.
Tu hành cũng phải cần đam mê, mới tinh tấn, còn không thì tinh tấn sao nổi. Ví dụ Tây Tạng nói mình phải đọc tiểu sử những vị thánh, mình phải tranh đua với họ, rồi từ đó nó có cái đam mê. Bên Thiên Chúa Giáo cũng có quyển cuộc đời của các vị thánh đó. Đọc vô mình mới nổi lửa lên được chớ mình cứ rề rề cứ sáng đi nhà thờ chiều về tụng kinh, nói thẳng ra nó không có đam mê nào, không làm ăn được gì hết. Người mà thầy định giới thiệu cho Long là ông Sơn đó.
_ Thưa thầy, theo khoa học, Đam mê có sự duy cảm là tương tư đó thầy, đam mê là tinh tấn còn cái chuyện duy cảm là duy trì cảm xúc đó thầy, nó đưa đến sự dính mắc đó thầy. Cảm xúc đưa đến tương tư là dính mắc đó thầy
_Cảm xúc mà tương tư là dính mắc hả? Thầy không có chia ra rắc rối vậy đâu, cảm xúc là tương tư hả?
_Người ta nói sự đam mê mà có sự duy cảm là tương tư.
_Còn cái xúc cảm là gì? Không có tương tư?
Thầy thấy cái nào nó cũng tương tư hết, như Hòa Thượng Tây Tạng nói vậy. Mấy ông phải tương tư nó, mấy ông nhớ cái này còn hơn nhớ người yêu nữa, thì họa may mới ăn tiền gì được, chớ ông không nhớ gì hết thì làm sao ăn tiền được? Cái cán cân nó chênh lệch nó một bên thì. Thành ra anh phải tương tư đạo, tương tư ba cái chuyện ngộ rồi chứng ngộ, tương tư đai bi đồ vậy. Nói thẳng ra anh phải có tương tư cái đại bi, thì anh tụng kinh Đại Bi họa may mới thấm chút mùi mẻ gì. Ngài Garchen ngài tu Tara họ nói Tara là hai giọt nước mắt của đức Quán Thế Âm. Đó, thì phải có xúc cảm mới ăn tiền được chớ còn tu mà nó khô khô thì làm sao?
Thì thầy nói vậy đó, nên nhớ Phật giáo là nó rất khoa học, nó sử dụng cả hai cái là trí thông minh của mình và xúc cảm của mình hai chỉ số thông minh và xúc cảm đó để mà đẩy mình lên. Đó chính là thừa đó, thừa là chiếc xe thôi. Chớ mình đừng có nghe chữ thừa là gì, thừa anh hai bánh: một bánh là xúc cảm một bánh là trí huệ. Bánh trí huệ thì nó chạy còn bánh xúc cảm thì nó sét, bánh này nó lôi bánh kia đi không nổi, làm sao nhanh được. Phải hai bánh, thừa là xe hai bánh, tánh không và đại bi, chớ còn thừa mà Tánh Không không cũng không được.
Phật giáo nó nói vậy chớ rất là cụ thể, chớ đừng có ngồi đó nói thừa thừa là gì. Chữ thừa, Tây Mỹ nó dịch ra là chiếc xe thôi chớ không có gì hết. Đại thừa là cái xe lớn chở được nhiều người, xe buýt; còn tiểu thừa là xe không có yên, chỉ có một mình mình đi thôi.
_Thưa thầy, khi mình học hay làm cái gì mình có cái đam mê, nó khó khăn vất vả cỡ nào mình cũng vượt qua được. Cũng như con đam mê học tu, thì đường sá xa xôi con cũng phải lên tới đây.
_Phải có cái đam mê, như vậy mới được chớ, còn mình làm mà nguội lạnh quá thì không thể được. Phải có đam mê, phải có ngọn lửa, tinh tấn chẳng qua là ngọn lửa thôi, tinh tấn đừng có nói là tôi thấy đúng mà tôi tin tấn nổi đâu. Thấy đúng là một chuyện nhưng mà tinh tấn, tinh tấn không nổi.
Mà mình đã chắc gì thấy đúng? Mình cũng còn ngần ngại lắm, thành ra chính cái đam mê, cái liều lĩnh, cái ẩu, nó mới dễ thành tựu được.
Thành ra trong kinh Hoa Nghiêm có cái ông tới học với ông thầy, ông ngồi đâu trên núi, thầy ông nói ông ra bờ vực ông nhảy, thầy dạy cho ông, ông ra ông nhảy liền hà. Thì nó có cái ẩu, cái liều vậy nó mới ăn tiền được, phải hông?
_Thầy nói ghê quá thầy.
_Thí dụ như ngài Thích Quảng Đức chẳng hạn, đành là ngài có thể chịu nổi cái vụ tự thiêu, nhưng mà trong đó nó có một cái bức xúc, một cái tình cảm gì đó đối với đạo pháp thì ngài mới làm, xin lỗi chớ cũng có cái hay liều liều trong này, phải hông? Mình đã từng thử chưa, mặc dầu mình biết cái định mình có thể vượt qua lửa được nhưng mà chưa chắc bởi vì chưa bao giờ mình thử hết, lỡ mấy ông sau này khi đốt lửa cái là bỏ chạy liền.
Ngài có một cái liều trong đó, cái nguyện vọng của ngài, cái liều cái tình cảm, cái xúc cảm, vì thấy đạo pháp bị xúc phạm trầm trọng cho nên ngài làm. Nó có cái liều, có cái xúc cảm trong đó, chớ không ai lạnh lùng mà làm cái này đâu.
Hồi đó những vị thượng tọa khác họ đi tranh đấu chớ đâu có ai làm như ngài đâu. Chính ngài dám làm như vậy, ngài mới rút ngắn cái số kiếp thành Phật của ngài lại.
Thầy cũng nói rất rõ trong cuộc đời của đức Phật ngày trước cũng vậy, có một vị nào đó, một vị Độc Giác Phật, mà ngài ngưỡng mộ quá, ngài đứng một chân, mà đứng một chân tới mấy ngày, trong đó có nói cái đó làm cho ngài vượt qua bao nhiêu kiếp. Rồi mình thấy đơn giản, mình phải học đức Thích Ca, ngài gặp đức Phật Nhiên Đăng, ngài làm một hành động rất là xúc cảm chớ không có gì: Trải tóc ngài ra giữa bùn cho đức Phật Nhiên Đăng đi qua. Ông là một đạo sĩ, lúc đó ngài vẫn là một người Bà La Môn, chớ lúc đó đâu có Phật giáo gì đâu, đức Phật Nhiên Đăng mới nói ông sau này sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca gì đó.
Đó là một cái xúc cảm, còn bây giờ đơn giản, mình coi Guru yoga Tây Tạng là sao? Tại sao mình có thể quán tưởng một ông guru, ông thầy của mình ở trên đầu của mình suốt ngày suốt đêm? Cái đó do gì? Nó không do lý trí nữa, do cái xúc cảm nhiều lắm,
Thành ra nếu mình không khơi dậy cái xúc cảm của mình, mình khó thành tựu lắm. Tu hành khó thành tựu lắm.
Trong kinh Hoa Nghiêm, trong phẩm Nhập Pháp Giới ngài Thiện Tài Đồng Tử, ông tới một vị thầy nào cái xúc cảm của ông cũng trào dâng kinh khủng lắm, ông học xong mấy ngày là ông đi, ông đi là ông không muốn đi, nhưng mà bắt buộc phải đi, rồi ông khóc lóc, rồi đi dọc đường ông nhớ lại từng cử chỉ của vị thầy, đủ thứ trò hết, nghĩa là con người ông xúc cảm dữ lắm. Bởi vì mình không nhìn thấy Phật giáo là xúc cảm.
Ngay cả bây giờ lễ lạy, đức Phật có đòi mình lễ lạy không? Không! Đức Phật chưa bao giờ nói Phật tử phải lễ lạy ngài, nhưng mà lễ lạy là xúc cảm của mình, cúng cơm cúng đồ, Phật gì mà ăn cơm lôi thôi của mình? Cơm Hương Tích gì trong phẩm Hương Tích, Phật còn chưa ăn nữa, cơm của mình mà ăn cái gì. Nhưng mà mình làm cái đó để bày tỏ cái sự cung kính thành kính của mình, mới xúc cảm chớ Phật nào ăn trái cây? Nhiều con thằng lằng nó còn chê nữa, Phật nào ăn trái cây. Chẳng qua mình cúng là lòng thành của mình, mình biểu lộ cái xúc cảm của mình ra để mình tinh tấn tu hành, phải hông? Thành ra ông nào không có xúc cảm là khó tu lắm cho nên mình phải định thời hạn.
Vài tháng nữa thầy sẽ hỏi lại mấy cô là Long bây giờ đã có lửa chưa? Chớ còn không có lửa thì. Ông Sơn đem cây đàn qua tập đàn hát, biết đâu nhờ đụng chạm tới sợi thần kinh xúc cảm nào đó nó bắt đầu chảy nước mắt này nọ gì đó, Những bài Không Tên, họa may nó chảy nước mắt, lúc đó cái ngọn suối xúc cảm nó mới tuông ra được chớ ông này thầy thấy khó. Thầy thấy chưa bao giờ thấy cái mặt ông xúc cảm.
Thành ra đọc kinh Vu Lan: Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sục, ông chẳng có xùi xục gì cả. Còn nhiều ông cứ nói nổi da gà đủ thứ hết.
Đầu năm tụng kinh Di Lặc thấy ông cũng vậy thôi, rồi tụng A Di Đà ông cũng vậy thôi. Rồi làm sao đây, nó không trúng cái nào hết, y như người không chịu mua vé số, biết ngày nào trúng được? Mình xúc cảm mình tham mình mua mới có ngày trúng được chớ.
_Con nói với Long một lời diễn tả công việc của thầy với Long: Người tu là biết vui cái vui của thế gian và biết đau cái đau của nhân thế.
_Thưa thầy con thấy Krishnamurty hay nói bất mãn, bất mãn, là cái cuộc đời của ổng, tại sao?
_Thì đó, ông nào cũng đi từ cái xúc cảm hết, ngài Milarepa khi mà ngài lên trên núi ngài tu ngài bay trên trời, ở dưới này xóm làng nói thằng Milarepa nó bay trên trời kìa, vậy mà ông vẫn giữ cái xúc cảm ban đầu, bởi vì hồi đó ông có làm cái trận mưa đá giết mấy người đó. Trả thù đó, thành ra ông nói: Tôi rất sợ địa ngục. Cho nên tôi tiếp tục, có bay vậy nhưng mà chắc gì có thoát địa ngục đâu? Thành ra đối với ông sanh tử ba cõi ông đều sợ, vì vậy ông luôn luôn nhắc lại cái câu đó. Chớ ông không nói tao đạt tánh Không tao muốn đạt tánh Không gì đâu, ông chỉ sợ.
Thành ra mình thấy vậy, không có xúc cảm, ngay cả đức Phật nữa, ngài cũng đi từ xúc cảm, ngài đi ra ngoài thành, ngài thấy sanh lão bệnh tử bốn người đó, người thì sanh, người thì lão, người thì bệnh, người thì chết. Thì ngài mới xúc cảm, té ra ở đời này nó khổ như vậy sao, mà mình cũng như vậy, rồi mình sẽ như vậy, cho nên ngài đi từ một cái xúc cảm đó, chớ ngài đâu có pháp môn nào đâu, phải hông? Ai dạy ngài pháp môn nào đâu?
Ngài chỉ đi tìm nơi nào, chỗ nào không có sanh lão bệnh tử, vậy thôi.
Tánh Hải Kính ghi
THÔNG BẠCHv/v Khởi động đề án chuyển dịch giáo pháp Kalachakra sang Việt NgữNamo chư Tam Bảo,Kính thưa các quý đạo hữu, Khởi lên từ ước nguyện mong muốn các Phật tử VN nhất là những đạo hữu thiếu khả
Bảo Châu Trang Nghiêm của Giải Thoát được gọi là những dòng kết hợp của các truyền thống Kadam và Đại Thủ Ấn (Mahamudra) (bka’-phyag chu-bo gnyis-‘dres). Tác giả của nó là
Mục đích của thiền địnhChúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu, đều
TTO - Báo cáo của hai hãng an ninh mạng Mỹ ThreatConnect và Defense Group Inc chỉ mặt điểm tên một tin tặc của tình báo quân đội Trung Quốc tham gia
_Suốt cả năm mình nói về chánh niệm tỉnh giác, đã hơn sáu kỳ, thầy cũng đã nói nhiều rồi; bây giờ, Hải ôn lại Chánh niệm tỉnh giác là sao?_Thưa thầy,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt