Other (439)


CHIẾC ĐÒN GỖ - Sylvia Boorstein

1,017

Sylvia Boorstein (sinh năm 1936) vừa là một bác sĩ tâm lý học và cũng vừa là một vị giáo thọ Phật giáo.
Bà là một trong những vị giáo thọ, cùng với Jack Kornfield, sáng lập ra Trung tâm Thiền tập Spirit Rock ở tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Bà Sylvia có một lối dạy rất thực tiễn và cụ thể, với quan niệm rằng cuộc sống hằng ngày chính là thiền tập của chúng ta.
-------------
Nhiều năm trước, tôi có tham dự một khóa tu thiền quán nghiêm túc kéo dài vài tuần. Trong những ngày ấy, không những tôi sử dụng một chiếc tọa cụ để ngồi thiền mà còn giữ một chiếc đòn gỗ cạnh bên, để khi nào cảm thấy đau mỏi tôi có thể đổi sang ngồi. Tôi rất sợ cơ thể mình sẽ bị đau, và tôi cảm thấy mình cần hết mọi sự giúp đỡ chung quanh. Tôi cũng thường chọn ngồi sát vách tường ở cuối thiền đường để khi cần có thể dựa lưng.

Một buổi chiều, tôi đang an ổn ngồi thiền trên tọa cụ ở chỗ thường ngày của mình gần vách tường cuối phòng, với chiếc đòn gỗ sát một bên. Đột nhiên, tôi nghe có tiếng quần áo sột soạt đi đến gần. Tôi hé mắt ra nhìn và thấy một bàn tay với xuống, lấy chiếc đòn gỗ của tôi và đem nó đi. Rồi tôi thấy người ấy để nó xuống một chỗ cách xa tôi, và ngồi xuống trên chiếc đòn gỗ ấy. Anh ta là một thiền sinh mới đến mà tôi chưa hề gặp trước đó trong khóa tu.
Một ngọn núi lửa của sự bực tức chợt bùng nó trong tâm tôi. Nó là một cơn giận vô cùng “chính đáng”. Anh ta đã lấy cái đòn gỗ của tôi! Trong giây phút ấy thì dầu tôi đã có tọa cụ và thân tôi cảm thấy rất an ổn, cũng chẳng nghĩa lý gì. Và dầu tôi biết là nếu cần, tôi vẫn có thể xin thêm tọa cụ hoặc một chiếc đòn gỗ khác từ ban tổ chức, điều đó vẫn không làm tôi bớt giận. Người ấy đang ngồi trên chiếc đòn nhỏ của tôi. Tôi bỏ nhiều giờ bực tức thảo ra trong đầu những lá thư gay gắt cho người đã dám lấy chiếc ghế của tôi. Thật ra, tôi không hề viết xuống một dòng chữ nào, nhưng tâm tôi không ngừng soạn thảo ra đủ hết mọi lá thư mà tôi có thể gửi cho người ấy. Từ những lời lạnh lùng vô tình, cho đến lời mỉa mai châm biếm và một đòi hỏi thẳng thừng. Mỗi ngày, người ấy vẫn đến ngồi trên chiếc đòn gỗ của tôi, rõ ràng là không một chút ngại ngùng. Mỗi khi tôi vào thiền đường, cơn giận của tôi lại tăng lên thêm một cấp bậc mới.

Mỗi ngày trôi qua, chiếc đòn gỗ của tôi không có dấu hiệu gì là sẽ trở lại với khổ chủ của nó. Một nỗi lo rằng có thể người ấy sẽ đem nó theo về nhà luôn khiến cơn giận của tôi tăng lên bội phần. Tôi bắt đầu không ưa tất cả mọi việc về người ấy. Tôi không ưa cách đi đứng của anh ta, cách anh ngồi, cách anh ta ăn uống.
Một ngày nọ, sau bữa ăn trưa mà tôi đã không ưa lối rửa chén đĩa của anh ta, tôi trở về thiền đường cho khóa thiền buổi chiều và thấy chiếc đòn gỗ của tôi đã trở về nơi vị trí cũ, cạnh bên chỗ tôi ngồi. Người sử dụng nó trong mấy ngày qua đã biến mất. Có lẽ anh ta đã đến tham dự khóa tu trễ và phải trở về sớm. Đột nhiên tâm tôi trở nên thật tĩnh lặng. Nó cũng giống như đã bị tung hoành bởi một cơn bão tố trong mấy ngày qua, và bây giờ đột nhiên cơn bão biến mất.
Tâm tôi đã phải chịu đựng một cơn bão lớn trong suốt năm ngày qua. Tôi chợt ý thức là mình đã sống trong cơn bão ấy chỉ vì một chiếc đòn gỗ nhỏ mà tôi không hề cần đến. Kinh nghiệm ấy thật lạ lùng! Tôi đã tiêu dùng hết biết bao nhiêu năng lượng của mình. Dễ Sợ thật! Tôi tự nghĩ: “Không lẽ đây lại là thái độ của tôi trong suốt cuộc đời này hay sao?”.
----*----
Trích “ Đơn Giản Hơn Ta Nghĩ” Sylvia Boorstein Người dịch: Nguyễn Duy Nhiên
NXB: Phương Đông. Năm 2017.

1,017

GIÁO DỤC THIẾU NHI THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO - Thích Phước Đạt

Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ

21,771
BÀI CA SOI SÁNG TÂM HỒI NHỚ Đức Jigten Sumgon

Thuở nọ, khi đức Jigten Sumgon [vị Tổ thứ Nhất của giòng phái Drikung Kagyu] đang an trú tại tu viện Drikung Thil [Tây-Tạng], ngài kêu gọi khoảng 30 đại đệ tử của ngài

549
TƯƠNG NHẬP

Màu sắc được sanh từ sự tương nhập của ánh sáng và bóng tối._ Saint Francis🤹 Trò chuyện là một sự tương nhập của những thế giới, một quan hệ đích thực

732
SỰ BIẾN MẤT CỦA NHỮNG LÁ THƯ CÁM ƠN

🤹Randy Pausch là giáo sư bộ môn khoa học Máy tính, tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại Học Carnegie Mellon. Từ năm 1988 đến năm 1997,

638
TÂM THỨC VÔ SƯ - J. Krishnamurti - VÕ CÔNG LIÊM

Kính dâng : mẹTâm thức vô sư không đơn thuần như ta định nghĩa; đó là thuật ngữ nhà Phật nói lên cái tâm như vô lượng, vi diệu pháp, không chấp

15,922
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc