KINH « TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY »
(ADITTAPARIYAYA-SUTTA)
Hoang Phong
Dưới đây là một bản kinh ngắn trích từ "Tương ứng bộ kinh" trong "Luật Tạng" mang tên là Adittapariyaya-sutta (Samyutta-nikkaya IV, 19-20; cf. Vinaya-pitaka,1, 36-37). Tiếng Phạn Aditta-pariyaya có nghĩa là Tất cả đều bị thiêu đốt hay bốc cháy. Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người. Năm thứ cấu hợp ấy thường xuyên bốc cháy và không còn lại gì cả, tuy nhiên sự bốc bốc cháy ấy cũng tượng trưng cho nguyên nhân sâu xa nhất của mọi khổ đau mà mỗi con người phải gánh chịu.
Tuy nhiên sự vận hành chung của ngũ uẩn cũng đã tạo ra sự sống cho mỗi cá thể con người trong thế giới ta bà, và sự sống ấy biểu hiện cho một ý chí hay một sức mạnh nào đó. Mỗi con người đều có thể sử dụng ý chí ấy hay sức mạnh ấy để thực hiện những tham vọng cũng như những đòi hỏi bản năng của chính mình, nhưng mặt khác cũng có thể hướng chúng vào một lý tưởng cao đẹp hơn để mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự hiện hữu của chính mình.
Bản kinh này được dịch để tưởng nhớ đến một vị Bồ tát vì Đạo Pháp đã tự thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963. Năm thứ ngũ uẩn tạm thời kết hợp để tạo ra thân xác và tâm thức của vị Bồ tát ấy đã bốc cháy gần nửa thế kỷ nay và không còn lại gì cả. Tuy nhiên hình ảnh ấy, hình ảnh của một vị Bồ tát ngồi im trong lửa đỏ và gục xuống ở một ngã tư đường vẫn còn lưu lại trong tâm hồn của mỗi người trong chúng ta.
Bản tiếng Việt dưới đây được dịch căn cứ vào bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna trong quyển Sermons du Bouddha (Các bài thuyết giáo của Đức Phật), nhà xuất bản Cerf, 1988, Paris.
Một lần, Đức Thế Tôn đang ở tại Tượng Đầu Sơn (Gayasisa), gần Giác Thành (Gaya) cùng với một ngàn đệ tử.
Đức Thế Tôn thuyết giảng cho các đệ tử như sau :
"Này các tỳ kheo, tất cả đều bốc cháy. Và những gì đang bốc cháy như thế ? Mắt đang bốc cháy. Các hình tướng vật chất đang bốc cháy. Tri thức thị giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa mắt và các hình tướng vật chất đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vật chất, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấy vẫn đang bốc cháy. Này các tỳ kheo, vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng."Này các tỳ kheo, tai đang bốc cháy. Âm thanh do tai tiếp nhận đang bốc cháy. Tri thức thính giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc với những gì do tai tiếp nhận được đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh từ sự tiếp xúc với những gì tai tiếp nhận được đang bốc cháy, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.
"Này các tỳ kheo, mũi đang bốc cháy. Mùi đang bốc cháy. Tri thức khứu giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa mũi và mùi đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì do mũi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.
"Này các tỳ kheo, lưỡi đang bốc cháy. Vị đang bốc cháy. Tri thức vị giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa lưỡi và vị đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì lưỡi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.
"Này các tỳ kheo, thân xác đang bốc cháy. Các vật thể sờ mó được đang bốc cháy. Tri thức xúc giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa thân xác và các vật thể sờ mó được đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì do thân xác tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.
"Này các tỳ kheo, Tư duy đang bốc cháy. Các vật thể tâm thần đang bốc cháy. Tri thức tâm thần đang bốc cháy. Sự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì tư duy tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.
"Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ theo phương cách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ phải kinh tởm mắt, kinh tởm những hình tướng vật chất, kinh tởm tri thức thị giác, kinh tởm sự tiếp xúc của mắt với những hình tướng vật chất, kinh tởm cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vật chất, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.
Đức Phật tiếp tục trình bày như trên đây đối với tai, âm thanh, tri thức thính giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; mũi, mùi, tri thức khứu giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; lưỡi, vị, tri thức về vị giác sự tiếp xúc và cảm giác ; thân xác, các vật thể sờ mó được, tri thức xúc giác, sự tiếp xúc và cảm giác. Đức Phật lại tiếp tục thuyết giảng như sau :
"Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ bằng phương cách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ kinh tởm tư duy, kinh tởm các vật thể tâm thần, kinh tởm tri thức tâm thần, kinh tởm sự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần, kinh tởm giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc với các vật thể tâm thần ; dù cho đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy."Khi một đệ tử sáng suốt biết kinh tởm những thứ ấy, thì người ấy sẽ không còn thèm khát nữa và khi được giải thoát thì sự hiểu biết sẽ hiện ra : "Đây chính là sự Giải thoát", và người ấy sẽ hiểu rằng : "Mọi sự tái sinh đều bị hủy diệt, con Đường Đạo hạnh tinh khiết được hoàn tất, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ thứ gì lưu lại để chờ đợi một sự thực hiện nào nữa".
Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trên đây. Sau khi được nghe những lời thuyết giảng của Đấng Thế Tôn, các tỳ kheo đều vui sướng và hân hoan. Trong khi Ngài thuyết giảng thì tất cả mọi ô nhiễm trong tư duy của một ngàn đệ tử đều được hoàn toàn tẩy xóa.
Bures-Sur-Yvette, 29.5.10 Hoang Phong
NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA CÁC BẠNCác giáo lý Dzogchen tiệt trừ ngay cả những che chướng vi tế nhất ngăn trở ta trong việc chứng ngộ Phật tánh. Đó là các
Alexandxer Berzin, Singapore 10 tháng Tám, 1988Trích đoạn đã được duyệt lại từ:Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.Glimpse of Reality.Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999. Hỏi: Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm
TÂM LÝ HỌC VỀ NIỆM PHẬTTiếp theo, hãy cùng xem xét tại sao chúng ta có thể chứng ngộ kinh nghiệm tỉnh thức khi chúng ta niệm Phật, khi chúng ta niệm
CHỈ MỘT CÁI THƯỜNG HẰNG: SỰ VÔ THƯỜNGNhư những vì sao, sương mù và ngọn lửa,Những ảo ảnh, hạt sương và bong bóng nước, Như những giấc mộng, tia chớp và những
Ở mỗi phút giây, chúng ta có thể lựa chọn bị cuốn theo dòng niệm tưởng củng cố sự nhận thức rằng chúng ta là yếu đuối và giới hạn, hoặc chúng ta có thể
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt