Tin Tức (680)


TÁNH GIẢI THOÁT VÀ TƯỚNG GIẢI THOÁT

598

Đề tài của mình là cái thấy, thiền định, hạnh và quả. Bây giờ mình ôn lại, có vị nào có gì để ôn lại hông?
_Thưa thầy, con có một câu hỏi nhờ thầy giảng giải dùm. Về cái thấy, ngay cả trong chúng đây mà con cũng biết nhiều người, người tu bị trở ngại giữa chỉ có thấy tánh giải thoát, chớ không thấy tướng giải thoát đó thầy. Thành ra thầy giảng cho tụi con biết là khi thấy được tánh giải thoát rồi, tại sao, hay là làm sao, trở ngại gì, mà không thấy được tướng giải thoát. Đa số người tu vướng chỗ đó, mà cả ngay anh em ở đây cũng có người vừa thoáng thấy điều đó. Dạ, Mô Phật.
_Theo thầy thì, nếu như mình đạt tới cái tánh giải thoát, thì mình phải đi nữa. Cái đó phải có một vị thầy, họ nhắc nhỡ cho mình tiếp tục thì mình mới tiến tới tướng giải thoát. Chớ còn nói tánh giải thoát là mình đi tới một mức độ nào đó mình thấy tánh giải thoát là tánh Không, rồi mình phải có người thúc đẩy mình đi nữa, đi nữa. Thì nó sẽ tiến tới cái tướng giải thoát. Bởi vì cái này là cả một vấn đề trong này chớ không phải là.
Vì thường thường thầy thấy người ta thường hay dịch Bát Nhã Tâm Kinh câu: Thị chư pháp không tướng. Nhiều vị dịch là không tướng của các pháp. Hay là tướng không của các pháp. Thì cái không tướng đó nó bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Nhưng mà thiệt ra nếu như dịch theo đúng bản tiếng Phạn là: Các pháp đó là không tướng, và các pháp đó là bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng, bất giảm. “Các pháp đó” chớ không phải là “không tướng đó” là bất sanh bất diệt đâu.
Không tướng đó rất nhiều người lầm là tánh Không. Thị chư pháp không tướng, là tướng không của các pháp, tướng không đó chính là tánh không, mà tánh không đó thì bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Nhưng thiệt ra trong bản tiếng Phạn chính xác là các pháp là không tướng, mà cái bất sanh bất diệt không phải là nói tới cái không tướng này bất sanh bất diệt đâu. Các pháp đó nó vừa là không tướng, vừa bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm. Như vậy, mới đưa tới các tướng giải thoát chớ không phải chỉ có tánh giải thoát.

Mình đạt tới tánh giải thoát rồi, nói theo hệ thống Hoa Nghiêm mới Lý vô ngại thôi. Lý là cái tánh đó nó sẽ vô ngại. Mình đạt tới hoàn toàn lý vô ngại, nhưng mà mình phải đi tới nữa là: lý sự vô ngại, lý cũng là lý là cái tánh giải thoát, mà cái sự vô ngại, sự giải thoát lúc đó mới gọi là lý sự vô ngại.
Thành ra mình đi tới cái lý vô ngại thì mình chỉ biết cái tánh giải thoát thôi, chớ tướng chưa giải thoát. Phải đi vào sự vô ngại, chính ngài Padmasambhava ngài mới nói là cái hạnh đó. Cái hạnh là đi vào sự, anh có đi vào sự là anh mới chứng được sự nó vốn giải thoát.
Chớ nhiều khi anh ngồi đây anh thấy cái tánh nó giải thoát nhưng mà anh không đi vô sự nó không thấy sự giải thoát, tướng giải thoát. Thành ra hạnh là đi vào trong sự, đi vào trong sự sẽ chứng được tướng giải thoát. Chớ không chỉ có cái tánh giải thoát đâu. Mà chứng được tướng giải thoát mới làm con đường Bồ tát được. Bởi vì con đường Bồ tát bắt buộc phải đi vào tướng, bắt buộc phải đi vào sự. Chớ ngồi trên núi mà chứng tánh giải thoát thì nó không đi vô sự được.
Đó, thí dụ đơn giản như mười bức tranh chăn trâu, thì cái bức mà có cái vòng tròn là bức thứ mấy?
_Thứ tám.
_Đó, bức thứ tám là tánh giải thoát, nhưng mà sau đó có cái bức: Thỏng tay vào chợ, đó mới là tướng giải thoát. Mà phần nhiều người ta tới vòng tròn vậy thôi là tánh giải thoát chớ không đi tới tướng giải thoát. Cho nên cái hạnh, phải đi vào hạnh là vậy đó. Vì vậy trong cuốn Cây Tùng Xù của ngài Padmasambhava có nói về cái đó. Cái hạnh là nhiều khi anh ra ngoài chợ anh nhảy múa đồ vậy, nghĩa là anh làm những cái hạnh điên điên, chớ thường mình vẫn nằm trong cái khuôn khổ nào đó chớ mình khó điên lắm. Bởi vì thấy tướng, mình ngại cái tướng hà, phải hông? Ra chợ, nhảy múa gì làm điên điên vậy đó, nghĩa là cảnh sát đừng bắt về là được rồi. Khi mà bị bắt thì đưa chứng minh nhân dân đàng hoàng nói tôi tỉnh lắm, nhưng mà tôi tu!
Hoặc là mình đi vào trong những cái nghĩa địa nghĩa trang đồ đó, để cho mình không còn bị tướng chướng ngại nữa, thì đó là hạnh. Chớ không phải hạnh là êm êm vậy, những cái hạnh đó nó mới bóc được những cái lớp vô minh về tướng của mình ra.
_Thưa thầy, chứng được tánh Không tức là Ngã Không, còn chứng được tướng Không tức là pháp Không
_Cái đó là cái phân định rất rõ giữa Đại thừa và Tiểu thừa đó, cái này là những nhà lớn nói, chớ không phải thầy nói đâu. Như ngài Long Thọ, ngài Thế Thân, là hai vị lớn nhất của hai tông phái Không tông và Duy Thức Tông. Thì các ngài đều xác định là bên Nguyên Thủy chỉ có Ngã Không thôi. mà Ngã Không là chứng cái tánh Không đó đó. Còn cái pháp Không anh phải chứng cái tướng giải thoát nữa, bởi vì sanh tử chính là tướng, anh phải chứng được cái đó thì anh mới vô sanh tử được.
Anh chỉ tới ngang tánh Không là anh giải thoát thôi, chớ anh thấy là tướng đâu có giải thoát, sanh tử nó đâu giải thoát mà dám vô.
Nguyên Thủy chỉ có pháp Không là Vô ngã, không có cái ta. Còn Đại thừa không những Ngã Không mà pháp Không nữa, nghĩa là Niết bàn cũng không sanh tử cũng không luôn. Đó mới là tự do đi vô đi ra được, chớ còn không thôi chỉ có chứng Vô ngã thôi, là giải thoát tánh Không còn tướng thì chưa giải thoát.
Đó là cái mà ngày hôm qua mình tụng kinh, vô vi với hữu vi là vậy. Vô vi là cái tánh giải thoát. Còn hữu vi thì chính cái hữu vi này cũng giải thoát luôn. Hai cái đó mới là bất nhị được, hông thôi là anh chọn một, anh đã chọn vô vi thì anh phải bỏ hữu vi, bởi vì hai cái đó chống nhau, một bên tánh một bên tướng, tánh thì giải thoát còn tướng thì trói buộc. Làm sao mà giải thoát được, thành ra phải chọn một thôi.
Nói cụ thể theo bốn cái vô ngại của Hoa Nghiêm tông là mình phải đi vào lý vô ngại, lý đây là tánh đó, thì mình sẽ đạt tới cái tánh giải thoát. Nhưng mà với tướng, với sanh tử thì mình còn ngán nó lắm, thành ra mình phải đi vào sự vô ngại là cái tướng cũng giải thoát. Khi mà tánh và tướng đều giải thoát thì mình có thể ở trong tánh hay tướng gì mình đều làm việc được hết.

Tánh Hải Kính ghi

598

Tham Thiền

Tham ThiềnNhững điều kiện tiên quyết khi tham thiềnMục đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức quét trừ tự tâm ô nhiễm, để chân thật thấy rõ bổn lai

27,889
Tiếp xúc với một vị Lạt-Ma Trụ trì

Tiếp xúc với một vị Lạt-MaLàng SEPTVAUX (thuộc địa phận tỉnh Aine) - Chỉ còn vài giờ nữa là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sẽ rời thành phố Toulouse, và tại ngôi làng Septvaux

25,621
ĐỘNG CƠ VÀ KỸ LUẬT CỦA VIỆC HỌC PHÁP - SONAM JORPHEL RINPOCHE

Động Cơ Của Việc Học Pháp.Trước khi các con nghe về pháp Ngondro ta sẽ giảng đôi điều quan trọng và cần thiết đối với người Phật tử. Khi học Giáo pháp

1,054
Mind, brain and consciousness - NÃO, TÂM VÀ Ý THỨC - Chuyển ngữ: Pháp Hiền cư sỹ

Tạm giới thiệuTrong Phật giáo, NGHIỆP là một giáo chỉ thâu tóm những yếu pháp của Phật, chẳng những thế, bản thân nó còn được chư luận sư Phật giáo vạch ra

1,247
Tinh Hoa

Mọi người đều có sự kích thích trở thành giới tinh hoa. _ Alfre Woodard🍀 Bí mật tương lai của bạn được che giấu trong thói quen hàng ngày của bạn. _

947
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc