Tin Tức (680)


TÁNH GIÁC

882

Làm sao mình học pháp mà mình có thể ứng dụng vào đời sống tu tập hằng ngày?

Thầy nói vậy đó, trong khóa tu 24 tiếng là mình nói chánh niệm tỉnh giác, nhưng mục đích của thầy không bao giờ chỉ chánh niệm tỉnh giác, mục đích của thầy là làm sao thấy được cái nền tảng của chánh niệm tỉnh giác là cái gì? Thầy nhắc đi nhắc lại cái đó nhiều lắm, phải hông? Nền tảng của chánh niệm tỉnh giác chính là Tánh Giác, cái này thầy nói rất rõ ràng mà thầy thấy hình như là mấy anh em tham dự đó không chú ý. Ngay từ cái buổi đầu tiên thầy vẫn nói vậy đó, là chánh niệm tỉnh giác chính là Tánh Giác. Sóng chính là nước, cái chánh niệm tỉnh giác, tạm thời mình khởi lên, rồi chút nữa nó quên nó chìm đâu mất, cái nền tảng của chánh niệm tỉnh giác có sanh có diệt đó là cái gì?
Chớ đâu phải chánh niệm tỉnh giác chỉ là vậy thôi. Nền tảng của chánh niệm tỉnh giác: chánh niệm tỉnh giác thầy lấy ở trong các kinh, các kinh hay nói chánh niệm tỉnh giác lắm, nhưng mà nói rõ tính thường trụ của chánh niệm tỉnh giác là gì?
Nhờ có cái nền tảng thường trụ của chánh niệm tỉnh giác đó đó, thì mới có cái chánh niệm tỉnh giác được, cũng như một tư tưởng khởi lên, loạn tâm hay thiện tâm, hay cái tâm gì đó. Tâm niệm nó khởi lên thì nó phải khởi lên từ cái nền tảng nào đó, và rõ được cái nền tảng đó, anh làm chủ được cái nền tảng đó, anh mới ứng dụng được. Cũng giống như ông Sơn, ông hỏi ứng dụng như thế nào?
Thật sự ra, anh lấy cái gì anh ứng dụng? Không phải lấy cái chánh niệm tỉnh giác ứng dụng đâu. Chính là đi lần lần, lấy cái nền tảng của chánh niệm tỉnh giác ứng dụng ra, cho tới khi anh thuần thục.
Lấy cái gì để ứng dụng, phải hông? Lấy chì kẽm mà làm, thì nó ra chì kẽm thôi. Còn lấy vàng ứng dụng làm ra, thì nó mới ra vàng được. Thành ra cái nền tảng nó mới quan trọng.
Đó, thì mình đi tìm cái nền tảng của ứng dụng đó. Thí dụ như mình khởi một niệm lên, thì mình đi tìm nền tảng của cái chỗ khởi niệm này là cái gì? Từ đâu mà ra cái này? Thì mình sẽ đi sâu lần lần lần lần, cho tới đụng cái nền tảng, cũng như thấy một cái sóng, phải hông, nó từ đâu tới? Nó phải từ biển khởi lên thôi, đơn giản vậy.
Đi tìm cái nền tảng của từng sự vật một, ví dụ như bây giờ thấy ông Trọng chẳng hạn, nếu như mình mà tha thiết mình muốn tìm cầu, thì cái thấy này, cái thấy ông Trọng này, nó từ đâu nó khởi lên, phải hông? Cái chuyện thấy ông Trọng cũng bề ngoài, cũng vô thường. Chút nữa ông đi đâu mất thì thấy ông khác thế vào đó, nhưng mà cái thấy ông này ông nọ, cái thấy hình tướng này tướng nọ, nó khởi lên, ở đâu mà có, từ đâu ra?
Thì nó phải từ một cái nền tảng nào đó, mình ứng dụng là mình phải biết được cái nền tảng đó, và khi mình biết được cái nền tảng đó thì mình nói theo như ngài Lâm Tế là: “Toàn thể tác dụng”. Chớ không phải là chỉ ứng dụng chơi chơi.
Vì cái đó là cái toàn thể, cho nên “Toàn thể tác dụng”!

Tánh Hải Kính ghi

882

Những lời nổi tiếng của Lý Quang Diệu*

Tôi không tiếc nuối gì. Tôi đã tiêu dùng cuộc đời tôi, rất nhiều, để tạo dựng quốc gia này. Tôi không cần làm cái gì nữa.Vào lúc ngày chấm dứt, tôi

825
Quan Niệm Bổ Trong Đông Y

Quan Niệm Bổ Trong Đông YTheo quan điểm tây y, có bốn nhóm dinh dưỡng cơ bản giúp cơ thể con người bồi bổ cho sức khỏe gồm nước, chất đường (carbo-hydrates),

13,671
Tôn sư Khangser Rinpoche thăm thiền đường Phúc Thanh

Tôn sư Khangser Rinpoche thăm thiền đường Phúc ThanhSáng nay, ngày 5/1/2012, tại Thiền đường Thanh chân đã diễn ra buổi đón tiếp trang trọng Tôn sư Khangser Rinpoche và các thiền

21,197
Chùa Ngọc Hải - Long Hải, Long Điền - Bà Rịa, Vũng Tàu

Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn

4,384
Những Đức tính của Nhân cách Trần nhân Tông

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH TRẦN NHÂN TÔNG Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là một nhà kinh bang tế thế vừa là một vị Tổ đã sáng lập dòng Thiền Trúc

15,878
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,287
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,718
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,628
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,396
Chùa Việt
Sách Đọc