Bài Viết (701)


THIỀN SƯ LÂM TẾ

673

THIỀN SƯ LÂM TẾ có nói :

Đạo lưu ! Tâm pháp không hình thông suốt mười phương, ở mắt gọi thấy, ở tai gọi nghe, ở mũi gọi ngửi, ở miệng nói bàn, ở tay nắm bắt, ở chân đi chạy, vốn là một tinh minh phân làm sáu hòa hợp. Một tâm đã không, tùy chỗ giải thoát.

Nếu là Đạo Nhơn chơn chánh trọn chẳng như thế, chỉ "tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm", cần đi thì đi, cần ngồi thì ngồi, tâm không một niệm mong cầu quả Phật. Bởi đâu như thế ? Cổ nhơn nói : " Nếu muốn làm việc cầu Phật, Phật là điềm lớn sanh tử".

Phật là tâm thanh tịnh, Pháp là tâm sáng suốt, đạo là mỗi chỗ không ngại. Tịnh, sáng... tuy ba mà một đều là danh từ suông không thật có. Người chơn chánh Đạo Nhơn niệm niệm tâm không gián đoạn. Đại Sư Đạt Ma từ phương tây đến, chỉ tìm cái người chẳng bị người gạt. Nhị Tổ một câu nói liền liễu ngộ, mới biết từ trước uổng dụng công phu. Hiện nay Sơn tăng chỗ thấy cùng Phật Tổ không khác.Nếu trong đệ nhất cú tiến được, kham cùng Phật Tổ làm thầy. Nếu trong đệ nhị cú tiến được, kham cùng trời người làm thầy. Nếu trong đệ tam cú tiến được, tự cứu chẳng xong.

Hỏi: Thế nào là kiến giải chơn chánh?

Đáp: Quí vị chỉ vào hết thảy phàm thánh, nhiễm tịnh, vào quốc độ chư Phật, vào lầu gác của Ngài Di Lặc, vào pháp giới Tỳ Lô Giá Na (Pháp thân) mỗi nơi đều hiện quốc độ thành trụ hoại không; Phật xuất thế chuyển đại pháp luân, rồi trở lại nhập niết bàn mà không có tướng tới lui, tìm cầu sanh tử không thể được, liền nhập vào pháp giới vô sanh mỗi nơi đều dạo chơi cõi nước, nhập vào pháp giới Hoa Tạng. Tất cả đều là tướng không của tất cả pháp nên đều không thật pháp. Chỉ có Đạo Nhơn vô y (Đạo Nhơn không chỗ nương y) nghe pháp. Đó là mẹ của chư Phật, bởi vì chư Phật đều từ vô y sanh, nếu ngộ vô y , Phật cũng không thể được. Nếu người thấy được như vậy là người có kiến giải chơn chánh.

Quí vị nếu muốn sự sanh tử dừng lại, được giải thoát tự do, tức phải ngay bây giờ nắm giữ người nghe pháp mà thôi. Người này không hình không tướng, không gốc rễ cùng chỗ ở, mà linh động cùng khắp. Đấy là chỗ xây dựng của muôn vật, công dụng của nó là chỗ không. Cho nên khởi ý tìm thì trở thành xa, cầu thì trở thành trái, tên nó là bí mật.

Hỏi: Thế nào là bốn cảnh vô tướng?

Đáp: Quí vị nếu khởi một niệm tâm nghi bị đất làm ngại. Quí vị khởi lên một niệm tâm ái bị nước làm chìm đắm. Quí vị khởi lên một niệm tâm sân bị lửa đến thiêu đốt. Quí vị khởi lên một niệm tâm hỉ bị gió đến thổi bay. Nếu hay phân biệt như thế thì chẳng bị cảnh chuyển, sử dụng cảnh khắp nơi: đông vọt lên thì tây chìm xuống; nam vọt lên thì bắc chìm xuống; giữa vọt lên ngoài biên chìm xuống; biên vọt lên thì giữa chìm xuống, đi vào nước như đi trên đất, đi trên đất như đi trong nước. Do đâu mà được như vậy? Vì đạt được tứ đại như mộng huyễn.

Chư huynh đệ! Chỉ cái hiện nay nghe pháp của quí vị đấy, chẳng phải tứ đại của quí vị mà hay dùng tứ đại của quí vị. Nếu hay thấy được như vậy mới đi đứng tự do. Riêng về chỗ thấy của sơn tăng thì không chán chê pháp nào cả. Quí vị nếu thích thánh thì thánh ấy chỉ là cái tên thánh thôi. Có một số người lại hướng vào trong Ngũ Đài sơn tìm Văn Thù, sớm đã lầm rồi! Ngũ Đài sơn không có Văn Thù. Quí vị muốn biết Văn Thù không? Chỗ tác dụng ở trước mắt quí vị, trước sau chẳng khác, nơi nơi chẳng ngờ, đấy chính là Văn Thù sống vậy. Ở một tâm niệm sáng suốt không sai biệt của quí vị, nơi nơi đều chơn thật Phổ Hiền. Ở một tâm niệm tự hay mở trói, tùy chỗ được giải thoát của quí vị, đấy là ba pháp của Quán Thế Âm, cùng nhau làm chủ làm bạn, ra thì một lúc cùng ra, một tức là ba, ba tức là một. Hiểu được như vậy mới nên xem kinh.
Trích "Ngữ Lục Lâm Tế"

Save

673

Cái Thấy Triết học về những Hiện hữu Hiện tượng

Longchen Rabjam giải thích những tri kiến triết học của Đại Thừa chung cũng như của Đại Toàn Thiện và làm thế nào để thể nghiệm chúng trong chương mười của Shingta

276
THỜI GIAN LÀ ẢO GIÁC - NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

1. Thời gian trong vật lýTrong ngành vật lý, khái niệm “Thời gian” thay đổi theo từng thời kỳ.Như chúng ta biết, trong cơ học Newton, thời gian là một dòng chảy

907
CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN GIẢI THOÁT – NI SƯ AYYA KHEMA

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tu sĩ trưởng lão, tên là Bahia. Là người đã tu nhiều năm, cũng được bao người kính trọng, vị tu sĩ

1,083
HƯỚNG DẪN VÀO THIỀN ĐỊNH SHAMATHA - Việt Dịch: Thanh Liên

Dẫn nhậpThiền giả quá hăm hở khi nắm bắt những giáo huấn thiền định đúng đắn có thể bị cuốn hút khiến lướt vội qua những đề mục về lòng sùng mộ,

11,748
LÝ THUYẾT HỢP NHẤT CỦA CÁC ĐIỂM PHÓNG CHIẾU VỊ và DANH TỪ (A unified Theory of Verbal and Nominal Projections)

Như vậy thì, cách đếm, sẽ là nền tảng dẫn ta đi đến cách đánh vần hay đếm từng chữ, kế đến là hình vị và rồi hình thái âm vị như

842
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc