Bài Viết (701)


Làm sao khắc phục khó khăn ? Garchen Rinpoche

1,007

Bước đầu tiên  để loại bỏ khổ đau là từ bỏ bám chấp vào cuộc đời này. Toàn bộ cuộc đời của chúng ta, từ ngày lọt lòng mẹ đến ngày chúng ta chết, tương tự giấc mơ đêm qua. Sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ sống dậy trong cõi trung ấm – một trạng thái trung gian sau cái chết. Rồi thì cả cuộc đời này sẽ trông giống như một giấc mơ; thế giới loài người sẽ trở thành một ký ức nhạt nhòa. Điều này cũng giống như bừng tỉnh giấc mơ. Đến thời điểm này, nếu chúng ta không diệt trừ được sự chấp ngã thì các hình tướng khủng khiếp sẽ hiện ra – nếu đem ra so sánh [vào lúc ấy] thì thế giới loài người này sẽ giống như một cõi tịnh độ. Ngài Milarepa biết được điều gì sẽ xảy ra với ngài nếu ngài không tịnh hóa được sự chấp ngã và do đó, ngài đã dũng cảm  dành trọn cuộc đời mình cho việc tu tập, chẳng hề sờn lòng vì gian khó. Do đó, mỗi khi con gặp khó khăn, hãy quán chiếu rằng ‘cuộc đời này như một giấc mơ, chẳng chóng thì chầy nó sẽ kết thúc và ta phải có những chuẩn bị khi nó kết thúc’.          

Để bảo đảm hạnh phúc cho đời sau, hiểu biết nhân hạnh phúc là điều quan trọng.

Để tránh nhân khổ đau, chúng ta phải từ bỏ thái độ nâng niu cái ngã và phải phát triển tâm vị tha vì lợi lạc của người khác. Viên ngọc Bồ đề tâm là vật bảo vệ duy nhất vào thời điểm lìa đời . Tinh túy của Bồ đề tâm được thể hiện trong 37 Pháp hành Bồ tát đạo, vốn chứa đựng thuốc chữa lành mọi loại khổ đau, cho ta một giải pháp cho mọi vấn đề. Mặc dù giáo pháp của đức Phật là mênh mông, chính đức Phật đã tóm tắt rằng ‘Hãy hoàn toàn điều phục tâm thức của chính mình, đây chính là pháp của Phật’.

Mặc dù đa số chúng ta sống như những ông vua, bà hoàng, song chúng ta vẫn rất thành thạo trong việc tìm cách tự chuốc khổ vào mình – chẳng có cái gì là đủ tốt lành  cả. Người giàu thì khổ về của cải, kẻ nghèo thì lại khổ vì thiếu của cải. Ngài Milarepa đã sống trong một cái hang, chẳng có thức ăn, thức uống nhưng ngài lại là người hạnh phúc nhất cõi đời. Thật ra thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong tâm của chúng ta mà thôi. Nếu tâm ta có thói tật bám chấp thì nó sẽ ra tạo khổ đau và xem mọi thứ là kẻ thù hay mối đe dọa. Nếu chúng ta không có sự  bám chấp  trong tâm thì ngay cả một hoàn cảnh khó khăn thực sự, như bệnh tật chẳng hạn, sẽ không bị xem là khổ đau. Hiểu biết rõ về nhân quả sẽ giúp chúng ta chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và sẽ dạy chúng ta cách từ bỏ khổ đau trong tương lai. Nhân quả có thể được giải thích rất dễ dàng – tình yêu thương là nhân của hạnh phúc; chấp ngã là nhân của khổ đau. Do đó, trong 37 Pháp hành Bồ tát đạo có lời dạy ‘Tất cả khổ đau đều bắt nguồn từ sự mong cầu hạnh phúc cho bản thân. Chư Phật toàn giác khởi hiện từ tâm vị tha.’  

1,007

Thiền Đi Bộ (Hành Thiền)

Thiền Đi Bộ (Hành Thiền)(Walking Meditation của Ajahn Brahm)Thiền đi bộ rất là tuyệt diệu, nhất là vào lúc sáng sớm. Thường thường khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, nhất

14,349
SỰ NHẢY MÚA ẢO DIỆU: TRÒ PHÔ DIỄN CỦA TỰ TÁNH CỦA NĂM DAKINI TRÍ HUỆ - THINLEY NORBU (1931-2011)

THINLEY NORBU (1931-2011) là một vị Thầy hiện đại nổi bật trong dòng truyền thừa Nyingma. Là con trai cả của Dudjom Rinpoche, Ngài được đào tạo ở Tây Tạng và trở

966
NGŨ UẨN VÀ VÔ NGÃ - HT. THÍCH CHƠN THIỆN

Ngũ uẩn là giáo lý rất phổ biến. “Thế Tôn thường giảng giáo lý Vô ngã đi kèm theo với sự phân tích Duyên sinh hay phân tích Ngũ uẩn. Giáo lý

820
MƯỜI VÔ ÚY CỦA ĐẠI BỒ TÁT - KINH HOA NGHIÊM

Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười vô úy:Đại Bồ Tát đều hay văn trì tất cả ngôn thuyết nghĩ rằng : giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến đem trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Nơi tất cả câu hỏi của họ,

693
CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA - HUNGKAR RINPOCHE

Chúng ta qua pháp Cúng dường Mạn đà la. Đây là một pháp tu rất phổ biến ở Tây Tạng. Các dòng phái khác nhau của Kim cang thừa Tây Tạng thì

988
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,363
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,784
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,695
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,478
Chùa Việt
Sách Đọc