Tin Tức (680)


CHỮ PHI VÀ ĐẠO PHẬT TẠO CHO CHÚNG TA NHU CẦU GIẢI THOÁT

632

Kinh Kim Cương mình đừng học chi cho nhiều, chỉ học một chữ thôi. Thí dụ như chữ Phi là chẳng phải; cứ niệm tới niệm lui một chữ chẳng phải đó thôi. Mấy vị Thiền sư ngày xưa cũng chẳng phải đó thôi; thân này phải tôi không? Chẳng phải! Tâm suy nghĩ này phải tôi không? Chẳng phải! Tất cả mọi cái này cái nọ, đủ thứ này? Chẳng phải!

Chỉ cần chữ Phi này thôi là đủ thành Ala hán, đủ thành Bồ tát rồi không cần học gì nhiều chỉ cần dám chấp nhận hay không mà thôi.

Thầy nhắc đi nhắc lại, đạo Phật không nói đến chữ chứng, chữ ngộ nhiều đâu, chỉ nói tới nhẫn là mình phải kham nhẫn với sự thật này; sự thật làm mình không có thân mình kham nhẫn để chịu đựng, tức hộc máu để chịu đựng. Hồi đó khi đức Phật giảng nhiều vị tức hộc máu. Tại sao mình không có thân? Mình có thân rõ ràng như thế này, khi ăn thì mình thấy khỏe ra, tại sao lại nói mình không có thân, không có tâm?

Tu hành cho đời mình chỉ cần một cái, nên nhớ muốn nhiều cái coi chừng nó loạn tâm thêm; gọi là rắn thêm chân thôi.

Mình cứ sống trong ích kỷ của mình thôi, chỉ cần chữ “phi” (chẳng phải) là đủ rồi. Bất kỳ lúc nào mình sống được với được với chánh niệm tỉnh giác, bất kỳ lúc nào mình chỉ là người chứng kiến thôi thì lúc đó mình giải thoát. Thành ra đức Phật nói trong kinh Lăng Già: “Ta nói 49 năm mà chưa từng nói một lời nào”; bởi vì người chứng kiến chưa từng nói một lời nào hết.

Ngôn ngữ của người xưa không có cái chữ tôi; nên nhớ chữ tôi do văn phạm từ tiếng Pháp mà ra, thành ra chữ tôi trong tiếng Anh là chữ I (tôi) nó còn viết hoa nữa; cho nên văn minh Tây phương nó tôn vinh cái tôi, cho nên nó vô ngã không nổi.

Như qua bài chiếu dời đô về Thăng Long của Lý Thái Tổ, hình như trong đó không có chữ tôi nào hết; cho nên văn xưa chữ tôi ít lắm, còn bây giờ thì chữ tôi nhiều; thậm chí mặc áo vô cũng nói tôi cho nó tự tin hơn.

Dòng sanh tử, bao giờ cũng tôi và cái của tôi, bây giờ ngược dòng là không có tôi và cái của tôi; mà muốn không có tôi và cái của tôi thì mình chỉ là người chứng kiến thôi; và sau này là tánh giác tánh biết, tánh nghe, tánh thấy; như tánh nghe chỉ là nghe mà không có người nghe.

Trong kinh Kim Cương nói ngã nhân chúng sanh thọ giả là mình mê lầm mình thấy có một cái ta, một con người … còn Phật chẳng phải thần, chẳng phải trời… đó là Phi.
Thí dụ sư bà Đại Hạnh (vị thiền sư hiện đại của Hàn Quốc trong tác phẩm Không Có Dòng Sông Nào Để Vượt Qua), chết đi ba lần giống như các vị Thiền sư nói: “Da dẻ lột hết chỉ còn lại cái chân thật” hay Tây Tạng gọi là “Tánh giác trần trụi”.

Kinh Lăng Nghiêm nói đến sự trả về: “Mắt trả về cho ánh sáng, mũi trả về mùi hương, tai trả về cho âm thanh…” khi trả về hết rồi Phật dạy ngài Anan cái gì không trả về được nữa cái đó chính là ông.

Thành ra ngồi thiền chẳng qua là giải tỏa lại, trả lại những cái không thật, tạm bợ; ví dụ: ông Hải chắc gì đời sau ông mang kiếng, đời sau ông là chư Thiên thì đâu cần.

Cũng như bây giờ thầy cởi cái áo này ra, cởi hết, cởi cả xương, cả da; không còn cái gì hết chỉ còn như hư không, như không gian; thì không gian nó vô thủy vô chung. Mình cứ đồng hóa tôi là thế này thế kia, tôi học giỏi, tôi tu hành… tất cả chỉ là tạm bợ thôi; bởi vậy tu hành rốt ráo là không còn cái tôi nữa, cũng như hư không không thêm thắt được cái gì hết, không tăng không giảm, không sanh không diệt, không dơ không sạch.

Tu hành là can đảm ghê lắm, thật sự mình muốn giải thoát không? Có thấy ê ẩm chưa? Có thấy cần chưa? Khi nào mình cần mình mới thấy kinh điển nó quý còn mình không cần thì nó cũng chỉ để bán ve chai thôi; mình cần mình mới thấy, còn không nó thua ở đời lắm; mắc gì phải cạo tóc, tàn phá thân thể, mặc áo hoại sắc, cái gì cũng tàn lụi hết; mình cần mình mới thấy quí, thật sự là mình có thấy ê ẩm chưa?

Như trong kinh Pháp Hoa thì mình như con nít đang chơi giỡn trong nhà lửa, nhà nó cháy tùm lum hết mà còn lo giành giựt nhau cái ly, cái chén, cái nệm màu vàng, màu đỏ… trong khi nhà thì sắp sập mà mình không biết.
Khi nào mình thấy thật sự nguy hiểm thì mình sẽ nhảy ra liền, có khổ là mình không thấy!

Mười sáu tuệ của Vipassana trong đó có tuệ sợ hãi, sợ hãi đến độ mình không dám cầm vật gì hết, thì với tuệ sợ hãi này mình vọt ra liền.
Ở đây ai cũng đi nữa đời người mà không ai thấy cốt lõi Phật giáo là gì hết, bởi vì đời trước mình cũng ham chơi như đời này thôi, mình không biết sợ.

Thí dụ: ai mướn thầy nhảy qua cái mương mười triệu, thầy không nhảy nổi, nhưng ai đó cầm dao sau lưng giết thầy, thì thầy nhảy qua liền!

Sợ mới là yết đế, yết đế nữa là lo phóng, ba la yết đế là phóng qua, ba la tăng yết đế là phóng qua tới bờ bên kia, là biết Bồ đề là gì, và tát bà ha là nói lên sự bằng lòng mãn nguyện của mình.

Các vị Tây Tạng nói con đường giải thoát, con đường thành Phật ở đâu? Chính là ở thân tâm mình. Cái gì sinh diệt, cái gì không sanh không diệt? Là ngay đây, chỉ khổ là mình không thèm chú ý. Cho nên, chín tháng rồi mình được cái gì? Mình có hé mở được gì chưa?

Tu hành đơn giản là nhu cầu anh như thế nào? Nhu cầu mình khát nước là mình uống nước, nhu cầu mình giải thoát là bây giờ mình ê ẩm lắm rồi, mình giải thoát, vậy thôi.

Nên nhớ anh phải thấy đạo Phật là tạo cho anh nhu cầu, khi có nhu cầu mà anh chưa đạt nhu cầu, tới chết anh không nhắm mắt được. Nếu mình không thương mình thì không ai thương mình nổi, nói theo truyện Kiều là mình cứ tìm cái chốn đoạn trường mà đi. Tất cả buổi học này là thầy làm cho mình có một nhu cầu; bước đầu tiên mình phải thấy Phật giáo tạo cho mình cái nhu cầu giải thoát; như có một vị Thánh Ấn Độ, mỗi ngày ông nhìn mặt trời lặn xuống ông lại khóc, ông nói một ngày qua rồi, mà ông vẫn chưa thấy sự thật cuộc sống là cái gì?

Người tu như vậy thì mới có một ngày họ thấy được, còn chơi chơi, một ngày như mọi ngày, cũng vậy thôi.

Nếu mình thật sự tu một vài năm của mình có thể bằng người khác đi vài kiếp, cho nên chánh kiến rất là khó có (Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo).

Thử hỏi các bậc cao cấp trên thế giới ông đang làm gì đây, ông đang đưa nhân loại tới đâu? Họ sẽ trả lời lạng quạng liền, kể cả như Bill Gates chẳng hạn.

Cái vô minh của mình, mình tưởng mình có thể giải quyết được lịch sử, nhưng lịch sử có tiếng nói riêng của nó, nghiệp của nó, không phải ai giỏi là sẽ thắng đâu; nó có cộng nghiệp của cả một dân tộc.

Mình cứ tưởng tay này tay nọ, nhưng không ai có chánh kiến, không có một ông nào thông minh mà không có lỗi lầm. Trong một bài viết mà thầy nói: “Lịch sử là sự lập lại của những lỗi lầm”, nói thì nghe kiêu mạng, nhưng thật sự là như vậy, như nhóm ông Bush bà Bright đó, rất là thông minh nhưng vẫn lỗi lầm là đánh Iraq xong đáng lẽ là rút quân, nhưng cứ ở đến hai nhiệm kỳ; hai nhiệm kỳ mà chiến tranh thì tiêu hao tiền bạc.

Rồi đến Obama lên, ông cũng có lỗi lầm, là anh nhát gan quá anh làm cho nước Mỹ nó xuống; nên nhớ là người nào cũng lỗi lầm, đó là những người thông minh nhất thế giới, mình thấy những đầu óc thông minh nhất bao giờ cũng có lỗi lầm.

Mình thấy chánh kiến của Bát Chánh Đạo khó có chỉ có bậc thánh mới có chánh kiến; coi đó mình sẽ rút ra một hệ quả là bây giờ đây mình sống trong tà kiến, những hiện tại sai lầm của mình. Mình tưởng mình sống ngon lành tự do tự tại, nhưng thật ra mình sống trên tà kiến, những cái đó nó làm cái nạn chống cho cuộc đời mình. Thành ra nhớ lại cuộc đời mình, mình sẽ thấy thảm thương lắm chớ không phải ngon lành gì đâu; nên nhớ hiện giờ mình đối xử trong cuộc đời mình sống trong tà kiến, mình để ý không có người nào thấy được khách quan hết. Như có một món ăn, có người khen có người chê… không có ai khách quan để nhìn nhận vấn đề này. Đó chỉ là chuyện sơ sơ, còn đưa vào chuyện kinh tế, xã hội…sai lầm nhiều lắm!

Nhân loại cho đến bây giờ từ thời Platon định nghĩa hạnh phúc là gì, tất cả mọi người đều tà kiến hết phải hông?

Có người nói hạnh phúc là nhiều tiền, có người nói danh vọng.. nhưng có nhiều tiền hay danh vọng gì nó cũng vô thường hà. Tất cả hạnh phúc của anh nó chỉ giới hạn 30 năm 50 năm thôi.

Ngay nhìn nhận cuộc đời mình mình cũng nhận định sai, mình học hành từ lớp Mẫu giáo cho đến khi ra có một cái nghề làm việc là mất cả 25 năm của cuộc đời rồi. Rồi phải làm việc 15 năm nữa mới có nhà cửa, có hưởng thụ được đã đến tuổi 40; đến 55, 60 thì hưởng thụ được 15 đến 20 năm. Rồi bắt đầu bệnh áp huyết, bệnh gì đó nó xì ra, chân cẳng nó đi không nổi nữa rồi; đã sống bình thường không được, bơi nó cũng sợ, chân yếu … hóa ra cuộc đời mình hưởng thụ được có 20 năm chớ mấy, từ 50 đến 60 tuổi, thân thể mình nó mới lên tiếng đòi hỏi mình giúp đỡ, không chống gậy thì phải chống gậy nếu không tôi ngã bất cứ lúc nào.

Mình hưởng thụ thân này khoảng 20 năm rồi sau đó nó hành trở ngược mình; đi đứng nằm ngồi nó bắt mình nô lệ cho nó. Trước đó 20 năm nó là nô lệ cho mình; ta muốn ăn một ngày năm cữ cũng được, bao nhiêu bia uống cũng được, nhưng tới lúc đó một chút gì mình cũng sợ.

Người ta nhìn lại cuộc đời mình, họ thấy không có gì hết. Mình để ý coi, rất nhiều người khi họ hấp hối họ tiếc nuối; bởi vì cái gì đáng làm trong đời, họ chưa làm được; phải thấy như vậy, vấn đề không phải là tới nghe giảng hay là gì; mà từ một giờ rưỡi ngày nay đến một giờ rưỡi ngày mai mình phải có kinh nghiệm tâm linh nào mà thầy nói về người chứng kiến đó để giải thoát, dầu cho nhỏ cũng phải có.

Còn mình tới như vầy thì nó uổng thì giờ của mình lắm, để giờ này đi tắm biển còn sướng hơn, chớ ngồi đây làm chi? Thành ra phải tự đốc thúc mình, tự cảnh giác mình, làm sao mỗi lần như vậy nó phải mở ra một chút gì. Chớ còn cứ làm vậy thôi thì nó uổng; và rồi mình sẽ thấy là cuộc đời này nó nhanh lắm, đến khi thần chết nó kêu gọi mình, mình sẽ thấy sinh ra cuộc đời này mình chưa lấy được cái gì hết, chưa nắm được cái gì hết.

Để ý coi, nói cho lắm rồi ông nào khi chết cũng y như thiếu thốn cái gì đó; mình làm cho uổng cuộc đời mình, thành ra người ta hấp hối cứ ngáp ngáp muốn lấy hơi vào trong mình, bởi vì sao? Bởi vì nó còn hối tiếc, nó níu kéo cái đời sống này, trong khi đó níu kéo không được thành ra cứ há miệng ra mà ngáp để hít hơi vô, để được sống; bởi vì, họ chưa thỏa mãn cuộc đời họ thôi chớ có gì đâu. Thành ra anh còn níu anh còn nuối, còn có mấy hơi nữa thôi mình im miệng lại mình ra đi cho rồi; chỉ có mấy hơi mà phải giành giựt chi khổ sở như vậy?

Vấn đề không phải là các vị Phật, các vị Bồ tát để lại kinh điển cho mình mà lỗi là tại mình không thiết tha. Mà mình không thiết tha cho nên cuộc đời mình nó trôi đi theo năm tháng, ông nào mà cứ than sao mau lẹ quá, mới đây mà tết rồi, là mình biết ông đó đang nắm thất bại; ông nói vậy là năm vừa rồi ông chẳng có lời gì hết, có lỗ không chừng.

Mình phải tự hỏi mình có thiết tha chưa, người thiết tha thì 24 tiếng là 24 tiếng vàng. Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thì giờ nào cũng là giờ vàng của nó hết; lúc nào nó cũng có thể sút vô hết, còn mình không biết chơi thì thấy giờ nào cũng như giờ nào hết, vì mình không biết bóng đá.

Tánh Hải Kính ghi.

632

TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ VÀ MẬT TÔNG

TƯ TƯỞNG BÁT NHà VÀ MẬT TÔNG ------&----- SỰ HÌNH THÀNH MẬT GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG BÁT NHàBát Nhã Kinh được coi như cơ sở thành lập Phật Giáo Ðại Thừa. Có thể

16,509
Chùa Long Hoà - Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu

Tên thường gọi: Chùa Phật.Địa chỉ: 12/6B, ấp An Thanh, xã An Ngãi, huyện Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 869376.Chùa thường được gọi là chùa Phật, toạ lạc ở

2,271
Tượng Đức Phật nhập Niết Bàn lớn nhất Việt Nam

Quang lâm chứng minh có HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, HT. Thích

22,124
THẦY TỊCH DIỆT VÀ VÔ THƯỜNG NỞ HOA - Pháp Hiền cư sỹ

Theo kinh, khi đức Phật thị tịch, thì tất cả Trời người đều đau xót, đại địa rúng động nhiều lần, mọi để tử Ngài ai cũng “xót xa”, còn A Nan

1,095
PHƯƠNG TIỆN LÀ BIỂU HIỆN CỦA PHẬT PHÁP

Phương tiện thực sự ra nó là một trong bản tánh trong nền tảng, thì mình tu mình đi theo cái phương tiện nào thuận tiện của mình, đó là cái của

819
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc