GIẢI THÍCH PHẨM TỰA ĐẦU[1]
CHƯƠNG 31
GIẢI THÍCH: TÁM BỘI XẢ, TÁM THẮNG XỨ,
CHÍN THỨ ĐỆ ĐỊNH, MƯỜI NHẤT THIẾT XỨ[2]
Tám Bội xả (aṣṭau vimokṣaḥ) là :[3]
1. Trong có sắc, ngoài cũng quán sắc.
2. Trong không sắc ngoài quán sắc.
3. Tịnh bội xả, thân tác chứng, cùng với bốn Vô sắc định và một diệt thọ tưởng định thành tám bội xả.
Bội: Là trái, là sạch hết năm dục, lìa tâm tham đắm ấy, nên gọi là bội xả.
* Không hoại sắc trong ngoài, không diệt sắc tướng trong ngoài, lấy tâm bất tịnh ấy quán sắc, ấy là bội xả thứ nhất.
* Hoại sắc trong, diệt tướng sắc trong, không hoại sắc ngoài, không diệt tướng sắc ngoài, lấy tâm bất tịnh ấy quán sắc ngoài, ấy
[1] Tiếp theo giải thích phẩm tựa đầu tập 1.
[2] Tám bội xả, tám thắng xứ, mười nhất thiết nhập là ba pháp thiền xuất thế gian, để xa lìa dục của ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc.
Tám bội xả, tên dịch là tám giải thoát: 1. trong có sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là nội thân có lòng tham về sắc tưởng, để trừ lòng tham ái, quán sắc bất tịnh của tử thi bên ngoài, khiến lòng tham không khởi, nên gọi là giải thoáT. 2. trong không sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là đối nội thân tuy không còn lòng tham về sắc tưởng, song muốn cho việc ấy được kiên cố, nên vẫn quán sắc bất tịnh khiến lòng tham không khởi nên gọi là giải thoáT. 3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trú, nghĩa là chỉ quán tịnh sắc sáng suốt thanh tịnh diệu bảo của tám thứ đất, nước, gió, lửa, xanh, vàng, đỏ, trắng mà không sanh tham, đủ rõ quán lực càng mạnh, trong thân chứng được tịnh giải thoát ấy, gọi là thân tác chứng; đầy đủ viên mãn, được trú trong định đó, gọi là cụ túc trú. 5. Không vô biên xứ giải thoáT. 6. Thức vô biên xứ giải thoáT. 7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, là nương bốn định vô sắc, quán khổ, không, vô thường, vô ngã sanh tâm yểm ly mà được giải thoáT. 8. Diệt thọ tưởng định thân tác chứng cụ túc, là nương thiền thứ tư, xả bỏ tất cả sở duyên của Phi tưởng phi phi tưởng mà được giải thoát. Tám tên gọi này có nơi gọi hơi khác.
Tám thắng xứ, là tám chỗ thiền quán pháp sinh thắng tri thắng kiến để trừ bỏ lòng tham ái: 1. Trong có sắc tưởng quán ngoại sắc ít, nghĩa là nội tâm có sắc tưởng và vì quán đạo chưa tăng trưởng, nếu quán nhiều sắc sợ tán loạn, nên quán chút ít, chỉ quán nội thân bất tịnh, hoặc quán chút ít ngoại sắc thanh tịnh. 2. Trong có sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều, là quán đạo tạm thuần thục, quán nhiều ngoại sắc cũng không ngại, như quán nội tử thi cho đến quán mười, trăm, ngàn, vạn tử thi, hoặc quán rộng ngoại sắc thanh tịnh cũng không ngại. 3. Trong không sắc tưởng quán ngoại sắc ít, là quán đạo tạm thù diệu, tuy quán ngoại sắc mà nội tâm không có sắc tưởng; còn “quán chút ít sắc” thì nghĩa như trên nói. 4. Trong không sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều, là trong không còn sắc tưởng mà quán ngoại sắc như trên. Hai thứ 3 & 4 thì quán tịnh bất tịnh xen lẫn. 5. Thắng xứ xanh là quán sắc xanh chuyển biến tự tại khiến ít làm nhiều, nhiều làm ít, không khởi tâm pháp ái đối với sắc xanh. 6. Thắng xứ vàng. 7. Thắng xứ đỏ. 8. Thắng xứ trắng; cũng quán như thắng xứ xanh.
Mười nhất thiết xứ, cũng gọi là mười biến xứ, là quán mười thứ sau đây mỗi mỗi biến khắp tất cả nơi, đó là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không thức. Trước quán xanh, vàng, đỏ, trắng mỗi mỗi biến khắp, lại suy nghĩ bốn sắc này nương đâu, biết rằng nương bốn đại, nên tiếp quán đất, nước, lửa, gió mỗi mỗi biến khắp mọi nơi. Lại suy nghĩ bốn đại nương đâu mà rộng lớn, biết nương hư không , nên tiếp quán hư không biên skhắp mọi nơi. Lại suy nghĩ hay biết quán nương đâu, biết nương nới thức, nên tiếp quán thức biến khắp mọi nơi.
[3] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 10, tr. 62b20-25; T. 27: Đại tỳ bà sa luận- Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra (大毘婆沙論), quyển 85, tr. 439c-440b.
* Trang 5 *
là bội xả thứ hai.
Hai bội xả này đều quán bất tịnh:
1. Là quán nội quán ngoài,
2. Là không thấy trong, chỉ thấy ngoài, vì cớ sao? Vì chúng sanh có hai phần hành: Là ái hành và kiến hành. Người ái nhiều thì phần nhiều bị buộc ở ngoại kiết sử hành, người kiến nhiều thì phần nhiều đắm theo thân kiến hành v.v... bị nội kiết sử buộc. Do vậy nên người ái nhiều thì quán sắc ngoài bất tịnh, người kiến nhiều thì quán tự thân bất tịnh bại hoại.
* Lại nữa, hành giả sơ tâm chưa thu nhiếp vi tế, mà buộc tâm một nơi thì khó, cho nên quán cả trong và ngoài, dần dần tập luyện điều nhu, thì có thể bên trong hoại sắc tướng, chỉ còn quán sắc ngoài.
Hỏi: Nếu không có tướng nội sắc, thì ai sẽ quán ngoài?
Đáp: Ấy là được giải đạo, chẳng phải thật đạo. Hành giả nghĩ tới ngày sau chết đi, lửa đốt trùng ăn, chôn vào trong đất, đều tiêu mất, nếu hiện tại quán cũng phân biệt thấy rõ thân này, cho đến mảy bụi cũng không còn, ấy gọi là bên trong không sắc tướng, bên ngoài quán sắc.
Hỏi: Hai thắng xứ đầu thấy sắc trong ngoài, sáu thắng xứ sau chỉ thấy sắc ngoài. Bội xả thứ nhất thấy sắc trong ngoài, bội xả thứ hai chỉ thấy sắc ngoài. Cớ sao chỉ hoại sắc tướng bên trong còn sắc tướng bên ngoài không hoại được?
Đáp: Hành giả mắt thấy thân này có tướng chết, lấy tướng chết trong vị lai ấy đem so với thân hiện nay còn bốn đại bên ngoài không thấy tướng diệt của nó, nên khó có thể
* Trang 6 *
quán nó là không, cho nên không nói ngoại sắc tiêu hoại.
* Lại nữa, trong khi lìa sắc giới, bấy giờ cũng không thấy ngoại sắc.
Tịnh bội xả thân tác chứng là, trong chỗ bất tịnh quán tịnh, như nói ở bát thắng xứ. Tám Nhất thiết xứ đều quán thanh tịnh địa, thủy, hỏa, phong và xanh, vàng, đỏ, trắng. Quán sắc xanh (rūpāṇi nīlāni) như hoa sen (nīlotpalapu-ṣpa), như núi vàng ròng, như hoa Ưu-ma- già (umakāpuṣpa), như áo Bà-la-nại thật xanh (saṃpannaṃvā vārāṇaseyaṃ vastram), quán vàng, đỏ, trắng theo mỗi sắc cũng như vậy. Gọi chung là tịnh bội xả.
Hỏi: Nếu chung cả là tịnh bội xả, thì không nên nói Nhất thiết xứ (khắp mọi chỗ)?
Đáp: Bội xả là pháp hành ban đầu, thắng xứ là pháp hành vừa chừng, Nhất thiết xứ là pháp hành lâu dài. Bất tịnh quán có hai: là bất tịnh và tịnh. Trong bất tịnh quán có hai: bội xả và bốn thắng xứ. Trong tịnh qúan có một bội xả, bốn thắng xứ và tám Nhất thế xứ.
Hỏi: Hành giả lấy bất tịnh làm tịnh, gọi là điên đảo, sao quán tịnh bội xả lại không điên đảo?
Đáp: Nữ sắc bất tịnh mà vọng thấy là tịnh, ấy gọi là điên đảo. Còn trong quán tịnh bội xả, tất cả sắc xanh thật là rộng lớn, nên không điên đảo.
* Lại nữa, vì điều phục tâm nên quán tịnh vì tập lâu về quán bất tịnh thì tâm sanh nhàm chán, do đó nên quán tịnh chẳng phải điên đảo, và cũng đắm trước trong đó vậy.
* Lại nữa, hành giả trước quán thân bất tịnh, nương theo
* Trang 7 *
các bất tịnh trong ngoài nơi thân, buộc tâm vào trong cảnh quán, bấy giờ sanh nhàm chán thân nên dâm, nộ, si mỏng dần, liền tự kinh ngạc tỉnh ngộ: Ta thật là không mắt, thân này như vậy. Tại sao sanh tâm đắm trước. Nhiếp tâm thật sự quán sát không để mê lầm nữa. Tâm đã được điều phục nhu thuận, tưởng thân da, thịt, máu, tủy, các bất tịnh đều trừ bỏ chỉ còn có xương trắng, buộc tâm vào người. Cương nếu nó chạy loạn ra ngoài thì thu nhiếp nó lại, nhiếp tâm sâu vào nên thấy xương trắng tỏa ra ánh sáng, như như, có thể chiếu sáng các vật trong ngoài. Ấy là cửa ban đầu của tịnh bội xả; vậy sau quán người xương cũng tan mất, chỉ thấy xương tỏa sáng, tưởng lấy sắc tịnh khiết bên ngoài.
* Lại nữa, hoặc Kim-cang (vajra), ngọc thật (maṇi), vàng bạc, vật báu (hemarajataratnavastu). Hoặc đất sạch-(supariśuddha), hoặc trong, như lửa tịnh khiết không khói không củi, hoặc gió thanh không bụi. Các sắc xanh như núi vàng ròng, các sắc vàng như hoa Chiêm-bặc, các sắc đỏ như hoa sen đỏ, các sắc trắng như tuyết trắng v.v..., thử lấy tướng ấy, buộc tâm quán tịnh, tùy các sắc ấy, mỗi thứ đều có ánh sáng trong sạch, bấy giờ hành giả được cảm thọ mừng vui lan khắp trong thân, ấy gọi là tịnh bội xả. Vì duyên theo tướng thanh tịnh, nên gọi là tịnh bội xả, vì khắp thân thọ vui, nên gọi là thân chứng. Được thứ tâm vui này thì trái bỏ năm dục, không còn mừng vui theo nó nữa, nên gọi là bội xả. Nhưng chưa dứt hết lậu hoặc, trung gian hoặc còn sanh tâm kiết sử, đắm theo tịnh sắc, nên phải siêng tinh tấn để dứt tâm đắm trước đó, biết
* Trang 8 *
rằng tịnh quán đó từ tâm tưởng phát sanh. Ví như người chủ làm trò huyển xem vật huyển biết từ mình làm ra, tâm không sanh ái trước. Có thể không đeo theo sở duyên, nên bấy giờ bội xả đổi lại gọi là thắng xứ. Đối với tuy đã cao hơn, nhưng chưa được rộng lớn. Khi ấy hành giả trở lại thủ lấy tướng tịnh, dùng sức bội xả và sức thắng xứ thủ lấy tướng đất sạch mà quán khiến nó dần dần biến khắp mười phương hư không. Quán tướng nước, gió, lửa cũng như vậy. Thủ lấy tướng xanh mà quán khiến nó dần dần rộng lớn, cũng biến khắp mười phương hư không, quán tướng vàng, đỏ, trắng cũng như vậy. Bấy giờ thắng xứ lại đổi gọi là Nhất thiết xứ. Ba việc này cùng một ý nghĩa, mà chuyển đổi làm ba tên.
Hỏi: Ba bội xả một, hai, ba, tám thắng xứ, mười Nhứt thế xứ ấy, là thật quán hay là đắc giải quán?
Nếu là thật quán thì thân có da có thịt sao chỉ quán thấy người xương trắng? Do ba mươi sáu vật hợp làm thân cớ sao lại phân biệt quán rời ra ba. Bốn đại đều có tướng, sao dứt bỏ ba đại, chỉ quán một địa đại? Bốn màu chẳng là xanh cả, cớ sao đều quán làm màu xanh?
Đáp: Có thật quán cũng có đắc giải quán. Thân tướng thật bất tịnh, ấy là thật quán, các pháp ngoài thân có tướng tịnh, các thứ sắc tướng, ấy là thanh tịnh thật, quán tịnh và bất tịnh như vậy, ấy là thật quán. Lấy một ít tịnh ấy mà quán rộng ra hết thảy đều tịnh, như thủ lấy ít tướng tướng, mà quán khắp tất cả đều là nước, thủ lấy một ít tướng xanh mà quán khắp tất cả đều xanh, quán như vậy v.v... ấy là đắc giải quán, chứ chẳng phải
* Trang 9 *
thật. Bốn vô sắc bội xả quán giống như trong bốn vô sắc định. Muốn được bội xả, trước vào vô sắc định. Vô sắc định là cửa ban đầu của bội xả. Bội xả sắc (trái bỏ sắc) thì duyên vô lượng hư không xứ.
Hỏi: Vô sắc định cũng như vậy, có gì sai khác?
Đáp: Người phàm phu được vô sắc định ấy, ấy là vô sắc, còn Thánh nhân tâm sâu xa được định vô sắc, một mực hướng tới không quay lại, ấy gọi là bội xả. Còn lại, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng xứ cũng như vậy. Trái dứt các tâm số pháp thọ và tưởng, ấy gọi là diệt thọ tưởng bội xả.
Hỏi: Sao không gọi vô tưởng định là bội xả?[1]
Đáp: Người tà kiến không rõ tội lỗi của các pháp, vào thắng định, bảo đó là Niết-bàn. Khi từ định khởi lại sanh tâm hối hận, sa vào tà kiến cho nên chẳng phải bội xả. Diệt thọ tưởng định do nhàm chán tâm tán loạn mà vào định được an nghỉ tợ như Niết-bàn dính vào thân,[2] thân nhân được nên gọi là thân chứng (kāyena sākṣātkaroti).
Tám thắng xứ (aṣṭāv abhibhvāyatanāni):[3] trong có tướng sắc ngoài quán sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng tri thắng quán về sắc, ấy gọi là thắng xứ đầu. Trong có sắc tướng ngoài quán sắc nhiều, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng tri thắng quán về sắc, ấy gọi là thắng xứ thứ hai, thắng xứ thứ ba, thứ tư cũng như vậy, chỉ do ở trong không sắc, tướng ngoài quán sắc, là khác. Cùng với trong cũng không sắc tướng, ngoài quán các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, ấy là tám thứ thắng xứ.
[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharma-kośa-śāstra-俱舍論), quyển 5, tr. 25a.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 7, hoả diệt phẩm (火滅品), tr. 579a13.
[3] T. 26: Tập di môn túc luận (集異門足論), quyển 19, tr. 445b22-c18; T. 27: Đại tỳ bà sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 141, tr. 727a11-14.
* Trang 10 *
Trong có sắc tướng ngoài quán sắc ít là Nội thân không hoại, thấy ngoại duyên phần ít, là duyên ít nên gọi ít, vì quán đạo chưa tăng trưởng nên quán một ít nhân duyên, chứ quán nhiều sợ khó nhiếp tâm. Ví như nai chưa điều phục không nên thả xa.
Hoặc tốt hoặc xấu là, kẻ sơ học buộc tâm trong quán duyên, hoặc ở giữa hai chân mày, hoặc ở trên, hoặc ở đầu chót mũi, quán tướng bất tịnh trong thân, trong thân có tướng bất tịnh mà quán ra ngoài các sắc, do nghiệp báo thiện gọi là tốt, do nghiệp báo bất thiện gọi là xấu.
* Lại nữa, hành giả như theo thấy lãnh thọ mà quán ngoại duyên các thứ bất tịnh, ấy gọi là sắc xấu, còn hành giả hoặc thời quên ức niệm, sanh tịnh tướng, quán tịnh sắc, ấy gọi là sắc xấu.
* Lại nữa, hành giả buộc tâm vào một chỗ trong tự thân, quán sắc trong Dục giới có hai thứ: Một là hay sanh dâm dục, hai là hay sanh sân nhuế. Sắc hay sanh dâm dục là tịnh sắc, sắc hay sanh sân nhuế là bất tịnh sắc, thế gọi là xấu. Đối với trong duyên tự tại, thắng tri thắng kiến, hành giả đối với sắc đoan chánh hay sanh dâm dục mà không sanh dâm dục, đối với sắc xấu hay sanh sân nhuế mà không sanh sân nhuế, chỉ quán thấy sắc do bốn đại nhân duyên hòa hợp sanh, như bọt nước không bền chắc. Ấy gọi là hoặc tốt hoặc xấu.
Thắng xứ là hành giả ở trong quán môn bất tịnh, dù có các kiết sử dâm dục, sân nhuế đến đều không theo nó, ấy gọi là thắng xứ, vì là thắng các giặc phiền não ở trong bất tịnh mà
* Trang 11 *
điên đảo cho là tịnh v.v...
Hỏi: Hành giả làm sao trong có sắc tưởng ngoài quán sắc?
Đáp: Tám thắng xứ ấy, sâu vào định tâm điều như thì có thể được. Hành giả hoặc thời thấy nội thân bất tịnh, cũng thấy ngoại sắc bất tịnh. Bất tịnh quán có hai cách: Một là ba mươi sáu vật các thứ bất tịnh,[1] hai là trừ da thịt trong ngoài ngũ tạng, chỉ quán tướng xương trắng như mã não như tuyết, quán ba mươi sáu vật gọi là xấu, quán như mã não, như tuyết ấy gọi là tốt. Khi hành giả quán trong ngoài, tâm tán loạn, khó vào thiền, thì trừ tướng tự thân, chỉ quán sắc bên ngoài. Như trong A-tỳ-đàm nói: Hành giả do quán được giải thoát, thấy thân này chết, chết rồi đưa đến gò mả, hoặc lửa đốt, hoặc trùng ăn, đều đã mất hết, bấy giờ chỉ thấy trùng và lửa, không thấy thân. Ấy gọi là trong không tướng sắc ngoài quán sắc. Hành giả đúng như lời dạy quán thân là người xương nếu tâm tán loạn ra ngoài, thì thu nhiếp trở lại vào trong quán duyên người xương. Vì cớ sao? Người ấy ban đầu tập thực hành, vì chưa thể quán duyên vi tế, nên gọi là quán sắc ít, khi quán đạo của hành giả càng sâu xa tăng trưởng, thì lấy một người xương ấy quán khắp cõi Diêm-phù-đề đều là người xương. Ấy gọi là quán sắc nhiều, do trở lại nhiếp niệm quán một người xương, do đó gọi là thắng tri thắng kiến.
* Lại nữa, tùy ý vượt thắng được tướng nam nữ, tướng tịnh khiết của trong ngũ dục, nên gọi là thắng xứ. Ví như người dũng kiện cỡi ngựa đánh giặc, phá được giặc gọi là
[1] Tham khảo T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 25, quyển 27, quyển 49; T. 4: Đại trang nghiêm luận kinh-(Sūtrālaṃkāra-śāstra-大莊嚴論經), quyển 5; T. 4: Bách dụ kinh (百喻經), quyển 4; T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 1, quyển 5, 17.
* Trang 12 *
thắng, lại chế ngự được con ngựa, cũng gọi là thắng. Hành giả cũng như vậy, có thể đối với tướng bất tịnh, quán ít đến nhiều, quán nhiều trở lại ít, ấy gọi là thắng xứ, cũng có thể phá giặc ngũ dục, ấy cũng gọi là thắng xứ.
Bên trong chưa thể hoại thân, bên ngoài quán sắc hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng xứ đầu và thứ hai. Bên trong hoại thân không sắc tướng, bên quán ngoại sắc hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng xứ thứ ba thứ tư. Nhiếp tâm sâu vào trong định, hoại nội thân, quán ngoại sắc thanh tịnh, duyên xanh quán sắc xanh, duyên vàng, đỏ, trắng quán sắc vàng, đỏ, trắng, ấy là bốn thắng xứ sau cùng.
Hỏi: Bốn thắng xứ sau cùng ấy với bốn xứ xanh, vàng, đỏ, trắng trong mười nhất thiết xứ có gì sai khác?
Đáp: Nhất thiết xứ xanh v.v... có thể duyên khắp tất cả vật khí đều xanh, còn thắng xứ này hoặc nhiều hoặc ít tùy ý quán, không để tâm khác chiếm đoạt, quán vượt thắng duyên ấy, gọi là thắng xứ. Ví như chuyển luân Thánh vương thắng khắp cả bốn thiên hạ, còn vua Diêm-phù-đề chỉ thắng một thiên hạ mà thôi. nhất thiết xứ thắng khắp hết thảy cảnh duyên, còn thắng xứ chỉ quán một ít sắc mà thắng được, chứ không thể thắng khắp hết tất cả cảnh duyên.
Như vậy, lược nói tám thắng xứ.
Mười nhất thiết xứ:[1] bội xả và thắng xứ đã nói rồi, ở đây lấy sự duyên khắp tất cả nên gọi là nhất thiết xứ.
[1] T. 27: Đại tỳ bà sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 85, tr. 440b11-12: mười biến xứ là: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, gió, lửa, không vô biên xứ và thức vô biên xứ biến khắp mọi nơi.
* Trang 13 *
Hỏi: Tại sao vô sở hữu xứ, phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng xứ không gọi là nhất thiết xứ?
Đáp: Ấy là tâm được liễu giải, an ổn khoái lạc, quảng đại vô lượng vô biên hư không xứ. Đó là lời Phật dạy. Trong nhất thiết xứ đều có thức, có thể mau chóng duyên khắp hết thảy pháp, trong hết thảy pháp đều thấy có thức. Do đó hư không vô biên xứ và thức vô biên xứ được lập làm nhất thiết xứ. Còn trong vô sở hữu xứ, không có vật gì để có thể mở rộng, cũng không được khoái lạc, Phật cũng không nói vô sở hữu xứ là vô biên vô lượng. Ở phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thì tâm ám độn, khó thủ được tướng để làm cho quảng đại.
* Lại nữa, hư không xứ gần với Sắc giới, cũng có thể duyên sắc; thức xứ thì năng duyên, duyên sắc. Lại từ thức xứ khởi lên có thể siêu nhập vào đệ Tứ thiền, từ đệ Tứ thiền khởi lên có thể siêu nhập vào thức xứ. Còn vô sở hữu xứ, phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng xứ ở xa Sắc giới, là nhân duyên của Vô sắc nên chẳng phải nhất thiết xứ.
Ba pháp là Bội xả, thắng xứ và nhất thế xứ đều thực hành được thắng xứ.
Nhất thiết xứ là hữu lậu. Ba bội xả đầu và bội xả thứ bảy, tám là hữu lậu, các bội xả còn lại hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Hai bội xả đầu, bốn thắng xứ đầu nhiếp vào trong Sơ thiền Nhị thiền. Tịnh bội xả, bốn thắng xứ sau, tám nhất thiết xứ, nhiếp vào trong đệ Tứ thiền. Hai nhất thiết xứ chính tên gọi
* Trang 14 *
không xứ thì nhiếp vào không xứ, thức xứ thì nhiếp vào thức xứ.
Ba bội xả đầu, tám thắng xứ, tám nhất thiết xứ, đều duyên Dục giới. Bốn bội xả sau duyên Vô sắc giới, và vô lậu pháp. Các công đức thù diệu, ở trong căn bản, vì căn bản thiện Vô sắc không duyên hạ địa. Diệt thọ tưởng định chẳng phải tâm tâm số pháp nên không duyên, phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng xứ bội xả chỉ duyên bốn ấm Vô sắc và pháp vô lậu.
Chín thứ đệ định (navānupūrva-samāpattayaḥ): Từ tâm Sơ thiền khởi lên lần lượt thứ lớp vào đệ Nhị thiền, không để cho tâm khác xen vào, hoặc thiện hoặc cấu, như vậy cho đến diệt thọ tưởng định.
Hỏi: Các công đức khác cũng có thứ lớp lần lượt, cớ sao chỉ gọi có chín đệ định?
Đáp: Các công đức khác đều có dị tâm xen lẫn phát sanh, cho nên chẳng phải thứ đệ. Còn ở trong này tâm sâu xa, trí tuệ lanh lợi, hành giả tự thử tâm mình, từ một thiền tâm khởi lên, tiếp vào Nhị thiền, không để cho dị niệm được xen vào, nó đối với công đức tâm được nhu nhuyến, khéo dứt pháp ái, có thể làm cho tâm tâm nối tiếp nhau. Chín thứ đệ định này, hai thuộc hữu lậu, bảy hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, thiền trung gian và vị đáo địa, không bền chắc. Lại là sở đắc của Thánh nhân.
Lại đại công đức này không ở biên địa, cho nên ở biên địa không có thứ đệ.
Tám bội xả, tám thắng xứ, mười Nhất thiết trí,
* Trang 15 *
chín thứ đệ định trong pháp Thanh-văn đã lược nói.
* Trang 16 *
* Trang 17 *