Tin Tức (680)


TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ VÀ MẬT TÔNG

16,400

TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ VÀ MẬT TÔNG 

------&-----

SỰ HÌNH THÀNH MẬT GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG BÁT NHà

Bát Nhã Kinh được coi như cơ sở thành lập Phật Giáo Ðại Thừa. Có thể nói như vậy là vì Phật Giáo Ðại Thừa được thành lập trên tư tưởng Không, lấy tư tưởng Không làm nền tảng tối hậu. Cũng như hầu hết các tông phái Ðại Thừa khác, kinh điển Mật Tông cũng phát xuất từ tư tưởng Bát Nhã. Các kinh điển chính của Mật Giáo như Ðại Nhật Kinh và Kim Cang Ðảnh Kinh, về phương diện giáo nghĩa và phương diện tu chứng, đều đặt cơ sở trên tư tưởng Bát Nhã của Ðại Thừa. Như Phẩm Trụ Tâm trong Ðại Nhật Kinh có nói rằng: Lấy Bồ Ðề Tâm làm trung tâm cầu Trí Nhứt Thiết Trí (tức Phật Trí), bản tánh của Tâm đồng với Bồ Ðề, là tâm thanh tịnh, lìa hết thảy các phân biệt, là không, là vô tướng. Tư tưởng "Tức thân thành Phật" của Hoằng Pháp Ðại Sư Không Hải cũng căn cứ trên hai Kinh Ðại Nhật và Kim Cang Ðảnh. Tư tưởng "Tức thân thành Phật" đặt cơ sở trên ý niệm "phàm Thánh không hai" (phàm Thánh bất nhị). Tư tuởng Không Hai là một trong những tư tưởng được nêu ra trong Bát Nhã Kinh. Trong Ðại Thừa thuần túy, "phiền não tức Bồ đề, sinh tử tức Niết Bàn," thì đối với Mật Giáo, Tam Mật thân khẩu ý (ấn, chân ngôn, mạn đà la) tương quan một cách thực tiễn.

 

TAM MUỘI VÀ ĐÀ LA NI

 

Tam Muội và Ðà la Ni bắt đầu từ Ðại Phẩm Bát Nhã Kinh, được nêu ra trong rất nhiều Kinh điển Ðại Thừa, do đó có thể đoán định rằng giữa Tam Muội và Ðà La Ni có sự quan hệ mật thiết. Trong Bát Nhã Kinh thuộc Tiểu Phẩm hệ, giáo thuyết về Tam Muội không thường thấy. Tiểu Phẩm Bát Nhã Kinh và Ðạo Hạnh Bát Nhã Kinh, chỉ nói một lần về Ðà La Ni, còn các Kinh khác thì hoàn toàn không thấy nói đến. Chỉ đến Bát Nhã Kinh thuộc Ðại Phẩm hệ, Tam Muội Phẩm và Ðà La Ni Phẩm mới thành phẩm kinh riêng nói về Tam Muội và Ðà La Ni. Lý do là đến Bát Nhã Kinh điển thuộc Ðại Phẩm hệ, Tam Muội và Ðà La Ni chuyên chở Chân lý Bát Nhã Ba La Mật được đẩy lên bề mặt, Chân lý đó là tính phổ biến và vĩnh hằng của Bát Nhã Ba La Mật Ða.

 

Với Bát Nhã Kinh thuộc Tiểu Phẩm hệ, về Tam Muội và Ðà La Ni, có thể khảo sát các phẩm Tát Ðà Ba Luân Bồ Tát và Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát.

 

Với sự nhứt tâm chí thành cầu Bát Nhã Ba La Mật Ða, Bồ Tát Tát Ðà Ba Luân được Bồ Tát Ðàm Vô Kiệt thủ hộ, làm thiện hữu, và nhờ vậy đắc được Bát Nhã Ba La Mật Ða.

 

Vững tin Bát Nhã Ba La Mật Ða là chân lý tối cao duy nhất, đồng thờI tin chắc rằng người tìm cầu chân lý đó đuợc chư Phật, Bồ Tát quá khứ, hiện tại và tương lai ủng hộ, niềm tin đó là từ trong Tam Muội thấy Phật mà có được. Ðạo Hạnh Tam Muội Kinh gọi Tam Muội này là Tất Kiến Thập Phương Chư Phật Tam Muội (Tam Muội Thấy Rõ Chư Phật Mười Phương.)

  

TẤT KIẾN THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT TAM MUỘI VÀ BÁT NHÃ TAM MUỘI

 

Tam Muội Thấy Chư Phật Trong Mười Phương (Kiến Thập Phương Chư Phật Tam Muội) tương đương với sáu mươi hai loạI Tam Muội trong Bát Thiên Tụng. Trong Bát Thiên Tụng, Tam Muội thứ mười bốn và thứ mười lăm gốm có Tam Muội Hiển Xuất Kính Diện Ánh Tượng và Tam Muội Kiến Nhứt Thiết Như Lai. Ngoài ra còn có các Tam Muội Tán Hoa Xưng Tán Chư Phật Thuyết Pháp, Trang Nghiêm Liên Hoa, và Thần Thông Vô Úy Du Bộ Chư Phật Quốc Ðộ. Theo đây khảo sát, chúng ta thấy rằng sáu mươi hai Tam Muội là Phật trên tòa liên hoa ở trong cõi Phật nói về những tâm niệm của chư Phật. Do đó, điểm then chốt của các Tam Muội đó là lấy sự thấy Phật nghe Pháp làm nội dung niệm Phật (Tam Muội), đó là Bát Nhã Tam Muội.

 

Dù có những điểm khác nhau, các Tam Muội đều nhứt trí về việc chư Phật hiện ra trong thực tế để thuyết Pháp. Trong Thực Tướng Tam Muội, tính vĩnh hằng, tính vô ngại của Bát Nhã Ba La Mật Ða được soi thấy và trì giữ.

Trong Kiến Thập Phương Chư Phật Tam Muội, nhờ vào sự hiển hiện của Phật Ðà, tin nhận, trì giữ tính phổ biến của chân lý Không. Với sự quy y vào Phật Ðà, mong muốn một lần thấy lại Ðức Phật của Phật Giáo đồ Ðại thừa kỳ khi nghĩ đến Ðức Phật với đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, miệng đang thuyết Bát Nhã Tánh Không, do đó, trong Niệm Phật Tam Muội, tưởng nghĩ tướng hảo của Phật, khai triển sự chứng đắc Vô Tướng Tam Muội về tánh Không, tức Không Tam Muội. Chứng đắc Không tức thực hiện Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác. Như Tát Ðà Ba Luân Bồ Tát, vị Bồ tát thực tiễn trong Bát Nhã Ba La Mật, thấy Phật trong Niệm Phật Tam Muội, nhận lãnh sự giáo hóa và tin chắc, khi chứng ngộ tánh Không Bát Nhã, được Phật thọ ký - thấu hiểu Bát Nhã Ba La Mật Ða - thực hiện Vô Thượng Chính Giác, tương lai thành Phật.

 

ĐÀ LA NI VÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

 

Theo Bát Nhã Kinh thuộc Tiểu Phẩm hệ, Ðà La Ni và Tam Muội tương ưng, quan hệ mật thiết trong quá trình triển khai.

 

Sự phát triển của Ðà La Ni (dhàranì, tổng trì), trong Bát Nhã Kinh thuộc Ðại Phẩm hệ chứa đựng nội dung phức tạp. Trong Tiểu Phẩm chỉ thấy một vài iển hình. Một trong những điển hình đó là chương thứ ba mươi của Bát Thiên Tụng Bát Nhã Kinh, Bồ tát Tát Ðà Ba Luân khi tu hành Bát Nhã Ba La Mật Ða, theo âm thanh của Như Lai truyền đi trong không trung, dạy đến bái phỏng Bồ tát Ðàm Vô Kiệt. Lúc bấy giờ, Ngài biết Bồ tát này " năm là Trong đoạn trên, ta không thấy Như Lai xuất hiện một cách hiện thật trong Tam Muội dạy Bát Nhã Ba La Mật Ða. Từ Tam Muội, Bồ Tát Tát Ðà Ba Luân, do nghe âm thanh Như Lai dạy mà hướng về vị Bồ tát có đầy đủ công đức là Ðàm Vô Kiệt. Bồ tát Tát Ðà Ba Luân trải qua nhiều khốn khổ, cuối cùng gặp được sự xuất hiện chân thật trong thực tế, được dạy giáo lý về Không "Như Lai đến đi không biết". Ở đây sự cầu học Bát Nhã Ba La Mật Ða được lấy làm chủ đề. Ðiểm chúng ta lưu ý là: Không thấy Như Lai xuất hiện một cách hiện thật trong Tam Muội, thực chứng chân lý Không Sinh Không Diệt.

 

Ðà La Ni của Bồ tát Ðàm Vô Kiệt, trong Bát Thiên Tụng cũng xuất hiện một lần. Bồ Tát Tát Ðà Ba Luân sau bao nhiêu gian nan, gặp được "bậc Thánh Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát Ðại sĩ, ngài đã hoạch đắc được Ðà La Ni, có đủ năm thần thông, phụng sự các bậc Thánh trong thời quá khứ, trồng các căn lành, học rành Bát Nhã Ba La Mật Ða và Phương Tiện tối cao." Trong đây, ngài Tát Ðà Ba Luân không thấy Như Lai. Trong Phẩm Ðàm Vô Ánh Bồ Tát trong Ðạo Hạnh Bát Nhã Kinh, khi Bồ tát Ðàm Vô Kiệt, từ trong Phật Thân Duyên Khởi Không, nói với Bồ tát Tát Ðà Ba Luân lý do Như Lai không đến không đi, dạy về Bách Ức Bồ Tát Tật Ðắc Ðà Lân Ni Pháp:

"Lúc bấy giờ Bồ tát Ðàm Vô Ánh nói về Thân Phật. Bốn vạn tám ngàn Bồ tát đều đắc hạnh Tận Tín. Trăm ức Bồ Tát đều đắc các pháp Ðà Lân Ni. Hai trăm ức Bồ Tát đắc vô sở quái ngại vấn giai năng chấp. Bốn trăm ức Bồ Tát đều đắc A Duy Việt Trí Bồ Tát. Tám vạn ức Bồ Tát đều đắc A Xà Tịnh Hạnh Trụ Pháp."

(Thị thời Ðàm Vô Ánh Bồ Tát thuyết Phật Thân thời. Tứ vạn bát thiên Bồ Tát tức giải đắc Tận Tín chi hạnh. Bách ức Bồ Tát tất đắc chư Ðà Lân Ni pháp. Nhị bách ức Bồ Tát đắc vô sở quái ngại vấn giai năng chấp. Tứ bách ức Bồ Tát giai đắc A Duy Việt Trí Bồ tát. Bát vạn ức Bồ tát giai đắc A Xà Tịnh Hạnh Trụ Pháp.)(Ðại chính, quyển 8, trang 477.)

 

Lại, trong Bát Thiên Tụng, có đoạn như sau: "Ðàm Vô Ánh Bồ Tát đáp: Khi ông hỏi ta về giáo lý Như Lai không đến không đi, trong khi ta thuyết, có tám ngàn hữu sinh được Vô Sanh Pháp Nhẫn, tám mươi na do tha hữu sinh phát tâm hướng Vô Thượng Chính Ðẳng Giác, sáu vạn bốn ngàn hữu sinh đối với sự vật được pháp nhãn thanh tịnh không trần không cấu." Theo đó, ta thấy rằng Ðà Lân Ni trong Ðạo Hạnh Bát Nhã Kinh quan hệ mật thiết với Vô Sanh Pháp Nhẫn.

 

CHÂN NGÔN VÀ ĐÀ LA NI

 

 Về tính chất phổ biến của Ðà La Ni, trong toàn bộ kinh điển do Ngài Chi Lâu Ca Sấm dịch, sự quan hệ giữa Ðà La Ni và Không của Bát Nhã như là nói về cùng một sự.

 

Tuy nhiên trong Bát Nhã Kinh thuộc Tiểu Phẩm hệ, chỉ thấy xuất hiện một ít Ðà La Ni, tập trung chung quanh việc Bồ Tát Tát Ðà Ba Luân cầu học Bát Nhã Ba La Mật Ða, những Ðà La Ni này mang tính chất vĩnh hằng. Như đã thấy, nơi Bồ Tát Ðàm Vô Kiệt, Ðà La Ni được trang nghiêm như đứng đầu các công đức, nhờ đó làm người thủ hộ, người bạn lành của Bồ Tát Tát Ðà Ba Luân. Ðà La Ni được coi như đức mục đứng đầu của người thủ hộ Bát Nhã Ba La Mật Ða. Người thủ hộ, Bồ Tát Ðàm Vô Kiệt, vượt thời gian mà xuất hiện, do đó Ngài cũng tượng trưng cho tính phổ biến.

 

Như vậy, Ðà La Ni từ khởi thủy đã có tính vĩnh hằng của Bát Nhã Ba La Mật Ða, tức là tính chân lý. Ðà La Ni về sau cùng với Biện Tài và Chân Ngôn kết hợp trong một sự triển khai phức tạp. Tuy nhiên, nếu Ðà La Ni

từ căn để, với cái nhìn từ Bát Nhã Ba La Mật Ða, dù đã trải qua một quá trình diễn biến triển khai phức tạp, không thể không thừa nhận rằng toàn bộ đã triển khai theo sát Bát Nhã Ba La Mật Ða.

 

Nói về Ðà La Ni và Chân Ngôn, trong giai đoạn mới phát triển của Ðại thừa, sự quan hệ giữa Ðà La Ni và Chân Ngôn, Minh Chú không mấy mật thiết. Nếu có quan hệ thì Ðà La Ni được coi là mục đích, còn Chân Ngôn là phương pháp. Ý nghĩa của Chân Ngôn không khác gì hơn là những chú thủ hộ làm cho ác quỉ, la sát, não hại tránh xa. Ðến thời trung kỳ, tức thời kỳ kinh điển Ðại thừa với Tạp Mật, Chân Ngôn vượt qua ý nghĩa chỉ là những chú thủ hộ, mà trở nên nhờ tụng đọc Chân ngôn, có thể đạt đến mục đích tối cao là Vô Thượng Chính Ðẳng Giác. Từ ý nghĩa chỉ là những chú thủ hộ, Chân Ngôn phát triển thành mục đích thành Phật. Ðến đây thì Chân Ngôn và Ðà La Ni đồng hóa.

 

Một lý do là: Chư Phật hiện tiền trong Tam Muội, đồng thời trong khi nhờ Ðà La Ni mà xác nhận được Chân Lý Bát Nhã Ba la Mật Ða, tự nơi Bát Nhã Ba La Mật Ða khởi ra sự thủ hộ. Bát Nhã Ba La Mật Ða trở thành thủ hộ chú, tiếp nhận bốn vị thần thủ hộ là bốn Thiên Vương bảo hộ người tín phụng Bát Nhã Kinh, làm cho không bị ác quỉ, la sát hại. Trong thực tế, Bát Nhã Kinh lúc bấy giờ không thuyết các thần chú về bốn vị Thiên Vương. Bát Nhã Ba La Mật Ða thành thủ hộ chú, thủ hộ Pháp Sư tụng đọc Bát Nhã Ba La Mật Ða Kinh. Các Kinh điển khác ngoài Bát Nhã Kinh không trực tiếp thuyết Bát Nhã Ba La Mật Ða, do đó, để ủng hộ Pháp Sư cần có thủ hộ chú về Bát Nhã Ba La Mật Ða.

 

Về sự đồng hóa giữa Ðà La Ni và Chân Ngôn, đối với Pháp Sư, người mà qua đó Ðà La Ni thể hiện, Biện Tài và Thủ Hộ Chú trở nên tất yếu, Ðà La Ni cùng với Chân Ngôn Thủ Hộ Chú bắt đầu đồng hóa. Ðiểm chú ý là Ðà La Ni và Biện Tài đều chỉ là một mặt thực tiễn của Bát Nhã Ba La Mật Ða, do đó gắn liền. Chân lý Bát Nhã Ba La Mật Ða là bất biến, khởi ra sự bảo hộ. Pháp Sư là người thể hiện Ðà La Ni, do đó, vì bảo hộ Pháp Sư mà tạo ra Chân Ngôn, giống như xưa, để bảo hộ Ðà La Ni nên có Chân Ngôn. Bảo hộ Pháp sư có nghĩa làm cho tài hùng biện liên tục không dứt. Bát Nhã Kinh mở bày Tánh Không Bát Nhã. Các kinh điển Ðại Thừa khác tuyên thuyết Chân Ngôn, Thần Chú, trên thực tế là làm cho sự thuyết Pháp, biện tài kế tục không dừng. Nhờ Ðà La Ni làm cho Chân Ngôn cùng thuyết Pháp, biện tài vô ngại, tức, với mục tiêu bảo hộ Pháp sư, cả hai tương liên không thể tách rời, và cuối cùng Ðà La Ni và Chân Ngôn đồng hóa.

 

Như trên đã nói, đọc tụng Chân Ngôn, với sự đồng hóa giữa Ðà La Ni vớI Chân Ngôn, có mục đích là thành Phật tức Chính Ðẳng Giác. Tuy nhiên về mục đích thành Phật của việc đọc tụng Chân Ngôn, trong các Kinh điển Ðại Thừa và Kinh điển thuần Mật có hai loại khác nhau là tiệm và đốn: Ðại Thừa thành Phật là a tăng kỳ thành Phật, tại Tín Giải Hành Ðịa và Thập Ðịa trở lên, nếu không qua ba a tăng kỳ kiếp (ba vô lượng kiếp)

chứa góp các công đức lành, thì không thể thành Chánh Giác. Nhưng theo Ðại Nhựt Kinh, thì khi phát tâm tức liền đến (phát tâm tức đáo), cho rằng có thể thành Phật ngay trong hiện đời.

 

BỐN LOẠI TRÌ

 

Theo Tổng Thích Ðà La Ni Nghĩa Tán của Bất Không, đầu tiên, Như Lai trong trăm ngàn cu chi a tăng kỳ kiếp, tích chứa tư lương bồ đề, gia trì Ðà La Ni Chân Ngôn văn tự có khả năng làm cho Bồ Tát đốn ngộ, nhờ đó tương ưng mà tích chứa tư lương phước đức cùng trí tuệ. Lại lúc tu đạo, Bồ Tát Ðại Thừa dùng hai thứ tu hành để tu đạo Vô Thượng Bồ Ðề. Ðó là: nhờ Ba La Mật tu hành thành Phật, và nhờ ba Mật Môn Chơn Ngôn Ðà

La Ni tu hành thành Phật. Chân Ngôn và Ðà La Ni phân ra làm bốn loại tổng trì: Pháp Trì, Nghĩa Trì, Tam Ma Ðịa Trì và Văn Trì.

 

Pháp Trì: Do được Trì này nên diệt được mọi pháp tạp nhiễm, chứng được pháp giới thanh tịnh.

 

Nghĩa Trì: do được Trì này nên nơi nghĩa một chữ ngộ được trăm ngàn vô lượng Kinh điển, khi diễn thuyết nghịch thuận tự tại.

 

Tam Ma Ðịa Trì: Nhờ Trì này được không tán động Tam Muội hiện tiền, ngộ vô lượng trăm ngàn Tam Muội, do đó tăng tâm Bi của Bồ tát, theo nguyện thọ sinh sáu nẻo không bị phiền não, nương theo phiền não phá hoại Tam Muội, nhờ Tam Muội này chứng năm thần thông, thành tựu lợi lạc vô số hữu tình.

 

Văn Trì: Nhờ Trì này mà thọ trì Ðà La Ni, thành tựu sự nghe hết thảy Khế Kinh, nơi hết thảy chư Như Lai và Bồ Tát, nghe trăm ngàn vô lượng kinh điển không bao giờ quên.

 

Bốn loại Trì này nương vào Ðà La Ni thọ giữ Kinh Luận lưu thông trong pháp giới không bao giờ quên, nói giáo pháp thọ trì không cùng tận, làm lợi hữu tình, tạo các công đức. Pháp Trì biểu thị khả năng năng trì năng độ của Ðà la ni; Nghĩa Trì biểu thị biện tài; Tam Ma Ðịa Trì biểu thị sự giao tiếp bí mật không rời giữa Ðà La Ni và Tam Muội của Tâm Ðịa Quán Môn; Văn Trì là không bỏ mất đa văn. Những điều này đối với Ðà La Ni Hiển Giáo trong Ðại Trí Ðộ Luận, Ðại Tập Kinh không khác.

   

Ðối với sự phân làm bốn loại của Ðà La Ni, chúng ta có thể nghĩ đến bốn loại Ðà La Ni trong Bồ Tát Ðịa. Trong Bồ Tát Ðịa, Ðà La Ni phân thành Pháp, Nghĩa, Chân Ngôn, Năng Ðắc Bồ Tát Nhẫn. Trong đó, Pháp Ðà La Ni và Nghĩa Ðà La Ni, như tên gọi, tương ứng với nghĩa ở trên. Chân Ngôn Ðà La Ni và Năng Ðắc Bồ Tát Nhẫn Ðà La Ni là nói về tính hữu hiệu của Ðà La Ni, trong Tam Muội quán chiếu về ý nghĩa của Ðà La Ni đó (trên thực tế là thể nhận được tính vô nghĩa, Không của Chân ngôn), trong ý nghĩa này, hai loại Ðà La Ni đó liên quan với Tam Ma Ðịa Trì ở trên.

 

BỐN NGHĨA CỦA CHÂN NGÔN VÀ BỐN NGHĨA CỦA MẬT NGÔN

 

Ở trên Ðà La Ni phân thành bốn loại Trì. Về Tam Mật Môn của Chân Ngôn phân làm Chân Ngôn, Mật Ngôn, Minh. Mỗi loại lại gồm có bốn nghĩa: Pháp, Nghĩa, Tam Ma Ðịa, Văn. Chân Ngôn, Chân là tương ưng với Chân Như, Ngôn là nghĩa đầy đủ chân thật, đều có bốn nghĩa như sau:

 

Pháp Chân Ngôn: lấy pháp giới thanh tịnh làm Chân Ngôn.

  

Nghĩa Chân Ngôn: tương ưng với Thắng Nghĩa. Trong mỗi mỗi chữ đều có ý nghĩa của Thật Tướng.

   

Tam Ma Ðịa Chân Ngôn: Người tu theo hạnh Du Già dùng Chân Ngôn này, chí tâm nơi Nguyệt Luân Kính Trí, dàn bố các chữ Chân ngôn, chuyên tâm không tán loạn, chóng chứng Tam Ma Ðịa, cho nên gọi là Tam Ma Ðịa Chân Ngôn.

 

Văn Trì Chân Ngôn: Từ chữ OM đến Ta-Bà-Ha (svàhà), văn tự trong khoảng giữa, mỗi chữ đều gọi là Chân Ngôn.

 

Ở đây, Pháp Chân Ngôn là Thanh tịnh Pháp giới, Nghĩa Chân Ngôn khiến cho hiểu rõ thắng nghĩa thực tướng, Chân Ngôn được coi là Chân Như, hiện tướng của Chân Tế (chân lý). Chân Ngôn ở đây đựợc coi là thắng nghĩa, là Chân tế, không phải là phương tiện. Do đó, như nói về Tam Ma Ðịa Chân Ngôn, người tu hạnh Du Già nương vào nguyệt luân kính trí của tự tâm, bố trí Chân Ngôn này, nhập vào Tam Muội, chứng Tam Ma Ðịa của Như Lai.

 

Thứ đến, nêu ra bốn nghĩa của Mật Ngôn là Pháp Trì, Nghĩa Trì, Tam Ma Ðịa Trì, Văn Trì. Nói về Pháp Mật Ngôn, Mật Ngôn trong Tam Mật Môn không phải là chỗ của hàng ngoại đạo phi pháp và Nhị Thừa, mà là quỹ tắc, ấn khế, mạn đà la của hành giả tu Mật Ngôn nghe và tu trì. Tam Mật Pháp môn chỉ có Thầy trò truyền bảo, người ngoài không biết được.

   

Như vậy, Văn Trì Mật Ngôn xuất phát từ Văn Trì Ðà La Ni (dhàrana-dhàrani) trong Bát Nhã Kinh thuộc Ðại Phẩm hệ. Văn Trì biểu thị tính chất nhớ giữ không mất vốn đầy đủ của Ðà La Ni, rồi từ đó chuyển thành ý chỉ  đệ tử do Thày truyền dạy pháp môn Chân Ngôn.

Nguyên Hảo soạn dịch

16,400

Quách Tấn và Hàn Mặc Tử *

ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (*) L.T.S: Tưởng niệm nhà thơ Phạm Công Thiện lại nhớ nhà thơ Quách Tấn, nhớ nhà thơ Quách Tấn lại nhớ nhà thơ Hàn

14,729
Hình Ảnh Tăng Già Tây Tạng Mật Tông Hành Nghi Cổ Phật Khất Thực

Trong Pháp Hội Đại Cầu Nguyện Lần Thứ 28, do Ngài Đại Bảo Pháp Vương đời thứ 17 làm chủ Pháp tại Đại Tháp Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ. Vâng lời

22,888
TẤT CẢ CHỈ LÀ PHỤNG SỰ - Sưu tầm : Người Miền Tây

Đôi khi, cuộc sống chỉ cho ta duy nhất một cơ hội để được yêu thương, được quan tâm, được học hỏi, được làm những gì mình muốn. Một khi chúng ta

876
TÂM LUÔN TRỐNG KHÔNG - TÂM LUÔN PHẢN CHIẾU MỌI VẬT

Bữa nay, bữa thứ mười hai là đúng một năm rồi đó, cũng vẫn là chủ đề chánh niệm tỉnh giác. Bây giờ mọi người đều biết chánh niệm tỉnh giác như

639
“Tư duy lại nhân lực và nhân tài”

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoàiTT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là

15,252
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc