Bài Viết (701)


PHẨM THẾ GIAN (LOKAVAGGA) - Kinh Pháp Cú

536

Chớ theo pháp hạ liệt,
Chớ sống mặc, buông lung,
Chớ tin theo tà kiến,
Chớ tăng trưởng tục trần _167

Nỗ lực, chớ phóng dật,
Hãy sống theo chánh hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc,
Cả đời này, đời sau _168

Hãy khéo tu sống chánh hạnh,
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc,
Cả đời này, đời sau _169

Hãy nhìn như bọt nước,
Hãy nhìn như cảnh huyễn!
Quán nhìn đời như vậy,
Thần chết không bắt gặp _170

Hãy đến nhìn đời này,
Như xe vua lộng lẫy,
Người ngu mới tham đắm,
Kẻ trí nào đắm say _171

Ai sống trước buông lung,
Sau sống không phóng dật,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che _172

Ai dùng các hạnh lành,
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che _173

Đời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng;
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới _174

Như chim thiên nga bay,
Thần thông liệng giữa trời;
Chiến thắng ma, ma quân,
Kẻ trí thoát đời này _175

Ai vi phạm một pháp,
Ai nói lời vọng ngữ,
Ai bác bỏ đời sau,
Không ác nào không làm _176

Keo kiết không sanh thiên,
Kẻ ngu ghét bố thí;
Người trí thích bố thí,
Đời sau được hưởng lạc _177

Hơn thống lãnh cõi đất,
Hơn được sanh cõi trời,
Hơn chủ trì vũ trụ,
Quả Dự lưu tối thắng _178

536

Phật giáo và tự do tư tưởng - Tác giả: HT. Dhammananda; Thích Quảng Bảo dịch

Thông thường, người ta cố gắng giới thiệu những quan điểm và niềm tin, và sự thực hành tôn giáo của họ bằng cách áp đặt những sự trói buộc mang bản

18,677
Lịch sử Triết học Ấn Độ - Surendranath Dasgupta

PHỆ-ĐÀ, BÀ-LA-MÔN VÀ NỀN TRIẾT HỌCTình trạng cổ xưa của Phệ-đà Phệ-đà (Veda), thánh điển của Ấn Độ, thường được xem là nền văn học viết có sớm nhất của chủng tộc

1,066
KINH NGHIỆM NGỘ - Zen Master DAISETZ TEITARO SUZUKI

CƠ DUYÊN VÀ ĐỐN NGỘTa phải nhận rằng trong Thiền có cái gì thách đố tất cả sự giải thích; cái gì ấy, không một sư nào, dầu thiện xảo thế mấy,

774
NHỮNG CHỮ VÀNG của Garab Dorje - Dza Patrul Rinpoche Bình Giảng

I_ Đưa Vào Trực TiếpPhần một xem xét điểm thiết yếu thứ nhất, cái thấy hiểu được tượng trưng bằng đạo sư Longchenpa, tương ứng với tuyên bố thứ nhất của Garab

921
PHẬT ÂN RỘNG LỚN - ẤN QUANG ĐẠI SƯ (Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông Trung Hoa)

Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê

909
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc