Tin Tức (680)


Sự nghi ngờ cần thiết - Ani Tenzin Palmo

1,824

Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng xấu hổ, đến mức coi nó như kẻ thù. Người ta cảm thấy rằng nếu họ nghi ngờ, điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận giáo lý, trong khi lẽ ra họ nên có một niềm tin không thắc mắc. Hiện nay, trong một số tôn giáo, niềm tin không truy vấn- tin một cách mù quáng- vẫn được coi là phẩm chất cần có của người tín đồ. Thế nhưng giáo pháp Phật đà không đòi hỏi điều đó. Khi nhắc tới giáo pháp, Đức Phật chỉ nói, “hãy đến để mà thấy” hoặc”hãy đến để khám phá sự thật” ; Ngài không hề nói “hãy đến để mà tin”. Một tâm thức rộng mở và biết đặt nghi vấn hoàn toàn không bị coi là trở ngại đối với những người tin tưởng vào Phật pháp. Tuy nhiên, một tâm thức cho rằng: “Điều này không nằm trong cái khung nhận thức của tôi, vì thế tôi không tin” thì lại là một tâm thức khép kín, và chính một thái độ như thế mới là điều bất lợi lớn cho những ai có khát vọng theo đuổi bất kỳ một con đường tâm linh nào. Ngược lại, một tâm hồn rộng mở, luôn đặt câu hỏi và không chấp nhận sự việc chỉ vì điều đó đã được nói ra, thì lại không gặp chút khó khăn nào.

Một bản kinh nổi tiếng có nói về một nhóm dân làng đến thăm Đức Phật. Họ thưa với Ngài, “Nhiều bậc thầy đã đi qua đây. Mỗi vị đều có một học thuyết riêng. Mỗi vị đều tuyên bố rằng triết lý và sự tu tập của vị ấy là chân lý, nhưng tất cả những vị ấy đều chống đối nhau. Nay chúng con thật sự hoang mang. Chúng con nên làm thế nào”. Phải chăng câu chuyện đó nghe rất hiện đại? Nhưng đó đã là chuyện của hai mươi lăm thế kỷ trước. Cũng cùng những vấn đề. Đức Phật đã trả lời, “Qúy vị có quyền hoang mang. Đó là một tình thế gây hoang mang. Đừng nênSự nghi ngờ cần thiết tin vào bất kỳ điều gì chỉ vì điều đó đã được chuyển giao theo truyền thống, hoặc vì các bậc thầy của quý vị nói như thế, hoặc vì các bậc tôn trưởng của quý vị đã dạy như vậy cho quý vị, hoặc vì đã được viết ra trong những kinh văn nổi tiếng. Khi nào quý vị tự thấy biết và tự trải nghiệm điều đó là đúng, là chân thật, bấy giờ quý vị có thể chấp nhận nó”.

Lúc ấy, lời khuyên đó quả là một phát biểu mang tính chất cách mạng, vì hiển nhiên Đức Phật cũng nói như thế đối với chính giáo pháp của Ngài. Xuyên xuốt bao thời đại, người ta biết rằng giáo pháp của Đức Phật có ở đó để được khám phá và được trải nghiệm bởi từng cá nhân. Cho nên người ta không cần phải ngại ngần khi có sự nghi ngờ. Thật vậy, Stephen Batchelor, một tác giả viết nhiều tác phẩm về Phật giáo, đã cho xuất bản một quyển sách có tựa đề là Niềm tin cho sự nghi ngờ ( The Faith to Doubt). Chúng ta đặt câu hỏi là đúng. Nhưng chúng ta cần đặt nghi vấn với một trái tim rộng mở và một tâm thức rộng mở, chứ đừng có quan điểm cho rằng điều gì phù hợp với những ý niệm mà ta đã nhận biết trước mới là đúng, còn bất kỳ điều gì trái ngược với những ý niệm ấy thì đương nhiên là sai. Thái độ sau thì giống trường hợp ‘ cái giường của Procustes’. Ta có một cái khuôn định sẵn thích hợp, và bát kỳ điều gì ta tình cờ gặp phải điều hoặc bị kéo dài ra hoặc bị cắt ngắn đi cho phù hợp với cái khuôn ấy. Điều đó chỉ làm méo mó mọi vật và cản trở việc học tập.

Nếu tình cờ chúng ta gặp phải những điều nào đó mà chúng ta cảm thấy khó chấp nhận được ngay cả khi chúng ta đã điều tra tìm hiểu một cách thật cẩn thận, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ một giáo pháp chứa đựng những điều đó cần được vứt bỏ. Ngay cả giờ đây, sau bao nhiêu năm học hỏi, tôi vẫn thấy trong giáo lý của người Tây Tạng có những điều mà tôi chưa hoàn toàn dám chắc. Tôi thường tìm đến vị Lạt- ma của mình và tham vấn ngài về những điều như thế, và ngài thường nó, “Điều đó cũng tốt. Hiển nhiên, cô chưa thực sự có một mối liên kết với học thuyết đặc biệt ấy. Điều đó chẳng phải là vấn đề. Chỉ cần gạt nó qua một bên. Đừng nói, “Ồ không, điều đó không đúng”. Mà hãy nói  “Tại lúc này, tâm thức tôi chưa lắm bắt được điều đó”. Về sau, có thể cô đánh giá đúng điều đó, mà cũng có thể cô sẽ không nắm bắt được nó. Điều đó không quan trọng”.

Khi chúng ta gặp phải một ý niệm mà chúng ta thấy khó chấp nhận, đặc biệt, nếu đó là một điều có tính cách thiết yếu đối với giáo lý, thì điều đầu tiên mà chúng ta nên làm là hãy tìm hiểu kỹ vấn đề ấy với một tâm thức không định kiến. Ta nên đọc bất kỳ điều gì có thể đọc liên quan đến vấn đề đó, không chỉ từ quan điểm của giáo pháp nhà Phật, mà nếu có nhiều cách khác nhau để tiếp cận vấn đề ấy, chúng ta cũng cần phải đọc cả những tài liệu ấy nữa. Chúng ta cần phải tự hỏi vấn đề đó nối kết như thế với những phần khác của giáo lý. Chúng ta phải đưa được khả năng nhận thức của chúng ta vào đó. Cùng lúc, chúng ta nên nhận biết rằng khả năng nhận thức của chúng ta vẫn chỉ là nhận thức thế tục. Chúng ta vẫn chưa có được một tâm thức rộng khắp. Chúng ta chỉ có một cái nhìn rất hạn hẹp. Cho nên dứt khoát là vẫn có vô số những điều mà nhận thức thế tục thông thường của chúng ta chẳng thể nào nếm trải một cách trực tiếp. Mà điều đó không có nghĩa những điều ta không đủ sức nhận thức là những gì không hiện hữu.

Lại nữa, điều quan trọng là giữ được một tâm thức rộng mở. Nếu người khác có những kinh nghiệm sâu sắc hơn và tâm thức kháng đạt hơn  cho biết họ có kinh nghiệm về một điều gì đó, ít nhất, ta nên có khả năng nói,” Có thể điều đó đúng là như vậy’.Ta không nên lấy cái tâm hạn hẹp và vô minh của ta làm tiêu chuẩn. Mà chúng ta phải nhớ rằng tâm thức hạn hẹp và vô minh của ta hoàn toàn có thể được chuyển hóa.

Đó là tất cả những gì con đường hướng đến. Tâm thức của chúng ta ngày càng trở nên rộng mở hơn và khoáng đạt hơn khi chúng ta tiến bộ. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy mọi sự vật một cách rõ ràng hơn, và kết quả là mọi sự mọi vật bắt đầu vào khuôn một cách chậm chạp. Chúng ta cần phải kiên nhẫn. Chúng ta không nên trông đợi có thể hiểu được những giải thích sâu sắc của một tâm thức minh triết trong lần đầu tiên chúng ta tình cờ được gặp. Tôi tin chắc rằng chúng ta đều biết đến một số tác phẩm nào đó nói về sự minh triết mà chúng ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần năm này qua năm khác; và mỗi lần đọc lại, ta vẫn có cảm tưởng như ta mới đọc chúng lần đầu. Đó là vì tâm thức chúng ta đang mở rộng, chúng ta bắt đầu khám phá những tầng bậc ngày càng sâu hơn của ý nghĩa mà chúng ta không thể thấy được trong lần đọc trước đó. Con đường tâm linh chân thật thì cũng hệt như vậy. Nó có những tầng bậc của ý nghĩa, và chúng ta chỉ có thể hiểu những khái niệm của các tầng bậc tiếp cận được bởi trình độ tâm thức hiện tại của ta.

Tôi nghĩ rằng mỗi người đều có những điểm vướng mắc khác nhau. Tôi biết có những điều mà một số người thấy là hết sức khó nắm bắt nhưng lại  quá sức giản dị đối với tôi. Tôi đã tin rất nhiều điều trong giáo pháp trước khi tôi đến với Phật pháp. Ngược lại, có những điều hết sức khó khăn đối với tôi, thì những người khác lại thấy quá dễ để hiểu và chấp nhận. Tất cả chúng ta đều đến từ những nền giáo dục khác nhau, và như thế, mỗi người chúng ta đều có những vấn đề riêng của mình. Nhưng điều quan trọng là nhận biết những vấn đề đó không phải là chuyện lớn lao. Đó chẳng là vấn đề gì cả. Việc nghi ngờ và truy vấn của chúng ta thúc đẩy chúng ta đi tới và giữ cho chúng ta luôn cảnh giác về mặt tri thức.

Đã có những lúc mà toàn thể đời sống tâm linh của tôi được đặt dưới một dấu hỏi to lớn. Nhưng thay vì bỏ qua những câu hỏi ấy, tôi đã đưa từng vấn đề một ra để truy vấn và khảo sát cặn kẽ. Khi tôi đã vượt qua được, tôi nhận ra rằng đơn giản đó không phải là vấn đề. Chúng ta có thể hoàn toàn hạnh phúc với một dấu hỏi. Cuối cùng, nó chẳng là vấn đề gì cả, miễn là chúng ta đừng củng cố nó hoặc đặt toàn thể cuộc sống của ta vào cái cảm giác bị đe dọa bởi nó. Chúng ta cần phát triển sự tự tin vào  những phẩm chất nội tại đó có thể mang lại hoa trái. Tất cả chúng ta đều có Phật tính. Chúng ta có tất cả những phẩm chất cần thiết cho việc đi theo con đường đạo. Nếu chúng ta không tin điều đó, sẽ rất khó để chúng ta dấn thân vì chúng ta không có nền tảng để từ đó đi tới. Điều đó hết sức giản dị. Phật pháp không dựa trên giáo điều.

Thế nhưng tại sao việc tin rằng chúng ta có Phật tính lại khó khăn như vậy đối với chúng ta? Căn bản là vì trạng thái tâm thức của chúng ta, vì chúng ta thiếu kiến thức về việc ta là ai và vai trò của chúng ta là gì trong cuộc sống này. Vì chúng ta không biết chúng ta là ai, chúng ta cảm thấy xa cách với những người khác. Đó chính là cái cảm giác về ‘ ngã’, cảm giác ấy tạo nên cho tất cả chúng ta những sợ hãi, giận dữ, bám víu, ghen tức,và bất an. Nhưng Đức Phật bảo rằng sự việc không bị buộc phải như vậy. Bản chất vốn có của chúng ta là thanh tịnh. Tất cả những gì chúng ta phải làm là phát hiện lại rằng ta thực sự là ai, và rằng đạo có mục đích gì. Điều đó rất đơn giản. Điều đó không dựa trên tín ngưỡng, mà thực ra dựa trên những kinh nghiệm, và kinh nghiệm dẫn tới nhận thức. Vấn đề không phải là học những gì các vị Lạt-ma giảng, hoặc những gì mà truyền thống có nói đến, rồi tin rằng điều đó sẽ cứu rỗi chúng ta. Con đường đạo không hề cứu rỗi chúng ta. Tất nhiên, chúng ta cần phải biết Đức Phật đã nói những gì. Chúng ta cần biết các bậc thầy ngày xưa đã nói những gì, vì các ngài đã đi trước ta và đã để lại cho chúng ta những tấm bản đồ để chúng ta có thể lần theo. Điều đó cũng hơi giống như là đọc một tập du ký. Chúng ta có thể đọc một tập du ký và có cảm tưởng là chúng ta đã có mặt ở nơi mà tập du ký nói đến,, nhưng thật sự, chúng ta chưa bao giờ ở đó. Những điều đó chỉ là kinh nghiệm du hành của một ai khác. Vì khi ta đi tới đó, ta sẽ có những kinh nghiệm riêng của ta. Theo con đường đạo là để có những trải nghiệm về con đường ấy cho chính mình. Trải nghiệm ấy không dựa trên những gì mà người khác mô tả. Nó không dựa trên một niềm tin mù quáng. Tất nhiên, chúng ta cần một mức độ tin nào đó để mua một chiếc vé và bắt đầu cuộc hành trình của chính mình. Chúng ta tin xứ sở đó hiện hữu và đó là một nơi đáng mến . Nhưng vượt qua chuyện đó, điều quan trọng là lên đường. Và vì ta đi, ta có thể tự nhủ: “Vâng đấy đúng là con đường mà những người đi trước đã mô tả. Đúng thế. Con đường trông giống như vậy”.

Chú thích của người dịch:

1.Theo nội dung kinh Kalama, chương Ba Pháp, Tăng Chi Bộ.

2.Theo thần thoại Hy lạp, Prosecutes có một chiếc giường sắt, dành cho khách đến ngủ qua đêm. Người nào thấp quá, ngắn hơn chiếc giường, ông ta kéo cho họ dài ra; người nào cao quá, dài hơn chiếc giường, ông ta cắt bớt chân của họ, cho vừa khít với chiếc giường. ’Chiếc giường của Prosecutes’ được người phương Tây dùng để chỉ một tiêu chuẩn tùy tiện độc đoán đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối.

Về tác giả: Ani Tenzin Palmo là người phụ nữ phương Tây đầu tiên đã xuất gia để trở thành một vị Ni theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng và trở nên nổi tiếng vì đã trải qua suốt 12 năm ẩn tu trong một hang động trên núi Himalaya,  một nơi có cao độ khoảng 4.000m so với mực nước biển.Bà là người Anh, sinh tại Luân Đôn, là nhân vật được nhắc tới trong cuốn sách Cave in the Snow của Vicki MaKenzie, đã được dịch ra tiếng Việt dưới tựa đề Trong động Tuyết Sơn (dịch giả Thích n ữMinh Tâm) hay Ẩn tu nơi núi Tuyết ( dịch giả Trịnh Đức Vinh).

Nguồn: Reflections on a Mountain Lakem Snow Lion Pubications.

Khánh Uyên chuyễn ngữ

Theo: Tạp chí VHPG 119

1,824

Nhu cầu về sự An bình và lòng Lân mẫn

Nhu cầu về sự An bình và lòng Lân mẫn(Trích: Để Sống Đời Sống Có Ý Nghĩa)Dalai LamaNguyên Hảo dịchTôi thường đi nhiều nơi trên thế giới, và mỗi khi tôi nói

16,497
SÓNG TỨC ĐẠI DƯƠNG

Hồi nãy mình đã nói cái gì? Niệm. Bây giờ đối xử với niệm làm sao? Niệm phải hông? Theo thầy niệm là những làn sóng nó khởi lên trên đại dương

638
HỎI ĐÁP VỀ CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC NƠI GƯƠNG TÂM

_Bây giờ có vị nào hỏi gì thì cứ hỏi đi, rồi thầy trả lời._Thưa thầy con hỏi về định nghĩa Chánh niệm tỉnh giác, Chánh niệm tỉnh giác là chú tâm

617
Giáo sư Harvard tiết lộ những điều triết gia Trung Hoa dạy về một cuộc sống tốt đẹp - Puett

Hãy ngừng “khám phá bản thân”: Giáo sư Harvard tiết lộ những điều triết gia Trung Hoa dạy chúng ta về một cuộc sống tốt đẹpNgày nay, không khó để quan sát dòng

734
LÀM TƯƠI TRẺ LẠI

Giống như thân bạn, tâm bạn cũng mệt mỏi, thế nên hãy làm tươi mới nó bằng những lời minh triết._Hazrat Ali_🌟 Hãy thư giản. Hãy làm mới lại. Hãy "Xạc" năng

835
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,326
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,742
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,655
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,423
Chùa Việt
Sách Đọc