Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM KHUYẾN TRÌ THỨ 34
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Công Đức thứ 32)

 

KINH: Bấy giờ, trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-nị-tra trong ba ngàn đại thiên thế giới, nói với các trời Thích-đề-hoàn-nhơn rằng: Nên lãnh thọ Bát-nhã ba-la-mật, nên giữ gìn, nên thân cận, nên tán thán, nên đọc tụng, nên giảng nói, nhớ nghĩ đúng,[1] vì sao? Vì thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật nên tất cả pháp lành tu tập sẽ được đầy đủ, tăng ích chúng chư thiên, tổn giảm chúng Tu-la.[2]
Các Thiên tử! Thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, nên hạt giống Phật không dứt, hạt giống Pháp, hạt giống Tăng không dứt; hạt giống Phật, hạt giống Pháp, hạt giống Tăng không dứt nên thế gian bèn có Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật đều xuất hiện ở đời. Bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung,[3] đạo Bồ-tát đều hiện ở đời. Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàm

 


[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286a27-29.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b1-3.
[3] Đại trí độ luận, quyển 26.

* Trang 640 *
device

quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả, Bích-chi Phật đạo, Phật đạo, Tu-đà-hoàn cho đến Phật, đều xuất hiện ở đời.[1]
Bấy giờ Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Ông nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật ấy và đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng, vì sao? Vì nếu các A-tu-la sinh tâm ác muốn chiến đấu với trời Ba mươi ba, Kiều-thi-ca! Bấy giờ ông nên tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật, các A-tu-la tâm ác liền diệt, không còn sinh trở lại.[2]
Kiều-thi-ca! Nếu các Thiên tử, Thiên nữ lúc năm tướng chết hiện ra,[3] sẽ đọa vào chỗ không như ý. Bấy giờ ông nên ở trước họ, tụng đọc Bát-nhã ba-la-mật, các Thiên tử, Thiên nữ ấy khi nghe oai lực công đức của Bát-nhã ba-la-mật, được trở lại sinh chỗ cũ, vì sao? Vì nghe Bát-nhã ba-la-mật, có được lợi ích lớn.[4]
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân, hoặc các Thiên tử, Thiên nữ, nghe Bát-nhã ba-la-mật, do công đức ấy nên dần dần sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Kiều-thi-ca!Vì chư Phật và đệ tử quá khứ, đều học Bát-nhã ba-la-mật mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vào Vô dư Niết-bàn.[5] Kiều-thi-ca! Chư Phật vị lai, mười phương chư Phật và đệ tử hiện tại đều học Bát-nhã ba-la-mật mà được Vô thượng
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b3-10.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b10-14.
[3] Đại trí độ luận, quyển 58, tr. 469b2-5: Chư thiên khi mạng sắp chết, có năm tướng chết hiện ra: 1. Hoa trên mũ héo, 2. Dưới nách ra mồ hôi, 3. Ruồi đến đậu trên thân. 4. Thấy có vị trời ngồi chỗ của mình. 5. Tự mình không ưa chỗ ngồi cũ.
[4] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b15-19.
[5] Đại trí độ luận, quyển 32, tr. 301a16-18: Vô dư Niết-bàn, gọi là A-la-hán xả thân năm uẩn này, lại không còn thọ thân năm uẩn tương tục, khổ của thân tâm đều vĩnh viễn đoạn tận; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 2, Thất pháp phẩm thiện nhân trú kinh đệ lục (七法品善人往經第六), tr. 427 c16-22.

* Trang 641 *
device

Chánh đẳng Chánh giác, vào Vô dư Niết-bàn, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật thu nhiếp tất cả pháp lành, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Bích-chi Phật, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Phật.[1]
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là thần chú đại minh, thần chú vô thượng minh, thần chú vô đẳng đẳng minh,[2] vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật trừ được tất cả pháp chẳng lành và cho tất cả pháp lành.[3]
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật là thần chú Đại minh, thần chú vô thượng minh, thần chú vô đẳng đẳng minh, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì chư Phật quá khứ nhân thần chú sáng này, nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chư Phật vị lai, mười phương chư Phật hiện tại cũng nhân thần chú sáng này nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhân thần chú sáng này, thế gian bèn có mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc; bèn có Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; bèn có pháp tánh, như như, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, thật tế; bèn có năm mắt, quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b19-28.
[2] Prajñāpāramitāhṛdayasūtra: tasmājjñātavyaḥ prajñāpāramitā mahāvidyāmantro ’nuttaramantro ’samasamamantraḥ; Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b28-29.
[3] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286b29-c2.

* Trang 642 *
device

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên của Bồ-tát ma-ha-tát nên có mười thiện pháp xuất hiện thế gian, có bốn thiền, bốn tâm vô lượng cho đến Trí nhất thiết chủng; Tu-đà-hoàn cho đến chư Phật, xuất hiện thế gian; thí như trăng tròn chiếu sáng, tinh tú cũng chiếu sáng.[1] Như vậy, Kiều-thi-ca! Tất cả pháp lành thế gian chánh pháp, mười điều lành cho đến Trí nhất thiết chủng, nếu lúc chư Phật không ra đời, thời đều từ Bồ-tát phát sinh; lực phương tiện của Bồ-tát ma-ha-tát đều từ Bát-nhã ba-la-mật phát sinh, Bồ-tát ma-ha-tát lấy lực phương tiện ấy mà tu Thí ba-la-mật cho đến Thiền ba-la-mật; tu nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, tu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, không chứng Thanh-văn, Bích-chi Phật địa mà thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, thọ mạng thành tựu, thế giới thành tựu, quyến thuộc Bồ -tát thành tưụ, được Trí nhất thiết chủng, đều từ Bát-nhã ba-la-mật phát sinh.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì, thân cận cho đến nhớ nghĩ đúng, người ấy sẽ được công đức đời này đời sau.[2]
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286c2-15.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286c15-25.
:

* Trang 643 *
device

đúng được công đức đời này đời sau?[1]
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, trọn không trúng độc chết, gươm dao không làm thương tổn, nước lửa không hại, cho đến 404 bệnh[2] không thể trúng, trừ do nghiệp báo đời trước.[3]
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu có việc quan nổi lên, nhờ tụng đọc Bát-nhã ba-la-mật, nên khi đến chỗ quan, quan không khiển trách, vì sao? Vì nhờ oai lực của Bát-nhã ba-la-mật ấy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đọc Bát-nhã ba-la-mật, đi đến chỗ vua, hoặc Thái-tử, đại thần, vua và Thái-tử, đại thần đều hoan hỷ hỏi han, hợp ý nói năng, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy thường có tâm từ bi hỷ xả hướng đến chúng sinh.
Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, được các công đức đời nay như vậy.
Kiều-thi-ca! Thế nào là công đức đời sau của thiện nam tử thiện nữ nhân ấy? Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy trọn không xa lìa mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, sáu Ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, người ấy trọn không đọa vào ba
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286c26-28.
[2] Đại trí độ luận, quyển 8, tr. 119c15; quyển 10, tr. 131b5-9: Có hai thứ bệnh: Một là bệnh do nhân duyên bên ngoài, hai là bệnh do nhân duyên bên trong. Bên ngoài là lạnh, nóng, đói, khát, binh, nhẫn, đao, gậy, bị rơi, bị ngã, bị xô, bị đè... những thứ như vậy gọi là bệnh  ngoài, gọi là não. Bên trong là ăn uống không tiết độ, nằm, đi thất thường, bốn trăm lẻ bốn bệnh, những thứ như thế gọi là bệnh trong; Đại trí độ luận, quyển 59, tr. 478b12-15: Lại nữa, chỗ có Bát-nhã, ma hoặc ma dân, địa thần, dạ-xoa các ác quỷ, không thể tìm được chỗ tiện lợi. Ngọc như ý trừ được 404 bệnh, bốn bệnh căn bản là phong, nhiệt, lạnh và hổn hợp. Bát-nhã ba-la-mật cũng trừ được 84.000 bệnh, bốn bệnh căn bản là tham, sân, si, đẳng phần; T. 3: Tu hành bản khởi kinh (修行本起經), quyển hạ, tr. 466c20-21: Người có bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong. Mỗi đại có 101 bệnh, triển chuyển tương tán thành 404 bệnh; T. 11: Đại bảo tích kinh (Ratnakūa-sūtra- 大寶積經), quyển 55, tr. 325c10-18: Lại nữa, này A-nan, thọ thân này có hai thứ khổ. Thế nào là hai? (1) các bệnh nơi thân gọi là nội khổ. (2) người và phi nhơn bức não gọi là ngoại khổ... lại có 101 bệnh tâm hoàng; 101 bệnh gió (phong), 101 bệnh nóng (nhiệt), phong, hoàng, nhiệt v.v… hòa hợp cùng khởi; lại có 101. Như vậy 404 bệnh bức bách thân gọi là nội khổ.  
[3] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 286c28-287a2

* Trang 644 *
device

đường ác, thọ thân đầy đủ, không sinh vào nhà bần cùng hạ tiện, thợ thầy dọn cầu xí, khiêng thây ma; thường được thân đủ 32 tướng, thường được hóa sinh thế giới chư Phật hiện tại, trọn không lìa thần thông Bồ-tát. Nếu muốn từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, nghe pháp chư Phật liền được tùy ý, dạo qua cõi Phật, thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, dần dần chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Kiều-thi-ca! Ấy gọi là công đức đời sau.[1] Vì vậy Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, thân cận, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng, hương hoa cho đến kỹ nhạc cúng dường, thường không lìa tâm Tát-bà-nhã. Đó là thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được thành tựu công đức đời này đời sau.[2]

LUẬN: Phật là Pháp vương, tán thán người thọ trì Bát-nhã ba-la-mật rồi, tiếp đến Thiên vương, Đế-thích tán, Đế-thích tán rồi, nay đến lược chư thiên tán. Vì nhiều người tán thán, nên làm cho người tín tâm càng sâu. Nói rằng: Nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật ấy. Trong đây nói về nhân duyên thọ trì: Tu các công đức, tăng ích hàng chư thiên, tổn giảm chúng A-tu-la, Tam Bảo không đoạn diệt, các công đức sáu Ba-la-mật xuất hiện ở đời.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 287a2-21.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Khuyến trì phẩm (勸持品), tr. 287a21-25.

* Trang 645 *
device

Bấy giờ, Phật ấn khả lời tán thán của chư thiên, bảo Đế-thích rằng: Ông nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật. Trong đây nói nhân duyên nên thọ trì rằng: Nếu A-tu-la sinh tâm ác, muốn chiến đấu với trời Ba mươi ba, bấy giờ ông đọc tụng Bát-nhã, ác tâm liền diệt; nếu trong khi hai trận giao chiến mà đọc tụng Bát-nhã, thì A-tu-la liền thối lui bỏ đi.
Hỏi: Nếu như vậy cớ sao không thường tụng Bát-nhã khiến A-tu-la ác tâm đừng sinh, cớ gì đợi khi hai trận giao chiến mới tụng?
Đáp: Chư thiên phần nhiều đắm phước vui, tâm nhiễm đắm dục lạc mãnh lợi, tuy biết Bát-nhã có công đức lớn mà không thể thường tụng.
Lại vì trời Đao-lợi có nghiệp nhân duyên bất tịnh nên gây ra oán địch, không thể không chiến đấu.
Chư thiên khi mạng sắp chết, có năm tướng chết hiện ra: 1. Hoa trên mũ héo, 2. Dưới nách ra mồ hôi, 3. Ruồi đến đậu trên thân. 4. Thấy có vị trời ngồi chỗ của mình. 5. Tự mình không ưa chỗ ngồi cũ. Chư thiên thấy tướng chết ấy, nghĩ tiếc cái vui cõi trời, thấy mình sẽ sinh chỗ dữ, tâm rất lo khổ. Bấy giờ nếu nghe thật tướng Bát-nhã ba-la-mật, các pháp hư dối cuồng loạn, vô thường, không tịch, tin lời Phật dạy ấy, tâm được thanh tịnh nên sinh trở lại chỗ cũ.
Chư thiên ấy không chỉ sinh trở lại chỗ cũ, mà còn nhờ nghe Bát-nhã nên đời đời hưởng phước vui, dần dần thành đạo Vô thượng. Nhân duyên trong đây như Kinh nói: Bát-nhã ba-la-mật là thần chú sáng lớn (mahāvidyāmantra).

* Trang 646 *
device

Hỏi: Thích-đề-hoàn-nhơn cớ sao gọi Bát-nhã là thần chú sáng lớn (đại minh chú)?
Đáp: Các thánh nhân của ngoại đạo có các chú thuật, lợi ích nhân dân, đọc thần chú ấy có thể theo ý muốn sai sử quỷ thần; các tiên nhân có thần chú ấy rất nổi tiếng, nhân dân quy phục. Vì quý chú thuật nên Đế-thích bạch Phật rằng: Trong các chú thuật, Bát-nhã ba-la-mật là đại chú thuật (mahāmantra), vì sao? Vì thường hay cho chúng sinh cái vui đạo đức, còn cái vui của các chú thuật khác hay khởi phiền não, lại vì tạo nghiệp bất thiện nên đọa vào ba đường ác.
* Lại nữa, các chú thuật khác hay theo tham dục, sân nhuế, tự do làm ác, còn thần chú Bát-nhã ba-la-mật hay dứt sự đắm trước thiền định, Phật đạo, Niết-bàn, huống gì bệnh tham sân thô thiển. Vì thế nên gọi là thần chú đại minh (mahāvidyāmantra), thần chú vô thượng (anuttaramantra), thần chú vô đẳng đẳng (asamasamamantraḥ).
* Lại nữa, thần chú ấy hay làm cho người xa lìa già bệnh chết, hay an lập chúng sinh nơi Đại thừa, hay làm cho hành giả rất lớn ở giữa chúng sinh, thế nên nói là thần chú lớn (mahāmantra). Hay làm lợi ích như vậy nên gọi là vô thượng (anuttara). Từ trước có tiên nhân làm chú thuật, đó là các thần chú có thể biết tâm người khác tên là Ức-xoa-ni (Īkṣāṇika);[1] thần chú bay đi biến hóa tên là Kiền-đà-lê;[2] thần chú hay làm cho sống lâu ngàn vạn năm vì các thần chú khác không sánh bằng. Đối với chú thuật không thể sánh ấy, Bát- nhã còn vượt quá vô lượng, nên gọi là vô đẳng đẳng (asamasama).
* Lại nữa, các Phật pháp gọi là vô đẳng đẳng, Bát- nhã
 

[1] T. 54: Phiên phạn ngữ, quyển 1, tr. 983c5: thần chú Ức-xoa-ni gọi đầy đủ là Y-xoa-ni, hoặc Y-sát-ni (Īkṣaṇika), dịch ý là kiến mạng, luận mạng, quán sát. Tức là quán sát vận mạng, chiêm tướng và chú thuật. Trì chú thuật này, có thể biết được tâm niệm của người khác.
[2] T. 54: Phiên phạn ngữ, quyển 1, tr. 983c6: thần chú Kiền-đà-lê cũng gọi là Kiền-đà-la, Kiền dịch là địa, đà-lê là trì.

* Trang 647 *
device

ba-la-mật là nhân duyên được thành Phật quả nên gọi là vô đẳng đẳng.[1]
* Lại nữa, chư Phật là vô đẳng giữa chúng sinh; Bát-nhã chú thuật được Phật nói ra, nên gọi là thần chú vô đẳng đẳng (asamasamamantraḥ).
* Lại nữa, trong Kinh này tự nói nhân duyên của ba thần chú, đó là thần chú này hay xả bỏ tất cả pháp bất thiện, hay cho tất cả thiện pháp. Phật thuận theo lời tán thán, nên nói:  Như vậy, như vậy! Lại cũng nói rộng lời tán thán đó rằng, nhân nơi Bát-nhã nên xuất sinh mười thiện đạo cho đến chư Phật. Bát-nhã ba-la-mật thuộc Bồ-tát nên Phật nói thí dụ; chư Phật hay đại phá bóng tối vô minh, nên như trăng tròn, Bồ-tát phá bóng tối không bằng, như tinh tú, như trong đêm có thấy được đều nhờ sức trăng sao. Trong đêm sinh tử thế gian, có thấy biết được đều nhờ thế lực Phật, Bồ-tát. Nếu đời không có Phật, bấy giờ Bồ-tát thuyết pháp độ chúng sinh, đặt vào trong cái vui cõi trời cõi người, làm cho dần dần được cái vui Niết-bàn. Bồ-tát có được trí tuệ đều là nhờ oai lực Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, Bồ-tát tuy tu ba mươi bảy phẩm, mười tám không, biết các pháp rốt ráo không thể chấp thủ, cũng không chứng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật mà có thể trở lại khởi lên các thiện pháp, giáo hóa chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, thọ mạng đầy đủ v.v... đều là oai lực Bát-nhã ba-la-mật.
Hoặc người ấy nhờ thọ trì Bát-nhã cho đến nhớ nghĩ đúng, nên được công đức đời nay đời sau. Công đức đời là
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 70, tr. 552a13-552c14:Vô đẳng đẳng (không chi ngang bằng) là: vô đẳng chỉ Niết-bàn, hết thảy pháp hữu vi không có chi bằng Niết-bàn. Niết-bàn có 3: Niết-bàn Thanh văn; Niết-bàn Bích-chi Phật; Niết-bàn của Phật Bát-nhã đưa đến Đại thừa Niết-bàn nên gọi Bát-nhã là vô đẳng đẳng. Lại nữa, hết thảy chúng sanh, không thể ngang bằng Phật nên Phật là vô đẳng; Bát-nhã ba-la-mật lợi ích chúng sanh, tương tợ như Phật nên gọi là vô đẳng đẳng. Lại nữa, pháp chư Phật là vi diệu bậc nhất, không thể ngang bằng, không thể sánh kịp, không thể so sánh; Bát-nhã ba-la-mật hay làm cho chúng sanh có được tâm ấy nên gọi là vô đẳng đẳng. 
 

* Trang 648 *
device

trọn không bị trúng độc chết v.v...
Hỏi: Trước đã nói không bị hoạnh tử,[1] sao nay còn nói lại?
Đáp: Trước đã nói Bát-nhã ba-la-mật[2] không phải chỉ nói trong một hội, ở đây vì người đến sau nên nói lại.
* Lại nữa, đao, độc, nước, lửa có hai thứ: Có thứ người làm, có thứ tự làm. Trước kia nói do người gia binh đao, độc hại, nước lửa v.v..., nay là không tự mình làm tổn thương. Làm sao biết? Vì tiếp nói 404 bệnh nên biết. Trên tuy nói người khác không thể tìm được chỗ thuận tiện để hại, chứ không nói người kia còn trở lại cung kính cúng dường.
Bốn trăm lẻ bốn bệnh là hợp bốn đại làm thân. Bốn đại thường xâm hại nhau nên trong mỗi đại có 101 bệnh khởi lên. Bệnh lạnh có 202 do thủy đại và phong đại khởi lên; bệnh nóng có 202 do địa đại và hỏa đại khởi lên. Tướng lửa nóng và tướng đất cứng, vì cứng... nên khó tiêu, khó tiêu nên khởi lên bệnh nóng. Máu thịt, gân tủy v.v... thuộc phần địa đại, trừ nghiệp báo, tất cả các pháp đều nhân duyên hòa hợp sinh, không có người làm, vì không có người làm nên chắc chắn thọ nghiệp báo, Phật không cứu được, huống gì Bát-nhã. Chắc chắn thọ nghiệp báo, không chắc chắn thọ nghiệp báo như trước đã nói.[3]
Việc quan nổi lên là nhờ oai lực tụng Bát-nhã ba-la-mật, nên việc nổi lên liền diệt.
Hỏi: Trước đã nói người không tìm được dịp tiện lợi để phá, sao nay còn nói nữa?
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56, Phẩm tam thán thứ 30, tr. 457c28- 458a1: Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, trọn không bị hoạnh tử, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu Thí ba-la-mật, tâm bình đẳng cung cấp đối với hết thảy chúng sinh. quy?n 56, tr. 459a23-b1: Không hoạnh tử là không tội mà chết. Hoặc thọ mạng chưa hết mà uống lầm thuốc nên chết, hoặc không thuận cách trị thuốc nên chết, hoặc không người nuôi bệnh nên chết, hoặc đói khát lạnh nóng phải chết yểu... gọi là hoạnh tử.
[2] Đại trí độ luận, quyển 54, Phẩm thiên vương thứ 27, tr. 443 a21-27: Tu-bồ-đề nói với Thích-đề-hoàn-nhơn rằng: Kiều-thi-ca! Tâm hồi hướng, tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là chẳng phải tâm, chẳng phải tâm tướng; trong chẳng phải tâm tướng không thể có hồi hướng; chẳng phải tâm tướng ấy thường chẳng phải tâm tướng; tướng không thể nghĩ bàn thường tướng không thể nghĩ bàn, ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ma-ha-tát. Bấy giờ, Phật tán thán Tu-bồ-đề rằng: Lành thay, lành thay! Tu-bồ-đề! Ông đã vì các Bồ-tát ma-ha-tát nói Bát-nhã ba-la-mật, an ủy tâm các Bồ-tát ma-ha-tát!
[3] Đại trí độ luận, quyển 57, Phẩm đại  minh thứ 32, tr. 464a17-b8:Có hai thứ nghiệp nhân duyên: 1. Quyết chắc phải thọ báo. 2. Không quyết chắc phải thọ báo. Quyết chắc phải thọ báo theo trong kinh Pháp Cú nói: chẳng phải bay giữa không, lặng dưới biển, không chỗ nào tránh khỏi được. Không quyết chắc phải thọ báo, nên nói đọc tụng Bát-nhã, đao binh không làm hại.
 

* Trang 649 *
device

Đáp: Trước tuy nói người không thể tìm được dịp tiện lợi, mà chưa nói Quốc vương, đại thần v.v... đã không tìm được dịp tiện lợi, lại còn cung kính, cúng dường,[1] vì sao? Vì Bồ-tát ấy thường có tâm từ bi hỷ xả hướng đến chúng sinh .
Công đức đời sau là đời đời sinh ra thường không rời mười thiện đạo, vì thế nên thường không đọa ác đạo. Người ấy nhờ chiết phục ác tâm nên thọ thân hoàn hảo đầy đủ, không sinh vào các nhà hạ tiện. Học đạo của Phật học, nên được thần biến hóa như Phật, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình.
Thường được hóa sinh vào cõi Phật hiện tại là tùy tâm đi đến mười phương thế giới, cúng dường chư Phật, nghe thọ các pháp, giáo hóa chúng sinh, dần dần được thành Phật đạo. Thế nên hành giả tuy nghe, thọ trì, cho đến nhớ nghĩ đúng không lìa tâm Tát-bà-nhã. Như vậy là được công đức đời này đời sau.
                                                             
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56, phẩm tam thán thứ 30, tr. 459a11-23: Người không tìm được chỗ thuận tiện là; người đây là hoặc giặc, hoặc quan, hoặc người thù oán, muốn não loạn Bồ-tát nên tìm dịp thuận tiện để phá.
 

* Trang 650 *
device

Xem mục lục