Tôi nhớ đã đọc một mô tả chỉ quản đả toạ do một thiền sư Nhật Bản đương thời. Vị ấy diễn tả chỉ quản đả toạ là một loại thực hành rất đặc biệt, bạn ngồi thiền gắt gao đến độ mồ hôi chảy ra thân. Bạn có thể ngồi chỉ khoảng nữa giờ bởi vì nó rất mãnh liệt. Và khi đọc, tôi nghĩ, “Ôi, đó không phải là chỉ quản đả toạ mà mình đã từng biết và nghe từ lão sư Suzuki!”
Tôi không nghĩ thực hành mãnh liệt như vậy là một thực hành sai của chỉ quản đả toạ. Nhưng với tôi, có vẻ đó là chỉ quản đả toạ thượng lưu hay chỉ quản đả toạ kiểu Olympic: cố gắng hoàn thành một thành tích vĩ đại. Lão sư Suzuki luôn luôn nói về chỉ quản đả toạ như là đời sống ngày này sang ngày khác, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác của tính vô ngã.
Một trong những chủ đề chính của lão sư Suzuki là “chớ ích kỷ”. Ở Sokji, khi chúng tôi ở giữa một sesshin – có thể là lần đầu tiên hay lần thứ hai của tôi - vì lý do nào đó ngài nói, “Các người không biết các người chấp ngã như thế nào”. Và tôi nghĩ, “Đó có phải là lời nói đúng không? Có lẽ ngài muốn nói vô ngã”. Thế nên đó là một lời xoay chuyển đối với tôi, bởi vì tôi thực sự hiểu rằng lời dạy trung tâm của Suzuki Soshi không phải là chấp ngã.
Đây là một câu rất đơn giản. Đó là điều mà mẹ chúng ta thường nói với chúng ta, phải không? “Chớ ích kỷ”. Nhưng trong Phật giáo, chúng ta nói vô ngã , “Hãy vô ngã”. Nhưng Suzuki Roshi nói ích kỷ, nó có một hàm ý cá nhân hơn và chúng ta không thích lắm.
Những hoạt động đơn giản hàng ngày của lão sư Suzuki – cách ngài ngồi xuống và đứng lên, ăn, đi, mang săng-đan – đó là sự biểu lộ của chỉ quản đả toạ của ngài. Hoạt động hàng ngày không có ích kỷ - chỉ làm sự việc cho sự việc - đây là chỉ quản đả toạ của ngài. Chúng ta thường nói rằng chỉ quản đả toạ nghĩa là “chỗ ngồi”. Và điều đó đúng. Chỉ đặt lên đôi dép thôi. Nhưng cái “chỉ” này có một nghĩa đặc biệt. Nó có nghĩa “không có thêm nữa” hay “không có thêm cái gì quá”.
Khi chúng ta tiếp xúc với hoạt động hàng ngày, chúng ta luôn luôn có một mục tiêu. Nếu tôi đến cửa hiệu tôi muốn mua cái gì đó. Thế nên tôi có mục tiêu. Và mục tiêu đó thúc đẩy tôi đến cửa hiệu. Nhưng trong khi đến cửa hiệu, tôi sống đời sống tôi từng bước chân. Có việc đi đến cửa hiệu và động cơ để làm điều đó, nhưng nó hoàn toàn tách biệt trong cùng một thời gian. Chỉ là bước này, bước này, bước này, hoàn toàn sống đời sống của sự bước đi trong sự bước đi.
Chúng ta luôn luôn làm điều gì đó, tạo ra một câu chuyện về đời sống của mình. Và tạo nên câu chuyện này về đời sống của mình hôm nay thì “okay”. Đây là giấc mơ của chúng ta. Chúng ta đang nói về giấc mơ. Mỗi người đều có một giấc mơ. Chúng ta có giấc mơ đi đến cửa hiệu. Mỗi tư tưởng là một giấc mơ. Nhưng chỉ quản đả toạ hay “chỉ làm” là hoạt động vô ngã của chỉ làm trong giấc mơ. Nói cách khác, chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng lại. Chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng. Đời sống là một chuyển động và một dừng nghỉ. Nhưng trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta chuyển động và dừng nghỉ đồng thời. Trong chuyển động của chúng ta là sự yên nghỉ hoàn hảo. Tĩnh và động là hai mặt của đời sống này.
Tôi nghĩ về chỉ quản đả toạ là một trạng thái trong đó tư tưởng và hoạt động của chúng ta không có hố ngăn cách. Khi một vận động viên trượt tuyết ở thế vận hội Olympic và trình diễn một thành tích nổi bật, thân thể và tâm thức không có hố ngăn cách. Tư tưởng và hoạt động là một. Vận động viên không nghĩ về cái gì. Tư tưởng là hoạt động và hoạt động là tư tưởng.
Nhưng chỉ quản đả toạ không đòi hỏi một sự kiện ngoạn mục và được thúc giục cao như Thế vận hội. Hoạt động đơn giản nhất. Và đây là điều chúng ta nhận thấy ở Suzuki Roshi. Khi chúng ta nói, “Ngài giống như cái này”, chúng ta muốn nói rằng chỉ quản đả toạ của ngài đúng như ở đó để tất cả chúng ta kinh nghiệm. Nó không ngoạn mục, nhưng có cái gì kỳ diệu nơi nó. Chúng ta không thể đặt ngón tay lên nó. Chỉ mang đôi săng-đan của ngài hay hành vi đơn giản đứng lên ngồi xuống. Chúng ta đều làm điều đó, nhưng có cái gì trong việc mang đôi săng-đan của ngài chính xác giống như trượt tuyết ở Thế vận hội. Chính xác là có cùng phẩm tính.
Đúng hơn, chỉ quản đả toạ là không thể định nghĩa. Làm sao thực hành chỉ quản đả toạ? Nó là thực hành rất đơn giản của vô ngã, hay không có ích kỷ, quy ngã, và chỉ làm. Nếu bạn đặt mình hoàn toàn hoạt động, vũ trụ gặp bạn và xác chứng cho bạn, và không có hố ngăn cách nào giữa bạn và vũ trụ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT HỘ NIỆM VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG Ấn Quang Đại Sư I. Bài kệ phát nguyện của Phổ Hiền Bồ TátNguyện tôi đến lúc sắp mạng chungTrừ hết tất cả các chướng ngạiChính
Nhìn tam giới này như ảo ảnh phù du,Ngài bỏ lại sau lưng những mối quan tâm thế tục, như bãi nước bọt trong bụi đất.Chấp nhận mọi gian khó, Ngài theo
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả pháp thanh tịnh nên thanh tịnh nầy thanh tịnh!”Đức Phật nói: “Vì rốt ráo thanh tịnh vậy”.Ngài Xá Lợi Phất thưa:
LỤC TỔ HUỆ NĂNGTỰ TÁNH GIỚI------Các người đã từ phương xa đến hội họp ở đây, ấy là đều cùng có duyên. Nay mỗi mỗi nên quỳ xuống, trước ta truyền Năm
Kim Cương thừa hay là “thừa tantra” là mức độ cao nhất của con đường Phật. Trong các thừa thấp, hành giả theo một con đường dẫn đến giác ngộ ở tương
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt