GIẢI THÍCH: PHẨM THỪA THỪA THỨ 16
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Thừa Đại Thừa thứ 14)
KINH: Bấy giờ Tuệ mạng Xá-lợi-phất hỏi Phú-lâu-na: Sao gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn (Đại thừa)?
Phú-lâu-na đáp Xá-lợi-phất rằng: Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật cưỡi Thí ba-la-mật, cũng chẳng có được Thí ba-la-mật, cũng chẳng có được Bồ-tát, cũng chẳng có được người thọ nhận, vì dùng vô sở đắc (làm phương tiện - ND); ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi Thí ba-la-mật. Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật cưỡi Giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, cưỡi Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng có được Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng có được Bồ-tát, vì dùng vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy, Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn là nhất tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, tu bốn niệm xứ, vì pháp hoại (pháp bất khả đắc - ND), cho đến nhất tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tu mười tám pháp không chung, vì pháp hoại ấy cũng không thể có được. Như vậy, Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ rằng: Bồ-tát chỉ có danh tự, vì chúng sinh không thể có được, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ rằng: sắc chỉ có danh tự, vì sắc không thể có được; thọ, tưởng hành, thức chỉ có danh tự, vì thức không thể có được. Mắt chỉ có danh tự, vì mắt không thể có được; cho đến ý cũng như vậy. Bốn niệm xứ chỉ có danh tự, vì bốn niệm xứ không thể có được; cho đến tám Thánh đạo phần chỉ có danh tự, vì tám Thánh đạo phần không thể có được. Nội không chỉ có danh tự, vì nội không không thể có được; cho đến vô pháp hữu pháp không chỉ có danh tự, vì vô pháp hữu pháp không không thể có được; cho đến mười tám pháp không chung chỉ có danh tự, vì mười tám pháp không chung không thể có được. Các pháp như như chỉ có danh tự, vì như như không thể có được. Pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, chỉ có danh tự, vì thật tế không thể có được.
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và Phật chỉ có danh tự, vì Phật không thể có được.
Xá-lợi-phất! Như vậy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm đến nay đầy đủ Bồ-tát thần thông, thành tựu chúng sinh, từ một nước Phật đến một nước Phật cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán các đức Phật, theo các đức Phật nghe, lãnh thọ giáo pháp, gọi là Bồ-tát cưỡi xe lớn. Bồ-tát cưỡi xe lớn, từ một nước Phật đến một nước Phật thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sinh, ban đầu không có tưởng Phật độ, cũng không có tưởng chúng sinh, người này trụ trong pháp bất nhị, vì chúng sinh thọ thân, tùy chỗ ứng hợp của chúng sinh mà tự biến hiện thân để giáo hóa họ; cho đến khi được Trí nhất thiết, không bao giờ lìa xe Bồ-tát (Bồ-tát thừa). Bồ-tát ấy được Trí nhất thiết chủng rồi, chuyển pháp luân mà hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật, trời, rồng, quỉ, thần, A-tu-la, nhân dân thế gian không thể chuyển được. Bấy giờ, chư Phật như số cát sông Hằng ở mười phương đều hoan hỷ xưng danh tán thán rằng: Phương ấy, nước ấy, Bồ-tát ma-ha-tát ấy cưỡi xe lớn, được Trí nhất thiết chủng, Chuyển Pháp luân.
Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát cưỡi xe lớn.
LUẬN: Phú-lâu-na lấy ba việc thuyết minh nghĩa Ma-ha-tát:[1] Trên kia đã nói hai việc,[2] nay hỏi việc thứ ba là việc cưỡi xe lớn (thừa đại thừa).
Phú-lâu-na đáp: Có người nói, Bồ-tát chỉ bố thí tài vật trong ngồi, mà không phá được tướng ta, tôi; ấy gọi là đại trang nghiêm.[3] Nếu phá được tướng ta, tôi, nhập vào chúng sinh không, chưa nhập vào pháp không, ấy gọi là Đại Trang Nghiêm.[4] Nhân chúng sinh không mà vào pháp không, tu hành Thí ba-la-mật, không thấy ba việc là người cho, người nhận, và tài vật, được như vậy gọi là cưỡi xe lớn; các Ba-la-mật khác cũng như vậy. Bồ-tát ấy dùng tâm không tạp loạn, lìa các phiền não và tâm nhị thừa, vì Trí nhất thiết chủng[5] mà tu bốn niệm xứ, tu cũng không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh; ấy gọi là cưỡi xe lớn; cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát biết hết thảy pháp chỉ là giả danh tự, nơi trong danh tự hòa hợp lại có danh tự, hết thảy thế gian hoặc xuất thế gian đều là giả danh, ấy gọi là cưỡi xe lớn.
* Lại nữa, Bồ-tát phát tâm đại trang nghiêm, đầy đủ thần thông của Bồ-tát. Vì đầy đủ thần thông của Bồ-tát nên thành tựu chúng sinh, từ một nước Phật đến một nước Phật. Các nước trải qua, mưa hoa sen bảy báu, cúng dường chư Phật, đưa chúng sinh ra khỏi ba đường ác, biến ra vô số thân, mỗi mỗi đến trước chư Phật, nghe lãnh pháp hóa Đại thừa. Từ
[1] Đại trí độ luận, quyển 45, Phẩm Ph-lu-na thứ 15, tr. 385c6-9: Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử nói: Bồ-tát đại trang nghiêm là Bồ-tát phát tâm thú hướng Đại thừa, Bồ-tát ấy cưỡi xe lớn (Đại thừa) nên Bồ-tát ấy gọi là Ma-ha-táT.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 45.
[3] Đại trí độ luận, quyển 45, tr. 387b14-20:Hỏi: Sao gọi là đại trang nghiêm? Đáp: Vì độ chúng sinh, vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên thực hành các công đức phước thiện, lược nói là thực hành sáu Ba-la-mật, như Phú-lâu-na thứ lớp nói. Nếu Bồ-tát vì hết thảy trí tuệ nên thực hành Thí ba-la-mật, phước đức ấy chung cho hết thảy chúng sinh. Chung nghĩa là phước đức bố thí ta và chúng sinh chung hưởng, ta lấy đó hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
[4] Đại trí độ luận, quyển 45, Phẩm Phú-lâu-na thứ 15, tr. 389a5-11:Sáu Ba-la-mật hòa hợp nên gọi là phát tâm thú hướng Đại thừa. Bốn tâm vô lượng phát sinh sáu Ba-la-mật, trong đây Phú-lâu-na tự nói nhân duyên ấy. Hỏi: Làm thế nào tu hết thảy bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung? Đáp: Có hai thứ là tín hành tánh và pháp hành tánh. Tín hành tánh thì quán vô thường, khổ; hoặc chỉ quán vô thường, hoặc chỉ quán khổ. Pháp hành tánh thì quán không, vô ngã, hoặc chỉ quán không, hoặc chỉ quán vô ngã. Bồ-tát vì độ chúng sinh nên hết thảy pháp môn đều tu đều học.
đức ấy chung cho hết thảy chúng sinh. Chung nghĩa là phước đức bố thí ta và chúng sinh chung hưởng, ta lấy đó hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
.
[5] Đại trí độ luận, quyển 11, chương 17: Đàn ba-la-mật, tr. 139c8-10: : Từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi dưới cội Đạo thọ, những trí tuệ có được ở khoảng trung gian đó, gọi là Bát-nhã Ba-la-mậT. Đến khi thành Phật, thì Bát-nhã Ba-la-mật ấy đổi lại gọi là Tát-bà-nhã.”