_Hồi sáng Hải có hỏi thầy là bây giờ là kỳ thứ tám, cứ tiếp tục Chánh niệm tỉnh giác hay sao? Chủ đề của mình tám tháng nay là Chánh niệm tỉnh giác, bây giờ mình ôn lại, vị nào ôn lại rồi thầy tiếp tục.
Tám tháng Chánh niệm tỉnh giác, Chánh niệm tỉnh giác là sao, nó có ích lợi gì trong đời sống của mình hay không? À, Chánh niệm tỉnh giác thật sự thì nó sẽ đưa mình tới cái chỗ giải thoát thật hay không?
Rồi, vị nào nói sơ sơ hay hai ba vị nào nói, rồi thầy mới nói tiếp; rồi, mấy người mới đây có biết sơ sơ Chánh niệm tỉnh giác là sao hông?
Thì chánh niệm nghĩa là cái sự chú ý của mình, tỉnh giác là chú ý nhưng mà nó tỉnh thức tỉnh biết; chớ chú ý không phải là mình tập trung vô một chỗ nào lâu quá rồi mình không biết gì nữa hết; cái Chánh niệm là mình chú ý vô và tỉnh giác là nó có cái rõ biết trong đó nữa.
Thật sự ra, cuộc đời mình luôn luôn là mình chánh niệm tỉnh giác; mình đi lên bậc thang từng cấp phải hông, mặt dù cái chú ý của mình nó sơ sài lắm; nhưng mà mình đi lên từng cấp mà mình không chú ý, không có chánh niệm tỉnh giác là mình vấp liền. Làm cái gì nó cũng chánh niệm tỉnh giác hết, thì bây giờ đạo Phật là chỉ cho mình cái tài sản quý báu của mình, là cái chánh niệm tỉnh giác đó, để mình đi sâu vô nữa, để mình tìm ra thật sự con người mình là cái gì?
Bởi vì, thường thường mình sống trên một ý thức nó cạn cợt lắm, phải hông? Mình sống trong một ý thức nó cạn cợt, có rồi qua, có rồi qua; thành ra là mình không biết được cái mà Phật giáo bây giờ nó dịch ra tiếng Anh là “Bản tánh của tâm”; cái tâm mình nó bao la lắm, mà mình sống sơ sơ, phớt phớt trên này thôi. Một ngày mình sống sơ sơ phớt phớt, chớ mình không có sống được cái tâm mình ở trong những chiều sâu của nó. Bởi vì tâm mình nó bao la lắm, nhưng mà nhiều khi mình sống cuộc đời mình nó uổng, cũng như mình cứ sống phớt phớt ở trên vậy thôi, làm cái gì cũng phớt phớt vậy thôi; chớ mình không chánh niệm tỉnh giác để mình đi sâu vào. Khi đã đi sâu vào, mình mới thấy được cái bản tánh của tâm mình là một cái gì bao la; thậm chí không có biên cương, không có giới hạn.
Và khi mình chứng thực được cái tâm mình mà không có giới hạn, không có biên giới; thì lúc đó là mình giải thoát; bởi vì, cái đó mà không giới hạn, thì giải thoát chớ gì nữa, phải hông? Đó, thì 24 tiếng suốt cả tám tháng nay là mình chỉ học một đề tài thôi, chánh niệm tỉnh giác thôi.
Bởi vì cái đời sống của mình, mình sống cạn cợt lắm. Trong đời sống, thường mình không biết được cái tâm mình nó rộng cỡ nào, mình chỉ thấy tâm mình, mình nghĩ nó là một vài ý tưởng lai rai, vậy thôi; chớ mình không có biết được cái tâm mình, tâm mình thật sự nó là một cái gì bao la không cùng, không có đáy, và nó bao la không có giới hạn như vậy; và khi mình chứng nghiệm được cái tâm mình là không có giới hạn như vậy, thì lúc đó mình giải thoát. Bởi vì cái tâm mà không có giới hạn, thậm chí mình sẽ thấy là nó không giới hạn chỉ trong một cuộc đời này mình sinh ra rồi chết, nó cũng không giới hạn trong khoảng đó đâu; và như vậy là mình chứng nghiệm được cái tâm đó, là mình vượt qua cả cái chết nữa.
Thì bây giờ vị nào ôn lại, bảy kỳ vừa rồi là mình chánh niệm tỉnh giác ra sao, rồi thầy tiếp tục; thật sự ra, mình nói 24 tiếng chánh niệm tỉnh giác này, là 24 tiếng để mình khám phá ra cái tâm mình, nó không có biên giới không bị ngăn ngại bởi bất kỳ cái gì hết; mà thường thường bởi vì mình không chú ý. Không chú ý thì mình chỉ sống bằng một vài tư tưởng, ý nghĩ thoáng qua, thoáng qua; vì vậy, mình không bao giờ biết được cái tâm mình nó bao la, nó vô tận như thế nào.
Cứ như sáng đến bây giờ mình nghĩ biết bao nhiêu thứ, phải hông? Mình thấy bao nhiêu cái, tất cả những thông tin đó; nó vô trọng cái tâm mình hết phải hông? Mà mình thấy nó không bao giờ bị kẹt, không bao giờ thấy nó đầy; một ngày mình thu vô biết bao nhiêu thông tin, phải hông? Trưa này thầy cũng còn nhớ ăn cái gì, rồi ăn tráng miệng, rồi ăn vú sữa của ông Quang Tồn; thu thập, từng giây từng phút nó thu thập, biết bao nhiêu thông tin trong đó; nhưng mà mình thấy nó không bao giờ nó kẹt hay nó đứng máy hết; chứng tỏ là trong đó, cái tâm mình nó không có giới hạn.
Thành ra 24 tiếng này mình chứng nghiệm được cái mà lời trong kinh điển nói là: Cái tâm của người ta vốn là không có giới hạn, và khi mình chứng nghiệm được cái tâm mình không có giới hạn, thậm chí nó cũng không bị giới hạn giữa sanh ra và chết đi; thì lúc đó mình giải thoát, bởi vì không có cái gì giới hạn mình nữa hết, mà cái lỗi lầm của mình là mình cứ nghĩ cái tâm của mình là nó có giới hạn.
Ít ra, ông nào nghĩ nhiều lắm là thấy cái tâm mình nó bắt đầu từ sinh ra cho tới khi mình chết đi, nó chỉ giới hạn ở hai đầu đó thôi; chớ mình không biết cái tâm nó không có giới hạn ở hai chiều đó; cho nên, khi không bị giới hạn bởi sanh ra và chết đi, thì nó giải thoát khỏi cái gọi là sanh tử, (sanh là sanh ra, tử là chết).
Rồi bây giờ mấy vị có một hai ý kiến rồi thầy làm tiếp!
Ông Sơn, ông có đồng ý cái này hông, ông Sơn? Ông ngồi đằng sau kìa, té ra mới tới hả, có đồng ý điều đó hông, hay là phản biện cái gì hông? Thì, mình cũng có một vài ý để làm tiếp chớ.
Thành ra đối với Phật giáo là mình phải tin tưởng là cái tâm mình nó không có giới hạn, mình có quyết tâm, mình chánh niệm tỉnh giác để mình nhìn thấy rõ ràng cái tâm không có giới hạn, khi mình thấy rõ ràng nó, thì mình không có sợ chết nữa; bởi vì nó không có bị giới hạn bởi hai đầu, sanh ra rồi chết đi!
_Rồi anh Châu.
_Bạch thầy, chánh niệm tỉnh giác là cái mà chúng ta sống với thực tại hiện tiền trước mắt, mà không có một cái gì che chắn, che chắn đó không có; khi mà không có cái ta nữa thì không có ta người chúng sanh thọ giả; thì cái trực nhận cái tánh thấy ấy nó trùm khắp, nó không có gì che chắn mình cả; mình thấy, và sống với nó, và thực tại ngay trước mắt, thì cái đó nó rỗng rang và không có một vật nào trong đó hết. Mình sống như vậy thì không có gì khổ hết, bởi vì không có gì là ta, và không có ta không có người, không có ngã nhân chúng sanh thọ giả, tự nhiên mình thênh thang, thì mọi cái tất cả đều mới, không có tạo tác gì cả, thì tự nhiên nó rỗng rang, mọi cái nó hiện tiền rõ ràng trước mắt mình, nó có sẵn, rồi mỗi ngày mình cố gắng sống tron vẹn với nó, thì không có che chắn, thì mình giải thoát.
_Thành ra, trong Đại Toàn Thiện, hay Đại Ấn, họ nói rất đơn giản, thí dụ như mình muốn biết cái tâm mình nó rộng cỡ nào thì mình nhìn ngoài trời á, mình dòm một chập là mình thấy hình như là cái tâm mình nó bao la, cả một bầu trời như vậy; chẳng qua là mình sống với cái này, mình loay hoay với những cái nho nhỏ này; nên mình thấy cái tâm mình nó nhỏ lắm, chớ mình nhìn ra bầu trời mình thấy cái tâm mình bao la hết, và tất cả những ý tưởng y như những đám mây trên bầu trời đó, khi nó tạo thành đám mây, rồi khi nó tan; tạo thành đám mây, rồi tan; nhưng mà tâm mình vẫn bao la, bao la như vậy.
Khám phá ra được cái tâm bao la không giới hạn đó là cái mà Phật giáo gọi là giải thoát; bởi vì có cái gì che chắn nó đâu mà nó hổng giải thoát, nó bao la không có cái gì nhốt nó được hết, không có cái gì nhốt nó được hết!
_Thưa thầy, con thấy một vấn đề là cái che chắn của mình là; thứ nhất, theo thời gian mình bị rơi vào thời gian qui ước, đó là môt che chắn theo chiều thời gian; còn chiều không gian, thì mình thấy có mình tách biệt với thế giới, đó là hai che chắn; mà nó là che chắn căn bản.
Cho nên, chánh niệm tỉnh giác như thầy nói là: chú ý mà trong đó nó có rõ biết sáng tỏ, nhưng mà từ hai che chắn đó mà chuyển qua cái chú ý rõ biết sáng tỏ là một vấn đề rất khó, không nhiều người chuyển qua được cái thấy đó; đó thầy, nếu mà người nào mà chuyển qua được cái rõ biết sáng tỏ đó là người đó bắt đầu tách rời khỏi hai chiều kích che chắn kia; dạ con thấy vậy đó thầy.
_Thì Phật giáo vậy đó, Phật giáo là cái sự thể nghiệm, nó không có sinh ý tưởng gì hết; thật sự ra cái mà mình nói theo Phật giáo, là mình có thể cảm nghiệm được, thí nghiệm được, chứng nghiệm được; cái tâm mà không có bị che chắn, cái tâm mà trong danh từ Phật giáo gọi là tâm vô lượng đó; vô biên vô lượng đó, mình có thể cảm nghiệm được nó.
Ví dụ như đơn giản bây giờ mình cứ rờ cái bàn này, mình đừng có nghĩ gì hết, mình chỉ chú ý tỉnh giác trên cái bàn này; chú ý cái chuyện mà mình sờ cái bàn này (thầy đang đặt một tay áp trên mặt bàn); mình sẽ thấy là cái cảm giác của mình, cái cảm thọ của mình, nó hình như là nó vô biên.
Thử coi, mình không có đặt tên cho nó, tôi rờ tấm bàn gì hết; thành ra tôi thấy cái cảm giác của tôi hình như nó vô biên. Thành ra trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; thân là xúc chạm này, chạm này, cái thân này! (Thầy đặt tay chạm vào bàn). Trong cách này, mình luôn luôn gặp cái vô biên đó hết. Bởi vì thường thường mình không thấy cái đó, là bởi vì mình rờ tay lên cái bàn này, mình không để ý tới cái xúc chạm đó, mình không để ý tới cái cảm thọ đó; mình cứ đặt tên cho nó, đây là tấm bàn, đây là cái bàn, và mọi sự nó toát ra. Chớ bây giờ mình thử đặt, rờ tay vô một cái gì đó; mình rờ, mình cảm nghiệm, cái cảm giác, cái cảm thọ của mình đó; nó, mình sẽ thấy là nó vô biên; đó, nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Bởi vì mình thường thường mình bị che chắn, bởi vì mình vội vàng cho qua; mình, ờ, tôi rờ tấm bàn mà bàn này nó nhám nhám, vậy thôi; chớ mình, bây giờ mình cứ rờ nữa tiếng đồng hồ, nó y như mình ngồi thiền vậy đó; mình sẽ thấy cái cảm thọ của mình về cái bàn này nó vô biên, nó không có che chắn cái gì hết.
Con mắt mình mà nhìn vào cái gì mà nhìn lâu, lâu... thì mình cũng sẽ thấy là nó vô biên; cái này là mình phải trực tiếp chứng nghiệm nó chớ còn hổng phải là nói trên ngôn ngữ được. Thành ra là thầy nhớ có một lần, một ông đạo diễn người Pháp là đạo diễn kịch câm, ông qua đây ông dạy cho mấy ông Hà Nội về kịch câm đó. Ông dạy một tuần lễ, rồi ổng mới nói vậy đó, bây giờ bạn cứ đặt tay bạn lên cái tấm bàn đó coi, đặt năm phút bạn sẽ thấy té ra từ trước tới giờ chưa bao giờ mình cảm nhận một cái bàn hết.
Chưa bao giờ, mình vội vàng mình đặt tên cho nó, phải hông? Uống nước này, thật sự ra nếu như mình cảm nghiệm nó, cái sự xúc chạm giữa mình với nước này á, nó cũng là một cảm thọ, cảm giác cũng vô biên trong đó, nó không có che chắn cái gì hết; chẳng qua là mình bắt đầu mình đặt tên cho nó, đây là coca, hay là đây là nước cam, hay là đây nước suối Vĩnh Hảo hay gì đó; là cái cảm nhận mình nó tới đó thôi.
Thật sự mình không cảm nhận được cái gì hết á, mình chỉ đặt tên cho từng người, từng sự vật; và cái tên đó đối với mình chừng đó là đủ rồi, phải hông? Mình không có cảm nhận, chớ khi mình cảm nhận, mình sẽ thấy là; nó mênh mông, nó vô biên. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; ý tất cả con người ta nó đều bình đẳng; là, ai cũng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cho nên là chính nơi con mắt, nơi mũi, lưỡi, thân ý đó, nơi tai đó; nếu như mình chánh niệm tỉnh giác mình sẽ cảm nhận được cái vô biên đó.
Nó, bây giờ đơn giản nghe cái tiếng ai gõ cóc cóc bên đó phải hông? (Đang có âm thanh cóc cóc ở ngoài kia và một lúc tiếng gõ dừng), mình nghe cái âm thanh phải hông? Rồi mình đang còn nghe phải hông? Rồi âm thanh đó, cóc cóc, rồi nó hết cóc cóc rồi phải hông? Thì khi hết cóc cóc mình vẫn nghe hiện giờ không có tiếng; mình vẫn nghe, và một chút nữa tiếng có lại, mình nghe cái tiếng, và không có tiếng gõ cóc cóc nữa mình vẫn nghe là không có tiếng.
Vậy là cái nghe của mình nó thường hằng luôn luôn, và nó nếu như mình chú ý vô cái nghe của mình thôi, mình sẽ thấy nó vô biên, đơn giản vậy thôi. Có tiếng vẫn nghe, không có tiếng vẫn nghe, đó là mình sẽ thấy nó không giới hạn gì hết, cái nghe của mình nó không có giới hạn ở đâu hết; nhưng mà lâu nay mình cứ lầm tưởng là cái nghe của mình nó có giới hạn, mình đặt tên cho nó, là mình giới hạn liền, phải hông? Tiếng đó là tiếng búa gõ, và chấm dứt, chớ mình có nghe nữa đâu? Khi mà mình nói đây là tiếng búa gõ, thì mình chấm dứt, mình nghe tiếng búa gõ xong rồi, mình nghe tiếp thì mình sẽ thấy là, họ hết gõ thì mình vẫn nghe được cái tiếng họ không gõ, tiếng im lặng của cái búa, phải hông? Và, chứng tỏ là cái nghe của mình nó luôn luôn vậy; và nó trải dài cho tới vô biên luôn, nhưng mà mình không chú ý tới điều đó, bằng cách mình đơn giản, cuộc đời mình đơn giản, mình đặt tên bằng cách gõ búa vậy thôi. Rồi mình đi chỗ khác lại đặt tên tiếp...
Thành ra cái sự tu hành của Phật giáo là vậy đó, là nó cảm nghiệm được cái gì đó thiệt sự đang là gì, nói theo ông Krishnamurti, chánh niệm tỉnh giác là: chánh niệm tỉnh giác trên cái đang là, luôn luôn có cái đang là, nhưng mà mình thường thường mình chánh niệm tỉnh giác mình làm biếng lắm; đây dòm cái ông Hải, rồi thôi chấm dứt; à đây là ông Hải Vũng Tàu rồi chấm dứt; mình không có chánh niệm tỉnh giác liên tục, phải hông? Nếu như ngồi đây, mình chánh niệm tỉnh giác, mình sẽ thấy cái tâm mình nó bao la, nó vượt qua khỏi cái nhà này, nó vượt qua khỏi thành phố này, nó vượt qua khỏi cả trái đất này; đó là thiền định, đó là cái ngồi thiền, đó là cảm nghiệm, mình cảm nghiệm ngay tại đây chớ không phải chờ một trạng thái kinh khủng gì hết á.
Bây giờ mình im lặng, mình sẽ thấy, cái tâm này không phải nó ở trong bốn bức vách này, phải hông? Nó ra ngoài, ngoài vườn kia, và nó ra xa nữa, xa nữa, xa nữa…Mình cứ phóng cái tâm mình cho tới tận cùng vũ trụ, nó vẫn không bao giờ hết hết, đồng ý hông? Cái tâm mình, mình có phóng phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc, có phóng tận cùng vũ trụ thì nó không bao giờ hết; điều đó chứng tỏ là vô biên, đơn giản đạo Phật là phải thực tế, nó phải thực tiễn, mình phải thí nghiệm được; đó, bây giờ mình cứ thử phóng cái tâm mình về phía phương đông, mình phóng coi, qua tới Thái Lan, ra khỏi trái đất này, ra khỏi nữa; nó không bao giờ đụng cái biên giới nào trong đó hết, phải hông?
Cái tâm của mình là vô biên, lâu nay mình cứ nghĩ là cái tâm mình nó hạn hẹp có một cục vậy thôi; với một mớ kiến thức xào đi nấu lại chừng ấy thôi, mình chưa bao giờ cảm nghiệm được cái tâm vô biên của mình. Thì 24 tiếng này, để mình cảm nghiệm được cái tâm vô biên của mình, khi mình cảm nghiệm cái tâm vô biên của mình, nó không bị giới hạn bởi cái gì hết; thì lúc đó mình giải thoát. Có nghĩa là: từ đây mình là vô biên, thành ra trong kinh Phật có cái gọi là vô biên thân Bồ tát đó, cái thân nó trở thành vô biên, mình sẽ thấy Phật giáo là nó nói nhiều cái đó lắm; như, trong kinh Phổ Môn là vô tận ý Bồ tát, cái ý mình nó cũng vô biên, nó vô biên; rồi có cái vô tận tạng Bồ tát là cái tạng, một cái kho tàng, một cái kho chứa nó vô biên vô tận; vô tận tạng mà.
Tu hành, là thực hành để mà khám phá ra được cái vô tận đó, mà cái vô tận, nó không phải là nằm ở đâu chùa chiền hay nó ở đâu xa lắc xa lơ; mà nó nằm ngay nơi năm giác quan của mình đây. Nằm nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cái vấn đề là mình có cương quyết khám phá ra nó hay không?
Cái ý mình nó vô biên, mình nghĩ tới đâu, nó ra tới đó hà, chớ nó không bao giờ nó ngừng lại đâu; không bao giờ nó bị cái gì cản trở nó đâu, thành ra nên nhớ một điều, khoa học nói tới cái gì đó? Vô tận hả, nhưng mà khoa học không thể chứng minh được, nhưng mà con người, bởi vậy đức Phật mới nói con người là sinh vật cao quý nhất trong tất cả các loài của vũ trụ này; bởi vì nó có thể thể nghiệm được cái đó, con người đích thân trực tiếp mắt thấy tai nghe cái chuyện vô biên này, chớ không phải nghe ông nào giảng hết, giảng chẳng qua để cho mình có một cái khái niệm sơ sơ, sơ sơ để mình tin; chớ còn mình phải cảm nghiệm trực tiếp.
Cóc, cóc, cóc… (có tiếng gõ đều đều); đó, cảm nghiệm trực tiếp thôi, nghe tiếng gõ thì biết là có tiếng để mà nghe; à, ông nào gõ: đóng đinh, đóng đồ gì bên đó, mà khi ông không gõ nữa mình vẫn nghe, cái nghe của mình là nó vô biên; không có cái gì mà chướng ngại, tận đầu của vũ trụ là cái sự yên lặng không có gì hết mình vẫn nghe được.
Thì giải thoát là vậy thôi, chính sáu giác quan của mình nếu như tính cả ý thức của mình nữa, nếu như mà nó chịu chánh niệm tỉnh giác, nó sẽ thấy tâm mình vô biên, mà cái này, nói thì mình chỉ nói khơi khơi vậy thôi; chớ thật sự ra là mình phải thể nghiệm nó, nên nhớ là hai ngàn rưỡi năm nay, đức Phật và bao nhiêu vị thánh đã nói chuyện này rồi, chớ không phải ai nói hết; mà cái công thức nó luôn luôn có đó, chỉ cần bây giờ mình dùng thân tâm của mình làm cái phòng thí nghiệm để mà mình chứng nghiệm ra nó là vô biên thiệt, vậy thôi. Còn mình mà không chứng nghiệm cái đó, thì mình suốt đời mình cứ nằm trong sanh lão bệnh tử, sanh lão bệnh tử; hết đời này tới đời khác, bởi vì cái gì hữu hạn, thì cái đó phải tiêu diệt, nó không thể còn được; mà cái gì không có một giới hạn nào hết thì cái đó là không diệt được. Cũng như bây giờ trong kinh Phật hay nói như hư không, như không gian vậy, bởi vì hư không, không gian là vô biên; vũ trụ này mà nó có tạo thành thì nó tạo thành trong cái không gian, phải hông? Thành ra không gian là vô biên,
(Hết phần một chánh niệm tỉnh giác vào vô biên của Tâm, còn tiếp theo sẽ ở bài hai)
Tánh Hải Kính ghi
Vào sáng ngày 12-10-2014 (nhằm ngày 19-9 Giáp Ngọ), tại Việt Nam Quốc Tự (VNQT) đã tổ chức trang trọng Lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự – Trung tâm
Chân dung Đại lão HT.Thích Trí Tịnh (1917-2014) ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN Chủ tịch HĐTS GHPGVN Trưởng ban Tăng sự T.Ư GHPGVN Phó Chủ
INam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con được quen biết thầy đã hơn sáu năm nay rồi, từ xưa đến giờ, một Phật tử tu học mà không được
MỘT THẾ GIỚI TỪ BIĐức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011 *, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và
Bốn Phương Pháp Hòa Nhập của những Bồ Tát. - Dōgen Kigen.(Bodaisatta shishōhō) Những Bồ tát là con người cam kết hoạt động cho hạnh phúc, giải thoát và giác ngộ của tất
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt