Bài Viết (701)


LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA - NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN

1,108

Hỏi: Làm sao biết Tâm mình xưa nay thanh tịnh?

Đáp: Kinh Thập Địa nói: “Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang”. Ví như mặt trời tròn đầy sáng rộng lớn không ngắn. Chỉ vì bị mây đen ngũ ấm che đậy, như ngọn đèn để trong bình, ánh sáng không thể chiếu soi. Thí như thế gian tám hướng mây mù đều dậy, khắp nơi đều tối tăm. Mặt trời đâu có tan hoại, vì bị mây mù che. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh cũng như thế. Chỉ vì mây đen vịn theo vọng niệm phiền não và các kiến chấp che đậy. Nếu hay giữ tâm lẳng lặng vọng niệm không sanh thì pháp niết bàn tự nhiên hiển hiện”. Che nên biết, Tâm mình xưa nay thanh tịnh.

Hỏi: Làm sao biết Tâm mình xưa nay không sanh diệt?

Đáp: Kinh Duy Ma nói: “Như không có sanh, Như không có diệt”. Như là Chơn như Phật tánh tự tánh Không thanh tịnh. Thanh tịnh là nguồn của tâm. Chơn như vốn không từ duyên sanh. Lại nói: “Tất cả chúng sanh đều Như, các hiền thánh cũng Như”. Tất cả chúng sanh là chúng ta vậy. Các hiền thánh tức là chư Phật vậy. Danh tướng tuy khác, chơn như pháp tánh trong thân đều đồng. Không sanh không diệt nên nói đều “Như”. Thế là, biết Tâm mình xưa nay không sanh không diệt.

Hỏi: Sao gọi Tâm mình là bổn sư?

Đáp: Chơn tâm nầy tự nhiên mà có, không từ ngoài đến, không ràng buộc trong ba đời (quá khứ, vị lai, hiện tại), chỗ chí thân không gì hơn tự giữ tâm nầy. Nếu người biết tâm, giữ tâm ắt đến bờ kia. Người mê tâm, bỏ tâm thì đọa tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Chư Phật ba đời đều lấy tâm làm bổn sư. Luận nói: “Rõ ràng giữ tâm thì vọng niệm không khổ, tức là vô sanh”. Cho nên biết Tâm là bổn sư.

Hỏi: Sao nói Tâm minh vượt hơn niệm các đức Phật?

Đáp: Thường niệm các đức Phật chẳng khỏi sanh tử, giữ bổn tâm mình thì đến bờ kia. Kinh Kim Cang nói. “Nếu do sắc thấy ta, do âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai”. Cho nên nói “giữ chơn tâm nầy vượt hơn niệm các đức Phật”. Vượt hơn chỉ là lời nói nhằm vào sự tu hành và khuyên người, kỳ thật quả thể cứu cánh không hai.

Hỏi: Chúng sanh cùng Phật về chơn thể đã đồng, tại sao chư Phật không sanh không diệt, thọ vô lượng khoái lạc tự tại không ngại, chúng sanh chúng ta đọa trong sanh tử chịu các thứ khổ?

Đáp: Chư Phật mười phương ngộ đạt pháp tánh, đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm, vọng tưởng không sanh, chánh niệm không mất, tâm ngã sở diệt, nên được không thọ sanh tử, không sanh tử nên rốt ráo vắng lặng, cho nên muôn cái vui đầy đủ. Tất cả chúng sanh mê chơn tánh, không biết gốc tâm, các thứ vọng duyên, không tu chánh niệm, nên tâm yêu ghét dấy khởi, do yêu ghét nên hồ tâm bị bể chảy, hồ tâm bị bể chảy nên có sanh tử, có sanh tử thì các khổ đều hiện. Kinh Tâm Vương nói: “Chơn như Phật tánh lặn trong biển sáu thức thấy biết, chìm đắm sanh tử không được giải thoát”. Cố gắng lãnh hội chỗ ấy, giữ chơn tâm thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tự nhiên cùng Phật bình đẳng không hai.

Hỏi: Chơn như Pháp tánh đồng một không hai, nếu mê lẽ ra đồng mê, ngộ lẽ ra đồng ngộ, tại sao Phật giác ngộ bản tánh, chúng sanh thì mờ tối, nhơn đâu như vậy?

Đáp: Từ đây về trước là vào phần bất tư nghì (không nghĩ bàn), không phải chỗ phàm phu đến. Biết tâm nên ngộ, mất tánh nên mê, duyên hiệp liền hiệp, nói không thể định, chỉ tin quả quyết gìn giữ tâm mình. Kinh Duy Ma nói: “Không tự tánh, không tha tánh, pháp xưa không sanh, nay cũng không diệt, ngộ pháp nầy liền lìa hai bên vào trí vô phân biệt”. Nếu người hiểu được nghĩa nầy, chỉ khi tu biết được pháp yếu giữ tâm là bậc nhất. Ở đây nói giữ tâm là cội gốc của niết bàn, là yếu môn vào đạo, là tông của mười hai bộ Kinh, là tổ của Chư Phật ba đời.

Hỏi: Sao biết giữ chơn tâm là cội gốc niết bàn?

Đáp: Thể của niết bàn là vắng lặng vô vi an lạc. Tâm ta đã là chơn như, vọng tưởng thì đoạn, vì đoạn vọng tưởng nên đủ chánh niệm, vì đủ chánh niệm nên trí tịch chiếu sanh, vì trí tịch chiếu sanh nên đạt tột pháp tánh, vì đạt tột pháp tánh nên được niết bàn. Cho nên biết giữ chơn tâm mình là cội gốc niết bàn.

Hỏi: Sao biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo?

Đáp: Cho đến đưa một tay lên, lấy móng tay về hình tượng Phật, hoặc tạo công đức như cát sông Hằng, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí tuệ, tạo nghiệp được quả báo thù thắng ở đời sau và gây nhơn thấy Phật. Nếu người mong sớm thành Phật nên giữ chơn tâm. Trong ba đời, chư Phật nhiều vô lượng vô biên, nếu có một vị không giữ chơn tâm mà thành Phật, hoàn toàn vô lý. Cho nên Kinh nói: “Cột tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong”. Thế nên biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo.

Hỏi: Sao biết giữ chơn tâm là tông của mười hai Bộ Kinh?

Đáp: Ở trong tất cả Kinh, Như Lai nói tất cả tội phước, tất cả nhân duyên quả báo, dẫn tất cả núi sông quả đất cỏ cây v.v… các thứ tạp vật, đề ra thí dụ nhiều vô lượng vô biên, hoặc hiện thần thông vô lượng các thứ biến hóa, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí tuệ các thứ tâm dục, tâm hành muôn vàn sai khác. Thế nên biết, Như Lai tùy cửa tâm kia dẫn vào nhất thừa. Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sanh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che. Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây vọng niệm hết, mặt trời trí huệ liền hiện. Đâu cần học nhiều những cái thấy biết bị khổ sanh tử, tất cả nghĩa lý và việc trong ba đời. Ví như lau gương, bụi hết ánh sáng tự nhiên hiện. Nay ở trong tâm vô minh mà học được trọn không kham. Nếu hay rõ ràng không mất chánh niệm, trong tâm vô vi học được, ấy là chơn học. Tuy nói chơn học trọn không có chỗ học. Vì cớ sao? Vì ta và niết bàn cả hai đều không. Lại không hai không một nên không có chỗ học. Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chơn tâm. Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt. Kinh Niết Bàn nói: “Người biết Phật không nói Pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ”. Nên biết, giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ Kinh.

Luận Tối Thượng Thừa – Hòa Thượng Thanh Từ dịch.

1,108

MƯỜI TRÍCH DẪN ĐỂ NHỚ KHI BẠN CÓ MỘT TÂM TRẠNG XẤU. - Google Quotes

Đến một điểm nào bạn phải từ bỏ điều bạn nghĩ cần xảy ra và sống trong cái đang xảy ra.👉 Chớ phán xét. Bạn không biết những bão tố nào mà

881
KINH PHẬT THUYẾT DI LẶC HẠ SINH

Đức Di-Lặc nói pháp cho các đệ tử: “Tỳ-khưu các ông, hãy quán tưởng tư duy về vô thưòng, tưởng về sướng mà có khổ, tưởng về cho là ngã mà thật

594
TRÍ HUỆ - KHANGSER RINPOCHE

Trong đạo phật, tánh không là bản tánh rốt ráo của mọi sự vật hiện tượng. Chính vì vậy, đức Phật đã dạy rằng liễu ngộ tánh không chính là con đường

719
Con Đường Dẫn Đến Niềm Vui - Yongey Mingyur Rinpoche

Ở mỗi phút giây, chúng ta có thể lựa chọn bị cuốn theo dòng niệm tưởng củng cố sự nhận thức rằng chúng ta là yếu đuối và giới hạn, hoặc chúng ta có thể

19,818
LÂM CHUNG TAM ĐẠI YẾU QUYẾT - Ấn Quang Đại Sư

Ðiều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi

19,575
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc