Một người bình thường tin rằng thế giới đang hiển bày là có thực và trạng thái trong mơ là không thực, trong khi chư Phật đều xem cõi Ta Bà là huyễn mộng như một giấc mơ. Chư Phật dạy rằng trong thân trung ấm sau khi chết, chúng ta sẽ nhận thấy các hình tướng huyễn hoặc, rằng ba cõi thấp là một ảo ảnh vân vân. Do đó, người ta có thể nghĩ rằng ‘Nếu chỉ như một giấc mơ không thực thì sẽ không thể nào tệ đến như vậy được’. Đây là một nhận thức khá sai lầm. Tuy rằng bản chất là huyễn mộng, nhưng chừng nào mà giấc mộng còn kéo dài thì chừng đó giấc mơ sẽ được trải nghiệm như một thực tế. Kiếp sống này như một giấc mơ nhưng khi mà nghiệp báo của kiếp sống này chưa kết thúc thì chúng ta sẽ xem kiếp sống này là có thực và chẳng thể bừng tỉnh khỏi giấc mơ của kiếp sống này được. Chẳng hạn khi con gặp cơn ác mộng thì con sẽ trải nghiệm nó như một thực tế và sẽ chẳng thể chủ động bừng tỉnh khỏi giấc mơ. Khi chúng ta chết thì chúng ta sẽ bừng tỉnh khỏi giấc mộng của cuộc đời này và nó sẽ trở thành một ký ức nhạt nhòa.
Sẽ chẳng còn gì cả và chúng ta sẽ nhanh chóng bám chấp một thực tại mới là thân trung ấm. Nếu con hiểu được rằng cuộc đời này như một giấc mơ thì con sẽ hiểu rằng tất cả các pháp chứa đựng trong đó, như là hạnh phúc, của cải, hoan lạc, đau đớn và đau khổ, là vô thường và sẽ không tồn tại lâu dài. Do đó con sẽ không bị các tình huống khác nhau làm chao đảo như vậy. Con sẽ duy trì được sự tập trung, không để hoan lạc lôi kéo đi và sẽ không bị chi phối nhiều bởi các hoàn cảnh khó khăn.
Cuộc đời chúng ta như cái đèn dầu. Dầu là nghiệp và lửa là cuộc đời này. Còn dầu thì còn lửa. Cuộc đời của chúng ta kết thúc khi nghiệp kết thúc. Và chúng ta sẽ tiếp tục tiến hóa dưới sự chi phối của các hạt giống nghiệp đã gieo trong giòng tâm thức của chúng ta.
Trích :"NHỮNG LỜI KHAI THỊ TỪ BẬC TÔN QUÝ" TÔN SƯ KONCHOG GYALTSEN, GARCHEN RINPOCHE ĐỜI THỨ 8 - Trung tâm Drikung Dharma Surya biên tập 2013
Như Vương Tử sơ sanh, thời được tất cả quan đều tôn trọng, vì là dòng Vua tự tại. Cũng vậy, đại Bồ tát ở trong Phật pháp phát Bồ đề tâm
Tánh KhôngTsongkapa nói rằng chỉ có Phật pháp là lối vào cho những người muốn giải thoát khỏi vòng sanh tử và trong Phật giáo chỉ qua việc hiểu thấu sự trình
Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình
Những lý do thực hành thiền quán[175] Khi thực hành thiền chỉ tâm ta trở nên thư giản, an bình, và mê lầm giảm đi. Tuy nhiên cần đi xa hơn và
Này ông, tâm không khổVới người không kỳ vọngMọi sợ hãi không cònVới người kiết sử đoạnNhờ đoạn nhân sanh hữuPháp được thấy như thật Ðối chết, không sợ hãiNhờ gánh nặng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt