Bài Viết (701)


CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA - HUNGKAR RINPOCHE

998

Chúng ta qua pháp Cúng dường Mạn đà la. Đây là một pháp tu rất phổ biến ở Tây Tạng. Các dòng phái khác nhau của Kim cang thừa Tây Tạng thì đều có pháp cúng dường Mạn đà la.

Riêng trong dòng Longchen Nyingthik thì pháp cúng dường Mạn đà la có một số điểm hơi đặc biệt. Đó là cúng dường tam thân Mạn đà la : cúng dường Ứng hóa thân Mạn đà la, sau đó là cúng dường Báo thân Mạn đà la và cuối cùng là cúng dường Pháp thân Mạn đà la.

Trong phần cúng dường Ứng hóa thân Mạn đà la, chúng ta quán tưởng giống như trong lời tụng: « Cả tam thiên đại thiên thế giới... Pháp vương.» Chúng ta quán tưởng là tất cả vũ trụ này gồm có tam thiên đại thiên thể giới, tức là có một tỷ thế giới. Mỗi thế giới tràn ngập thất bảo cùng tất cả tài sản của trời, của người - tất cả những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất mà ta có thể hình dung được. Tất cả những báu vật đó cùng với thân, khẩu, ý của mình chúng ta cúng dường Tam Bảo, chư Phật, chư Bồ Tát ... -tất cả đối tượng cúng đường của chúng ta. Khi thực hiện pháp cúng dường Ứng hóa thân Mạn đà la này thì đối tượng cúng dường là Đàn tràng Cây Quy Y. Như vậy, cũng có thể quán tưởng Đàn tràng Cây Quy Y trước mặt của mình, và quán tưởng là chúng ta cúng dường tất cả thất bảo và tài sản của tam thiên đại thiên thế giới lên chư Phật, chư Bồ tát, lên Đàn tràng Cây Quy Y.

Phần thứ hai - cúng dường Báo thân Mạn đà la: «Cõi Phật vô thượng đầy hi lạc và đẹp đẽ... Báo thân Phật cảnh.» Ta quán tưởng tất cả những gì trong cõi Báo thân tịnh độ Phật đều tốt đẹp và ta cúng dường tất cả. Kết quả của pháp cúng đường này là ta được thọ hướng được Báo thân Phật cảnh.

Tiếp theo là pháp “cúng dường Pháp thân Mạn đà la: 《Tất cả diệu hữu tột cùng thanh tịnh... Pháp thân Phật cảnh.» Nếu ta hiểu đúng nghĩa của pháp tu này thì đây là pháp cúng đường cao nhất. Nếu khi ta trực nhận được chân tánh của tâm, khi ta trụ được trong tánh thì đó là cúng dường Pháp thân Mạn đà la. Tuy nhiên, hiện tại khi chúng ta chưa làm được điều đó thì trước mắt phải hiểu đã. Tức là chúng ta có thể quán chiếu, có thể nghĩ rằng vạn pháp tự nó là thanh tịnh. Chân tánh của chúng ta và của tất cả mọi loài hữu tình là thanh tịnh. Tánh Không bao trùm khắp pháp giới. Khi chúng ta quán chiếu như vậy, hiểu và tin như vậy thì đó là pháp cúng dường tốt nhất. Chúng ta có thể nghĩ rằng chân tâm bản tánh của ta là thanh tịnh và ta muốn cúng đường lên chư Phật thì đó cũng là cúng dường Pháp thân Mạn đà la.

Để tích lũy túc số 100.000 cúng dường ta có thể dùng lời tụng trong các nghi quỹ khác nhau. Như trong nghi quỹ dài có Pháp cúng dường Mạn đà la ngắn «Sa shi po kyi ... » mà cuốn nghi quỹ ngắn này không có. Phần đó có thể thay thế cho phần cúng dường Tam thân Mạn đà la thầy mới trình bày ở phần trước.

"Lời Đạo Sư - Giáo Huấn Khẩu Truyền Của Bổn Sư" Việt Dịch : Hiếu Thiện, NXB Tôn Giáo 2016.

998

TỪ BI - KHANGSER RINPOCHE

Khi tôi nói đến lòng từ bi và tầm quan trọng của việc tu dưỡng lòng từ bi, điều này không liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào, mà đây chỉ

835
La Hán, Bồ Tát, Phật là gì ?

Đúng như vậy, nhiều người hiện nay không hiểu rõ La Hán, Bồ Tát, Phật là gì. Thậm chí có những Phật tử tin Phật đã lâu năm cũng mờ mịt đối

883
HƯỚNG DẪN VÀO THIỀN ĐỊNH SHAMATHA - Việt Dịch: Thanh Liên

Dẫn nhậpThiền giả quá hăm hở khi nắm bắt những giáo huấn thiền định đúng đắn có thể bị cuốn hút khiến lướt vội qua những đề mục về lòng sùng mộ,

11,833
KINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNG

TRÍ THANH TỊNH NHƯ LAIKINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNGTích tập nghiệp là tâmQuán sát pháp là tríHuệ hay chứng vô tướngLiền tự tại oai quang.Cảnh giới buộc là tâmGiác

1,679
ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN - BỐN TÂM VÔ LƯỢNG

Bốn vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả. Từ là ái niệm chúng sanh; thường tìm việc vui thích an ổn làm lợi ích cho chúng sanh. Bi là mẫn nhiệm

896
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc