Hồi nãy mình đã nói cái gì? Niệm. Bây giờ đối xử với niệm làm sao? Niệm phải hông? Theo thầy niệm là những làn sóng nó khởi lên trên đại dương tâm của mình, phải hông? Nếu như mình biết được đại dương và mình sống được với đại dương đó, thì tất cả làn sóng này đều là nước hết, là đại dương hết.
Thầy nói vậy đó, tất cả những niệm, bây giờ cái niệm mình khởi, nó có hai ba thứ để mà đàn áp nó, đè nén nó xuống, hay là cái gì đó. Nhưng mà theo thầy không thể nào đè một làn sóng được, ngoài đại dương thì sóng nó luôn luôn khởi, phải hông?
Vấn đề là mình phải thấy sóng chính là đại dương, và khi mình thấy cái đó mình sống thuần thục trong đại dương đó, thì tất cả sóng đều là đại dương, tất cả các niệm đều là Vô niệm.
Mình làm sao mà làm cho hết niệm được? Xin lỗi chớ gần tới ngày chết cũng phải lo hậu sự, biểu mấy đệ tử mua cho tao một cái hòm chôn tao hay đốt gì đó, mình phải có niệm, phải hông? Chớ nó để cả chục ngày ruồi bu kiến đậu, nghĩa là mình phải lo, là mình phải có niệm.
Vấn đề tất cả những niệm đó tất cả những cái sóng đó là nó sanh khởi từ đại dương, nó có trong đại dương và nó tan biến trong đại dương. Khi mình thấy một cách thuần thục vậy, tất cả các sóng đều là đại dương hết. Không đặt ra vấn đề sóng khởi hay không khởi.
Sóng không khởi là đại dương thuần túy, mà sóng khởi thì đó vẫn là đại dương.
_Chỗ này hơi khó chấp nhận đó thầy. Tại vì đa số người tu hành họ nghĩ là không có sóng mới là là…
_Là đại dương.
_Dạ, họ không thể nào thấy khi sóng khởi là đại dương, vì đại dương của họ phải bình lặng đối nghịch với những con sóng. Phải thấy đại dương, thấy nó rỗng rang nó chứa luôn cả sóng thì lúc đó sóng khởi mới là sóng khởi trong đại dương, sóng từ đại dương.
_Bây giờ thầy nói, chuyện tu nè! Như cái cuốn của ngài Karmapa thứ Chín, cuốn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh, là mình phải thấy cái bản tâm của mình, cái tánh của mình khi nó bất động, phải hông? Và thứ hai phải thấy cái bản tánh của mình khi có ý tưởng chuyển động. Nó vẫn là bản tánh thôi, thì mình thuần thục những cái đó tự nhiên nó hiện ra thôi. Chớ đâu phải là chỉ thấy một bề bản tánh của mình khi nó không động? Mà phải thấy cái bản tánh của mình khi có tư tưởng chuyển động, đó mới là tu đó.
_Thưa thầy, theo con biết thì trên thực tế, cái vấn đề thứ hai, là “thấy bản tánh của mình khi tâm chuyển động”, ít có ai ngờ tới trong Phật giáo nó có cái đó, người ta không chú ý tới cái đó, người ta thích tâm thanh tịnh bất động hơn.
_Cuốn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh là cuốn căn bản của phái Kayu trong thực hành, ngài Karmapa bây giờ đó, tu hành là phải vậy, phải thấy cái bản tánh của mình khi tâm bất động và khi tâm chuyển động, nghĩa là có ý tưởng mình vẫn thấy bản tâm của mình, thì lúc đó mình thấy đại dương, mà đại dương lúc đó mình thấy sóng hay không sóng cũng là đại dương.
_Hải, bàn tiếp đi, cái vấn đề là quyển Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh của ngài Karmapa thứ Chín ngài có nói cái bài học thực tập đầu tiên là mình phải thấy bản tâm của mình khi không có tư tưởng, và thứ hai là phải thấy cái bản tâm của mình trong khi có tư tưởng, nó vẫn là cái bản tâm đó.
_Thưa thầy, có quyển sau là Đại Ấn Nhìn Thẳng Tâm của ngài Thrangu giảng giải dựa theo bản Ánh Trăng Đại Ấn của ngài Tashi Namgyal, trong đó dạy cách “Nhìn thấy tư tưởng khởi nó diễn ra như thế nào?” Là khi tham thiền tâm đã an định, hành giả nhận ra bản tánh của tâm khi không có tư tưởng, mình phải tự khởi một tư tưởng nào mà nó mạnh mẽ, nó khó chịu nhất với mình, mình tự khởi lên, mình tự khởi tư tưởng lên để mình quan sát, xem cái tâm an định nãy giờ có bị đánh mất hay không? Nếu mà nó mất, thì mình an định tâm trở lại, rồi mình tiếp tục khởi tâm như vậy, đến lúc nào mình thấy là tâm khởi mà nó vẫn khởi trong an định, thì lúc đó mình thấy sóng tức là nước, đó là một cách.
Cách thứ hai nữa là khi tâm an định, nó không thể nào định lâu được, nó sẽ khởi tưởng lại, khi nó khởi tưởng, mình phải biết nó khởi tưởng ở đâu, diễn tiến và nó diệt ở đâu? Nếu mình biết được nguồn gốc của khởi tưởng nó khởi ở đâu diễn tiến và diệt ở đâu, rõ ràng thì mình biết khởi tưởng chính là Vô niệm, khởi tưởng chính là thiền định. Bản chất của tâm bản chất của khởi tưởng là Vô Niệm.
_Thì cái cuốn mà Chơn Tâm Trực Thuyết, của ngài Phổ Chiếu cũng nói vậy, mình tu hành tới một lúc nào đó mình phải nghĩ tưởng ra nhiều cái kỳ cục nữa, và tìm cách làm sao mà dung nhiếp được cái đó.
Lúc đó nó khởi sóng lớn hơn nhưng mà khi mình biết được cái đại dương rồi, thì đại dương nào cũng chứa được sóng lớn hết.
Thành ra khi bắt đầu tu, nếu như theo ngài Karmapa, đó là lúc đầu mình thấy bản tâm mình khi không có khởi niệm, thứ hai tiến tới một bậc nữa là thấy bản tâm mình khi nó khởi niệm, khi nó chuyển động, thì hồi nãy thầy có nói vậy đó, trong mọi cách, theo thầy thì cái quan trọng nhất là phải thấy cái tánh mình, thấy cái đại dương, chớ không phải là chuyện dẹp sóng.
Khi mình thấy đại dương thật sự, nhuần nhuyễn với nó rồi, thì có sóng hay không có sóng gì vẫn là đai dương.
Cái mà bao trùm hết, cái mà dung nhiếp hết mình dùng chữ xưa là cái tánh, mà mấy vị thiền sư hay dùng là đại dương với sóng. Đại dương mình hiểu là cái tánh đó, cái tánh trùm hết. Và đi tới vấn đề nếu tướng khởi lên thì sao? Khi mà mình đã thuần thục trong cái tánh đó rồi thì khi tướng khởi lên, tướng đó cũng là tánh, chớ mình không thể nào trốn cái tướng được. Mình ở cõi này là dục giới, dục giới là có tướng. Thành ra mình không thể trốn cái tướng, cái vấn đề làm sao thấy được cái tánh và cái tánh đó nó dung nhiếp được cái tướng vô trong đó, chớ một ngày mình sống biết bao nhiêu tướng. Như hồi sáng chỗ này không có người nào, bây giờ nhiều người, thì cái tướng nó thay đổi luôn luôn hà, cái tánh nó nhiếp được hết.
Bởi vậy trong kinh Pháp Hoa nó gọi là Thật tướng của tất cả các pháp là vậy đó, thật tướng của tất cả các pháp nó là cái bản tánh của tất cả các pháp, cái thật tướng đó, cái bản tánh đó, nó dung nhiếp được tất cả các pháp hết, chớ không phải là không có các pháp đâu. Có các pháp nhưng nó dung nhiếp. Trong đó có rất nhiều sóng nhưng mà đại dương nó dung nhiếp hết. Sóng khởi lên nó tan trong đại dương, nó khởi lên nó tan trong đại dương.
Thành ra cái quan trọng nhất là mình tu làm sao là tu chính cái đại dương đó, chớ không phải tu là đi dẹp sóng.
Tu cái đại dương đó, muốn tu cái đại dương đó trước hết mình phải thấy nó cái đã, thấy nó rồi mình sống với nó cho nó quen thuộc, quen thuộc, quen lắm rồi thì đại dương đó nó tự làm việc lấy.
Nói theo như sư bà Đại Hạnh của Hàn Quốc đó là anh phải thấy cái chủ nhân Không, để cho chủ nhân Không làm việc lấy chớ còn mình không dẹp nổi tất cả các hình tướng, tất cả các niệm của mình không cách gì mình dẹp được hết.
Mình phải thấy được cái chủ nhân Không đó, rồi mình sống với chủ nhân Không đó, rồi sau đó từ đó chủ nhân Không đó lo liệu hết, tới đâu thôn tín đó, sanh ra bao nhiêu thì tánh Không thôn tín được hết. Là sắc tức thị Không đó, chớ mình tu trên cái sắc biết chừng nào xong? Cái sắc này diệt thì cái sắc kia sanh. Mình tu cái căn bản, cái nền tảng là cái tánh Không đó, khi mà tánh Không nó nhuẫn nhuyễn rồi bất chấp là sắc gì nó vẫn dung nhiếp được, nó vẫn tiêu dung được hết.
_Thưa thầy tu làm sao để nhận ra tánh Không?
_Thì tánh Không nó vốn ở nơi tâm mình, Trước khi anh khởi niệm, trước khi anh có một ý tưởng, thì đó là tánh Không, bây giờ mình phải làm sao mình nhìn cho ra chớ.
Và khi mình thuần thục chút nữa là ngay khi ý tưởng nó khởi lên nó vẫn còn có đó nó vẫn là tánh Không, và khi ý tưởng nó tiêu tan mất, nó tiêu tan mất trong tánh Không. Mình phải quan sát vậy, lâu ngày thấy cái tánh Không thôi.
Thành ra bây giờ quan trọng nhất là trước khi tư tưởng khởi, đó là tánh Không.
_Nhưng mà trong tâm mình lúc nào cũng phiền não hết rồi làm sao thưa thầy?
_Theo thầy, cái phiền não nó khởi lên từ đâu? Phiền não nó khởi lên từ tánh Không, có mặt trong tánh Không và tiêu tan trong tánh Không thành ra khi mình thấy phiền não mình thấy tánh Không liền, như bài kinh mình vẫn đọc thuộc lòng, sắc tức thị Không, thấy sắc là mình thấy Không liền.
Vừa thấy sắc là thấy Không liền không có lôi thôi gì nữa, thành ra cái phiền não của mình mình nói phiền não, chớ phiền não đó mình sẽ thấy là nó sanh trong hư không thôi, cũng như hoa đốm trên trời nó sanh từ đâu? Nó sanh từ bầu trời, từ hư không trên trời thôi. Vừa thấy cái hoa đốm này thì biết đó là bầu trời, không có bầu trời không có hoa đốm, còn hoa đốm là cái nghiệp của mình, phải hông? Nghiệp mỗi người nó thấy khác nhau nhưng tất cả nó đều nằm trên cái hư không của mỗi người, và cái hư không đó chính là thực tại giải thoát.
Trong kinh có nói đó: khi kiến tướng phi tướng tức kiến Như Lai, phải hông? Là mình thấy một cái tướng chẳng phải là tướng, thì đó tức là thấy Như Lai, là thấy cái bản tánh. Không phải là tướng thì đó là tánh chớ gì nữa?
Mình cứ quan sát tiếp tục cái tâm mình, quan sát miết cho thấu thấu tới tận nguồn tận tột đáy thôi, thì mình sẽ quan sát. Nó gọi là hồi quang phản chiếu, mình sẽ đi rồi mình sẽ tới cái mà gọi là bản tâm, cái bản tánh của tâm, từ đó mọi sự nó sinh ra và khi mà mình đã nắm được cái nguồn của nó rồi thì mình đâu có sợ sóng nữa, mình nắm được cái đại dương rồi mình đâu có sợ sóng nữa. Mình đã nắm được cái nguồn rồi mình đâu có sợ những cái thứ khác, vì những thứ khác đều lưu xuất từ cái nguồn đó ra thôi, quan trọng nhất là phải nắm được cái nguồn, và mình đi sâu đi sâu cho tới cái bản tâm của mình, mình thấy trong đó, trong đó như ngài Huệ Năng nói là “Bản lai vô nhất vật”, xưa nay không có một vật gì hết, còn tâm mình phải hiểu là nó huyền ảo, như anh nào hồi nãy nói hễ có vật là phiền não hết.
Khi mà mình đã tới cái chỗ mà bản lai vô nhất vật, cái bản tâm của mình, bổn lai vô nhất vật thì mình sẽ thấy những vật đều là như huyễn.
Thành ra phải đi tới đi tới cho tận cùng!
Tánh Hải Kính ghi
Matthieu Ricard là Tiến sĩ về tế bào di truyền, học trò của Francois Jacob. Matthieu Ricard đã quyết định đi theo đạo Phật và trở thành một trong những nhà sư
AI TRI ÂM ÐÓ MẶN MÀ VỚI AI Thiền là Bát Nhã. Và Bát Nhã là giải thoát. Ðạo Phật, dầu nhìn ở mức độ nào hay khía cạnh nào cũng phải có
_ Từ hôm qua đến giờ, anh em có gì cần hỏi thì mình hỏi._Thưa thầy con người tu trong đời này quan trọng nhất là làm sao giải quyết bài toán
Giác Ngộ - Nhận lời mời của Giám đốc Hệ thống phát hành Văn hóa phẩm Phật giáo Hoàng Thần Tài, chúng tôi đến tham dự tiệc buffet chào mừng Lễ hội Losar – Lễ
_Dạ thưa, lần đầu tiên thì con có tham gia học, thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác, trong kỳ pháp đàm vừa rồi thì thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác;
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt