Ghi danh trong các giải thưởng World Press Photo 2013 đến Sony World Photography 2013 và Smithsonian Photo Contest, nhiếp ảnh Việt Nam đang dần chạm tới những giá trị nghệ thuật và xã hội mang tính quốc tế.
Nhiếp ảnh Việt ra biển lớn
Quang cảnh ruộng đồng ở thung lũng Bắc Sơn - 1 trong 3 tác phẩm của nhiếp ảnh Việt Nam được tạp chí Smithsonian (Mỹ) đánh giá cao.
|
Tiếp nối thành công của Maika Elan tại giải nhiếp ảnh báo chí thế giới, Nguyễn Hoàng Hiệp là một trong 10 nhiếp ảnh gia nghiệp dư giành chiến thắng tại giải ảnh mở rộng Sony World Photography 2013. Thành tích này đã đưa anh vào danh sách những tác giả được hi vọng làm nên kỳ tích Nhiếp ảnh gia của năm sẽ được vinh danh vào cuối tháng 4 này với phần thưởng là 5.000 USD tiền mặt (gần 105 triệu VND). Bức ảnh của Nguyễn Hoàng Hiệp chiến thắng ở hạng mục Hiệu ứng cao. Bức ảnh của anh đã ngay lập tức được cập nhật và được công chúng khen ngợi bởi chỉ bằng một máy ảnh chuyên dụng của nhà tài trợ, Nguyễn Hoàng Hiệp đã tạo nên thần thái riêng cho tác phẩm và khiến công chúng cảm giác rằng đó là sản phẩm của một tay máy chuyên nghiệp nhiều năm trong nghề.
Vẫn chưa hết những tin vui cho nhiếp ảnh Việt Nam, mới đây, Smithsonian Photo Contest, giải thưởng thường niên của Tạp chí Smithsonian - một trong những tờ tạp chí hàng đầu của Mỹ đã công bố những tác phẩm được đánh giá cao nhất cho ngôi vị quán quân. Đáng ngạc nhiên là Việt Nam có tới 3 tác phẩm lọt vào danh sách này. Đó là cảnh thu hoạch muối vào buổi hoàng hôn trên cánh đồng muối thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, quang cảnh ruộng đồng ở thung lũng Bắc Sơn và ruộng lúa bậc thang sắp đến kỳ thu hoạch ở La Pán Tẩn, Mù Căng Chải, Yên Bái. Được biết, năm nay, Smithsonian Photo Contest thu hút tới 37.600 tác phẩm dự thi của các nhiếp ảnh gia đến từ 112 quốc gia trên thế giới và Giải thưởng lớn trị giá tới 2.700 USD.
Thành công đến từ tư duy
Một trong những điều công chúng quan tâm nhất là vì sao tác phẩm của nhiếp ảnh gia Việt lại lọt vào “mắt xanh” của ban giám khảo các cuộc thi nhiếp ảnh thế giới vốn là những tay máy kỳ cựu bậc nhất. Có lẽ đó là sự kết hợp hoàn hảo nhiều yếu tố: kỹ thuật, ngoại cảnh, tiêu chí lựa chọn nhưng cao hơn cả là ở tư duy của các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi. Ở Maika Elan là sự táo bạo trong việc tiếp cận một đề tài khó khăn: các cặp đôi đồng tính nam và nữ, điều mà nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn còn e ngại. Bộ ảnh là kết quả của hơn 1 năm Maika Elan vào Nam ra Bắc, cùng sống và làm việc với các cặp đôi đồng tính. Và những thước hình không thể chân thực hơn ra đời với dụng ý nhấn mạnh niềm hạnh phúc mà tình yêu mang lại, dù đồng giới hay khác giới. Bởi thế, bộ ảnh của Maika Elan gồm 12 ảnh gửi dự thi Ảnh báo chí thế giới và đoạt giải Nhất ở thể loại Những vấn đề đương đại là 12 khoảnh khắc, 12 câu chuyện với sắc màu, ấn tượng khác nhau.
Cũng mang màu sắc hiện đại là tác phẩm đoạt giải ảnh mở rộng Sony World Photography 2013 của Nguyễn Hoàng Hiệp. Thể hiện một chủ đề rất cần đến kỹ thuật: Hiệu ứng cao, nhiếp ảnh gia đã nắm bắt được rất nhanh nhạy những khoảnh khắc trong và ngoài bức ảnh. Đó có lẽ là nguyên do khiến bức ảnh của Nguyễn Hoàng Hiệp giành giải thưởng. Còn ở Smithsonian Photo Contest, điều mà chúng ta đều nhận thấy rất rõ nét là những bức ảnh được kỳ vọng của các tác giả Việt Nam đều mang đậm bản sắc của cảnh quan thiên nhiên, con người và lao động ở những vùng miền của đất nước. Sự thuần Việt trong cách chọn đề tài, góc chụp nhấn mạnh và sự chân thực trong bối cảnh tự nhiên đã khiến những bức ảnh có được sự độc đáo vượt trội so với những bức ảnh phong cảnh thông thường.
Yếu tố hiện đại và thuần Việt kết hợp nhuần nhuyễn trong các tác phẩm đoạt giải nhiếp ảnh quốc tế của các tay máy Việt Nam. Vừa hòa mình được vào dòng chảy chung của thế giới, vừa giới thiệu được tài năng cá nhân cũng như bản sắc của quê hương, đất nước trong từng thước ảnh, nhiếp ảnh gia Việt Nam, với việc đoạt những giải thưởng uy tín, đang gieo vào lòng công chúng những hi vọng mới. Sau nhiều thập kỷ loay hoay tìm hướng đi, có vẻ như thời điểm hiện tại, nhiếp ảnh Việt Nam đã xác định được rõ ràng chuẩn mực để vươn ra trường quốc tế. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong niềm phấn khởi với những thành công liên tiếp trên trường quốc tế của nhiếp ảnh Việt Nam.
Hạnh Dung
Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090, đời thứ tư dòng Vô Ngôn Thông)Hỏi: "Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa mọi người, ngộ được bản ý gọi là xuất thế,
Tâm Ấn Chư Phật Bài kệ của Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền cho đệ tử Pháp Hiền vào thế kỷ thứ 6 là bài kệ truyền dòng đầu tiên
NHỚ THẦYMãn hạ năm ấy, Thầy G. Tuệ an cư ở chùa Linh Sơn (Nha Trang) về. Thầy cho tôi biết: “Chùa Linh Sơn có Thượng tọa trụ trì bao dung đức
Hình ảnh lễ cung thỉnh nhục thân cố Sư trưởng Hải Triều Âm nhập kim quan Buổi lễ được diễn ra lúc 16 giờ ngày mùng 1 tháng 8 năm 2013 (25
Đại sư CHODEN Rinpoche thăm Việt NamĐạo sư, bậc Thầy nổi tiếng là Hành giả Du Già và Học giả của Tây Tạng Choden Rinpoche - thuộc Tu viện Sera Je – là
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt