Tin Tức (680)


TƯ TƯỞNG VÀ CÁC HÌNH TƯỚNG TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG

563

_Thưa thầy những tư tưởng của con người có sẵn? Hay là mình mới suy nghĩ ra?
_ Có sẵn đâu có sẵn, trước khi cha mẹ mình sinh ra mình đâu có những tư tưởng đó đâu. Đó là những cái duyên sanh, nó khởi trong một hoàn cảnh như vậy thôi. Nó có sẵn sau được, bây giờ anh là người Pháp anh sẽ thấy cuộc đời này nó khác liền hà, phải hông? Còn mình là người Việt Nam mình thấy cuộc đời này nó khác. Rồi người giàu thì thấy cuộc đời này khác, còn người nghèo thấy cuộc đời này khác. Cái đó là đâu phải nó có sẵn đâu, những thông tin đó nó mới vô đây thôi. Nhưng nên nhớ, y như cái mạng internet bao nhiêu thông tin nó cũng không đầy hết. Mà trong mạng đó mình mỗ sợi dây truyền dẫn bằng cáp quang gì đó, mình mỗ cũng không thấy có thông tin nào trong đó hết.
Nó không có gì hết, nó mới làm không gian cho mọi thông tin dùng.
Có phải là mình thấy ý tưởng của mình là mới có đây thôi phải hông? Rồi nó nãy sinh ra từng ngày, từng ngày một nó nãy sinh ra cái mới. Nên nhớ là nó có nãy sinh bao nhiêu thì nó không đầy không gian tâm của mình được, và cái không gian tâm đó là nó không có chứa cái gì hết. Thật sự nó không chứa cái gì hết, thật sự nó không in cái gì hết; cho nên mình mới có giải thoát được. Và cái nghiệp là những cái dấu in của mình chớ không có cái gì hết. Nhưng nó in là in ở ngoài vậy thôi, chớ trong cốt lõi nó không có in nổi được, cũng như bụi bậm ở ngoài mình thôi chớ trái tim của mình nó đâu có bụi trong đó được.
Phải hông?
Bởi vậy trong Phật giáo Tây Tạng kêu Kim Cương thừa là vậy.
Kim cương là cái tâm của mình ở cốt lõi nó y như Kim Cương không có cái gì mà trà trộn vô nó được hết. Còn dĩ nhiên cái bao bì của viên kim cương thì bụi bậm tùm lum. Bởi vậy mới kêu là vốn thanh tịnh là vậy, không có cái gì trà trộn.
Thành ra mình phải thí nghiệm coi thử có hay không? Coi thử những ý tưởng của ngày hôm qua, những quang cảnh của ngày hôm qua, có in thật sự vô trong cái tâm mình được hay không? Coi lại coi, nếu in thật sự thì mình tìm phải ra, phải hông? Nếu cái hình tướng ngày hôm qua tôi đi đâu tôi thấy một trái núi nào đó nếu in thật sự thì tôi phải tìm cho ra, nhưng thật sự tôi tìm đâu có ra. Chứng tỏ nó đâu có in.

_Con bạch thầy, có những tư tưởng nó rất thân quen với cả mình như con con rất thích những biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng chẳng hạn, nếu những ý tưởng, những hình ảnh thân quen đó, nếu mình xét tận gốc rễ, sẽ không có nguồn gốc. Nhưng thực tế thì, con hiểu cái ý của thầy không có nguồn gốc tức là trải qua rất là nhiều đời nhiều kiếp mình đã thân quen rồi, cho nên nó cũng không bắt đầu từ đâu và không đi về đâu. Đấy là mình hiểu theo cái nghĩa như vậy.
_Thật sự ra những hình ảnh của Tây Tạng hay những vị bổn tôn của mình, mình quán tưởng bổn tôn mình trì chú, đó mới gọi là giai đoạn phát triển hay là giai đoạn sáng tạo thôi. Còn thật sự bước qua giai đoạn gọi là giai đoạn thành tựu, là mình phải hòa tan những cái đó vào trong tánh Không hết. Không còn một dấu vết nào của hình tướng trong đó hết. Thành ra trong kinh Kim Cương mới nói là: “Lìa tất cả tướng, gọi là chư Phật”; Phật không có tướng nào hết á, không có tướng nó mới không đụng chạm chớ, phải hông?
Thành ra trong cái quán tưởng của mình đó nó gọi giai đoạn đầu là giai đoạn quán tưởng, giai đoạn phát triển hay là giai đoạn sáng tạo. Là mình quán tưởng vị Bổn tôn của mình vậy, nhưng mà cuối giai đoạn đó là mình hòa tan vị bổn tôn với chúng sanh với ánh sáng với cả thân thể mình, thì mình hòa tan trong đó, khi hòa tan được rồi, hòa tan nó thành một không gian không có cái gì trong đó hết; từ đó mà thiền định thì mới gọi là giai đoạn thành tựu.
Nên nhớ những hình ảnh đó chỉ là Hóa thân và Báo thân của vị đó chớ chưa phải là Pháp thân. Cũng như đức A Di Đà, cõi của đức A Di Đà là báo độ, báo độ là Báo thân của ngài thôi, chớ không phải là Pháp thân.
Pháp thân của ngài là không có hình có tướng gì hết, thành ra nó mới thành Vô lượng quang được (ánh sáng vô lượng). Nó không có hình có tướng gì hết, nếu mà ánh sáng đó nó có một hình một tướng thì nó giới hạn trong đó, nó không thể vô lượng được.
Vô lượng thọ cũng vậy, nếu như mà ngài sống một triệu năm đi nữa, thì một triệu năm nó vẫn giới hạn, vô lượng thọ là không có thời gian trong đó nữa, phải hông? Khi mà mình nói đức A Di Đà là vô lượng thọ thì trong đó không có thời gian nữa; thành ra không thể nói là dài hay ngắn, lâu hay mau, lâu cỡ nào…bởi vì không có thời gian.
Cho nên mình thích những cái đó, đó là những phương tiện cao cấp, nhưng chưa phải là cứu cánh cuối cùng; cứu cánh cuối cùng là không có một cái gì hết.
Thành ra bên Nguyên Thủy có nói: Niết bàn dầu có triệu người vào Niết bàn thì nó cũng không rộng, không chật thêm, mà không có ai vô nó cũng không rộng thêm.
Đó, cái Niết bàn là vậy đó, dầu có triệu người vô nó không chật, mà không có ai vô nó cũng không rộng. Chớ còn mình có hình tướng, Phương Thảo ôm một mớ những cái này cái nọ, nói là thứ này để tôi đem vô Niết bàn, thầy cũng ôm một mớ của thầy, kinh sách đồ gì đó đem vô; thì Niết bàn nó sẽ chật hà, phải hông? Nếu người nào cũng có chứa, tôi chứa những thứ này thân thiết với tôi lắm để tôi đem vô Niết bàn, ông nào cũng để dành dụm bao nhiêu đời đem vô Niết bàn, Niết bàn nó chật cứng trong đó.
Niết bàn nó là: Không, vô tướng, vô nguyện; cho nên nó không bao giờ chật hết; còn mình đem cái tướng vô nó sẽ chật, mỗi ông đem mỗi tướng thôi là nó chật.
Không, Vô tướng, Vô nguyện mới là Pháp thân.
Còn cái kia là Báo thân, và Hóa thân, mà Báo thân và Hóa thân đó nó gọi là Sắc thân, mà sắc là nói đến chuyện sinh diệt. Ví dụ như đức Quán Âm hiện ra với người nào đó rồi biến mất thì cũng là sinh diệt rồi, phải hông? Hiện ra đâu phải cứ ở với người đó miết đâu. Hiện ra rồi biến mất, sắc thân là sanh diệt.
Cho nên mình sẽ thấy ví dụ như là mình thấy Ngũ trí Như Lai, đức Phật A Di Đà thì màu đỏ, về hướng Tây, Đại là Hỏa đại. Đó, tất cả những cái đó chỉ là biểu hiện của cái vị ở trung tâm, đó là Tỳ Lô Gía Na.
Tỳ Lô Gía Na là Pháp Giới Thể Tánh Trí, Pháp Giới Thể Tánh Trí là không có cái gì, cái vị ở giữa đó là không có màu có sắc gì hết.

Tánh Hải Kinh ghi

563

XUÂN VỚI CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM

Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090, đời thứ tư dòng Vô Ngôn Thông)Hỏi: "Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa mọi người, ngộ được bản ý gọi là xuất thế,

907
Tin Phạm Công Thiện

Tin Phạm Công Thiện*Mỗi người có một cách nhìn, nghĩ về ông khác nhau. Ảnh hưởng và những đóng góp của ông về tư tưởng, thi ca, nhất là đối với giới

16,651
CHỮ CHÁNH TRONG BÁT CHÁNH ĐẠO VÀ TỰ TÁNH

_Xin phép thầy và cùng đại chúng Đạo Tông cũng xin góp thêm về vấn đề chánh tín. Xưa nay cũng có vị chưa hiểu đúng tiêu chuẩn của nó. Luôn cả

574
KINH NGHIỆM TÁNH KHÔNG

_Khi mà mình nói về bản tâm đó thầy, các kinh điển mô tả nó rỗng lặng, trong sáng, thanh tịnh, và nhiều phản ứng tốt đẹp, và mình tu tập trên

549
PHƯƠNG TIỆN LÀ BIỂU HIỆN CỦA PHẬT PHÁP

Phương tiện thực sự ra nó là một trong bản tánh trong nền tảng, thì mình tu mình đi theo cái phương tiện nào thuận tiện của mình, đó là cái của

732
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc