Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The night is calm, and an autumn wind breezes by the veranda.
The mountain temple leans quietly on tree shadows.
Zen is done, and the mind becomes the oneness.
The crickets chirp; for whom is the sound?

HUYỀN QUANG (1254 - 1334)

NOTE: Oneness or diversity? Living as water, or living as millions of bubbles? The bubbles are different, forming and popping endlessly. The water is not associated with any measure, neither coming nor going. Then, for whom is the sound? When your mind becomes the oneness, the sound is you; it is your mind being manifested. In truth, we can not say oneness or diversity. Everything is what it is. There is no word adequate to describe when you see all things are just the one mind. If a Zen master places a vase in front of you, and ask you to describe what you see without giving it a name, what would you say?

A story from China's Zen history provides some notions about the oneness. One day, three monks --- Xue Feng, Qin Shan, and Yan Tou --- met in a garden. Xue Feng (822-908) pointed at a washbowl with some water in it.
Qin Shan said: "When the water is clear, the moon appears."
Xue Feng said: "When the water is not clear, the moon does not appear."
Yan Tou quietly used his foot to kick the washbowl over.

The moon symbolizes the mind's nature which is calm, bright and empty. The first sentence means that when your mind is clear, you can see, hear and perceive the emptiness nature of your mind. The next sentence means that when your mind is not clear, you can not realize the emptiness nature of your mind. And Yan Tou kicked the washbowl over to show that everything --- the washbowl, the water, the moon, the garden and all the monks in the monastery -- is actually the oneness. Inwardly and outwardly, everything is what your mind sees, hears and perceives; thus, the emptiness nature of mind encompasses everything. That is the All which the Buddha said about in the SN 35.23 Sutta.

It is noted that the historical Buddha is also regarded by many dharma masters as the supreme wisdom and immeasurable compassion. In the SN 1.26 Sutta, the Buddha said that there are four sources of light: By day, the sun radiates; at night, the moon glows; by day and at night, a fire blazes somewhere; however, the Buddha is the best of lights, beyond comparison.

Also, in Dhp verse 387, the Buddha said that there are five sources of light: By day, the sun radiates; at night, the moon glows; in armor, the king shines; in meditation, the brahman shines; at all times, by day and at night, the Buddha shines gloriously.

In the AN 1.49-50 Sutta, the Buddha said: “This mind, mendicants, is radiant. But it’s corrupted by passing corruptions. This mind, mendicants, is radiant. And it is freed from passing corruptions.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

Thus, it is easy to understand the concept of Buddha-nature, which is described by many Buddhist masters as the original mind that is calm, luminous, empty, insightful, impartial and selfless.

---  ---

CHÙA NÚI

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài 
Chùa núi im lìm gối cỏ may 
Đã được thành thiền tâm một khối 
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai ?

HUYỀN QUANG (1254 - 1334) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Một hay nhiều? Sống như nước, hay sống như hàng triệu bọt nước? Bọt nước có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, thành hình và vỡ ra không ngừng. Nước thì không liên hệ tới bất kỳ kích thước nào, không đến không đi. Vậy rồi, âm thanh đó cho ai? Khi tâm bạn trở thành một, âm thanh đó là bạn; nó là tâm bạn đang hiển lộ. Sự thực, chúng ta không thể nói một hay nhiều. Mọi thứ thì cứ như nó là. Không có một chữ thích hợp để mô tả khi bạn thấy mọi thứ chỉ là một tâm. Nếu một Thiền Sư đặt một bình nước trước mặt bạn, và yêu cầu bạn nói mà không cho nó một tên gọi, bạn sẽ nói gì?

Một câu chuyện từ Thiền sử Trung Hoa cho thấy vài ý về tính nhất thể. Một hôm, ba vị sư --- Tuyết Phong, Khâm Sơn, và Nham Đầu --- gặp nhau trong ngôi vườn. Tuyết Phong (822-908)  chỉ vào một chậu nước có nước trong đó.
Khâm Sơn nói: "Nước trong, trăng hiện."
Tuyết Phong nói: "Nước không trong, trăng chẳng hiện."
Nham Đầu lặng lẽ lấy chân đá chậu nước đổ ra.

Mặt trăng biểu tượng cho tự tánh của tâm, mà tánh này tịch lặng, chiếu sáng và rỗng rang. Câu đầu nói rằng khi tâm bạn trong trẻo, bạn có thể thấy, nghe và nhận biết tánh không của tâm. Câu kế tiếp nghĩa là khi tâm bạn không trong, bạn không thể nhận ra tánh không của tâm. Và Nham Đầu đá ngã chậu nước để cho thấy rằng mọi thứ --- chậu, nước, mặt trăng, ngôi vườn và tất cả các sư trong Thiền viện --- thực sự là nhất thể. Bên trong và ngoài, mọi thứ chính là cái mà tâm bạn thấy, nghe và nhận biết; do vậy, tánh không của tâm bao trùm vạn pháp. Đó là cái Tất Cả mà Đức Phật nói trong Kinh SN 35.23 Sutta.

Nên ghi nhận rằng Đức Phật lịch sử cũng được nhiều vị pháp sư dùng là biểu tượng cho trí tuệ tối thượng và tâm từ bi vô lượng. Trong Kinh SN 1.26 Sutta, Đức Phật nói rằng có bốn nguồn ánh sáng: mặt trời sáng ban ngày, mặt trăng chiếu ban đêm, lửa hỏa hoạn cháy có khi đêm và ngày, nhưng Đức Phật mới là ánh sáng rực rỡ vượt ngoài so sánh.

Thêm nữa, trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 387, Đức Phật nói có năm nguồn ánh sáng: "Mặt trời sáng ban ngày, Mặt trăng sáng ban đêm. Khí giới sáng Sát lỵ, Thiền định sáng Phạm chí. Còn hào quang đức Phật, Chói sáng cả ngày đêm." (Bản dịch của HT Minh Châu).

Trong Kinh AN 1.49-50 Sutta, Đức Phật nói: "Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào." (Bản dịch của HT Thích Minh Châu)

Như thế, có thể dễ dàng hiểu được khái niệm Phật tánh, được nhiều vị Thầy nói rằng đó là bản tâm, vốn là tịch lặng, chiếu sáng, rỗng rang, tuệ giác, bình đẳng và vô ngã.

Xem mục lục